Giải Bài 2 trang 96 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạoGieo hai con xúc xắc cân đối. Hãy so sánh xác suất xảy ra của các biến cố sau: A: “Tổng số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc là số chẵn”, B: “Số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc đều bằng 6”, C: “Số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc bằng nhau". Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Đề bài Gieo hai con xúc xắc cân đối. Hãy so sánh xác suất xảy ra của các biến cố sau: A: “Tổng số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc là số chẵn”, B: “Số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc đều bằng 6”, C: “Số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc bằng nhau". Phương pháp giải - Xem chi tiết Ta tính xác suất xảy ra các biến cố A,B,C sau đó so sánh các biến cố Lời giải chi tiết Tổng số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc chỉ có thể là số chẵn hoặc số lẻ nên \(P(A) = \frac{1}{2}\). Số chấm xuất hiện ở mặt trên một con xúc xắc bằng 6 có xác suất xuất hiện là \(\frac{1}{6}\). Do đó số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc đều bằng 6 có xác suất xuất hiện là \(\frac{1}{6}.\frac{1}{6}=\frac{1}{36}\) hay \(P(B) =\frac{1}{36}\). Có 6 trường hợp số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc bằng nhau tức mặt trên hai con xúc xắc cùng xuất hiện 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm hoặc 6 chấm. Vì xác suất xuất hiện số chấm ở mặt trên hai con xúc xắc đều bằng 6 là \(\frac{1}{36}\) nên \(P(C) = 6 . \frac{1}{36} = \frac{1}{6}\). Ta thấy \(\frac{1}{2}>\frac{1}{6}>\frac{1}{36}\) nên P(A) > P(B) > P(C).
Quảng cáo
|