I. Em đọc truyện "Cái lẹm móc cua của bà"Em đọc truyện "Cái lẹm móc cua của bà" trang 27, 28, 29 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 7. Hôm nay chủ nhật, cả nhà đều được nghỉ. Bố Liên công tác ở Viện Khoa học, mẹ dạy học ở trường Trung học phổ thông,.... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Gợi ý 1 Tại sao mẹ Liên lại rủ Liên ra đồng bắt cua ? Phương pháp giải: Xem đoạn: "Đây là chuyện lịch sử của gia đình … vào cuốn gia phả". Lời giải chi tiết: Mẹ Liên rủ con gái đi bắt cua bởi vì, Liên là một người rất nhát, mẹ muốn Liên tự tin hơn. Hơn nữa, hôm nay là ngày giỗ của bà nội, mẹ Liên đã đưa con đi bắt cua để tưởng nhớ về công ơn, truyền thống lịch sử của gia đình Liên bởi ngày xưa, bà nội bắt cua để nuôi cả gia đình. Gợi ý 2 Hình ảnh cái lẹm móc cua của bà nội mà bố mẹ Liện giữ gìn và đặt trên bàn thờ nói lên điều gì ? Lời giải chi tiết: Hình ảnh cái lẹm móc cua của bà nội mà bố mẹ Liên giữ gìn và đặt trên bàn thờ nói lên rằng gia đình Liên biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của ông bà tổ tiên. Nó là kỉ vật mà bà nội đã nuôi sống và giúp bố mẹ Liên có căn nhà khang trang để ở. Từ đó thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn to lớn của gia đình Liên đối với ông bà tổ tiên. Gợi ý 3 Vì sao khi nghe mẹ kể về bà nội bắt cua, Liên thấy tự hào về bà nội của mình và lại có ý định học bắt cua ? Lời giải chi tiết: Liên cảm thấy tự hào bởi vì nhờ có bà nội mà gia đình Liên mới có ngày hôm nay, nhờ sự chăm chỉ, nhờ công việc bắt cua hàng ngày của bà. Công việc đó tưởng chừng như đơn giản nhưng chứa đựng biết bao tình yêu thương, sự đảm đang, chịu khó của bà dành cho bố mẹ Liên. Và cũng giống như bố mẹ, Liên thương bà, Liên muốn được giống như bà, giữ gìn truyền thống ấy của bà. Em đọc truyện Hướng dẫn đọc : Truyện này nếu tổ chức đọc ở lớp nên dùng hình thức đóng vai : người dẫn truyện, mẹ Liên và Liên. Nếu đóng vai tốt sẽ giúp người nghe hiểu rõ hơn nội dung truyện. CÁI LẸM MÓC CUA CỦA BÀ Hôm nay chủ nhật, cả nhà đều được nghỉ. Bố Liên công tác ở Viện Khoa học, mẹ dạy học ở trường Trung học phổ thông, anh Quang học ở Trường Đại học Y, còn Liên học năm cuối của trường Tiểu học ở xã. Thấy Liên vừa dậy, mẹ bảo : - Buổi nay, hai mẹ con ra cánh đồng làng bắt cua. Liên ngỡ ngàng hỏi lại mẹ : - Đi bắt cua hở mẹ ? Mẹ nói rành rọt thêm : - Hai mẹ con cùng đi. Liên hơi nhíu đôi lông mày : - Con có biết bắt cua đâu ? Mẹ nói dứt khoát : - Vì thế hôm nay con phải học ! Nghe mẹ nói vậy, Liên chột dạ : Năm học qua, Liên không đạt học sinh giỏi, hay là bố mẹ để Liên nghỉ học, chuyển sang học bắt cua ? Liên lặng im không dám hỏi thêm. Khi mẹ chuẩn bị xong dụng cụ, nào cái giỏ, cái que móc cua (gọi là cái lẹm) với bộ quần áo lao động, hai mẹ con đi ra đồng. Trên đường đi, Liên lo lắm. Từ bé Liên chưa dám thò tay bắt một con gì, nhất là cua vì sợ nó quắp. Da tay Liên thuộc loại mỏng, chạm vào vật gì hơi rắn là bị rát. Tính Liên nhát, trông thấy con chuột, con cua là sợ rúm. Thế mà đi bắt nó Nghĩ vậy, Liên bỗng rùng mình. Đến ruộng, mẹ bảo Liên : - Con hãy đứng trên bờ và xem mẹ bắt cua thế nào ! Mẹ lội xuống ruộng, bới làn cỏ, tìm mà cua (hang cua). Tay vừa đưa cái lẹm vào mà cua, mẹ giật lùi lại ngay : - Ơ ! Rắn ! Liên hốt hoảng : - Mẹ có sao không ? Mẹ bảo: - Rắn nước lành, loại rắn này không cắn người. - Mẹ lại thản nhiên, tìm mà cua khác rồi lôi ra một con cua kềnh, tóm gọn và bỏ ngay vào giỏ. Với động tác nhanh gọn, mẹ bắt được rất nhiều cua. Liên cảm thấy mẹ giỏi quá! Vừa đưa cái lẹm móc cua vào, loáng một cái, tay mẹ nhón ngay đuợc con cua bỏ vào giỏ. Liên thấy thú vị với việc "bắt cua" của mẹ. Bỗng mẹ gọi : - Liên ! Con xuống đây ! Chỗ này có nhiều mà cua lắm. Chẳng chần chừ, Liên lội ngay xuống. Mẹ đưa cho Liên cái lẹm. Mẹ dặn: Cứ theo cách làm của mẹ là bắt đuợc. Liên đưa chiếc lẹm vào và lôi ra một chú cua ló khỏi mà. Liên tóm chặt lấy chú cua kềnh to, giơ lên cho mẹ xem, rồi bỏ vào giỏ. Mẹ cười khen : - Con của mẹ bạo tay đấy và có lộc ngay trong buổi "nhập nghề" đầu tiên. Chú cua bị tóm bất ngờ không kịp giương càng chống cự. Mẹ nhìn vào giỏ cua : - Đầy giỏ rồi, mẹ con ta về thôi ! Chiều nay làm giỗ bà nội, về ngay để còn chuẩn bị. Trên đường về, Liên hỏi mẹ : - Mẹ học bắt cua từ bao giờ, mà mẹ là cô giáo lại biết bắt cua thành thạo thế ? Mẹ bước chậm lại, giọng ấm áp : - Đây là chuyện lịch sử của gia đình ta. Xưa bà nội kể lại : Ông nội mất sớm, bố con còn nhỏ, nhà lại nghèo, bà nội phải đi bắt cua nuôi bố con ăn học. Sau bố con học hết Đại học, đi làm nhưng lương còn ít, bà nội vẫn đi bắt cua. Cả khi mẹ lấy bố con rồi, bà nội càng đi bắt cua nhiều hơn. Vào những ngày chủ nhật, bà bảo mẹ đi bắt cua cùng để cố thêm tiền sửa chữa nhà cửa. Bà nội rất chịu khó, suốt ngày ở ngoài đồng. Bà thuộc từng bờ ruộng mà cua. Đến khi bị ốm nặng, bà dặn lại: "Cái que móc cua gọi là cái lẹm, các con giữ lại cái đó làm ra bát cơm, trang sách cho nhà ta đấy. Mai đây mẹ mất đi, vào ngày giỗ mẹ các con cúng thêm cho mẹ bát canh cua nhé"! Khi bà nội mất, bố mẹ giữ gìn cái lẹm móc cua đó trong chiếc hộp gỗ sơn son đặt trên bàn thờ và bố con ghi "lịch sử kỉ vật" cái lẹm móc cua vào cuốn gia phả. Hôm nay, ngày giỗ bà, mẹ con ta bát đuợc giỏ cua đầy, nấu bát canh cúng bà. Nghe mẹ kể, Liên thấy tự hào về bà nội của mình. Liên bảo mẹ: - Mẹ đưa giỏ cua để con đeo, mai đây con làm gì cũng nên học bắt cua để nhớ đến bà nội của mình. Đeo giỏ cua bên sườn, tay cầm chiếc lẹm móc cua, Liên bước đi tung tăng hào hứng trên đường về nhà. VĂN TUẾ Loigiaihay.com
Quảng cáo
|