Bài 1: Đồng hồ Mặt Trời trang 90, 91 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạoNói về hình dáng và lợi ích của một chiếc đồng hồ em thích. Lúc nhỏ, Niu-tơn thích làm gì? Nhờ đâu Niu-tơn nghĩ đến việc chế tạo một chiếc đồng hồ? Giới thiệu chiếc đồng hồ do Niu-tơn làm. Khi chế tạo đồng hồ xong, Niu-tơn đã làm gì? Vì sao? Đặt một tên khác cho bài đọc. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ. Đọc 4 - 6 dòng thơ em thích và chia sẻ với bạn lí do. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung
Phần I
Phương pháp giải: Em hãy quan sát các đồng hồ trên và nói theo gợi ý sau: Chiếc đồng hồ em thích có hình gì? Màu sắc của nó ra sao? Chiếc đồng hồ mang lại lợi ích gì? Lời giải chi tiết: 1. Đồng hồ báo thức: Hình dáng: có dạng hình tròn Lợi ích: nhắc em dậy đúng giờ 2. Đồng hồ đeo tay: Hình dáng: mặt tròn, có dây đeo dài Lợi ích: giúp em đeo vào tay và có thể luôn biết được thời gian trong ngày bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu để em làm việc được đúng giờ hơn. 3. Đồng hồ treo tường: Hình dáng: có nhiều hình dạng khác nhau (học sinh tự nói về hình dáng đồng hồ mà em biết) Lợi ích: nhắc em và mọi người biết thời gian trong ngày 4. Đồng hồ cát: Hình dáng: gồm hai bình thủy tinh được nối với nhau bằng một eo hẹp, để cát mịn chảy từ bình này sang bình kia qua eo nối, với một tốc độ nhất định Lợi ích: cho em biết thời gian trong một ngày làm việc Phần II Đồng hồ Mặt Trời 1. Lúc nhỏ, I-sắc Niu-tơn là cậu bé ít nói nhưng rất thích tìm tòi, sáng chế. Cậu thường xuyên tự thiết kế và làm ra các đồ chơi tinh xảo. 2. Năm hơn mười tuổi, trên đường đi học, Niu-tơn quan sát thấy bóng của mình cứ chạy dài ở đằng trước. Đến trưa thì cái bóng ngắn lại. Buổi chiều, cái bóng đổi hướng và lại dài ra. Mấy ngày liền đều như vậy, cậu cảm thấy Mặt Trời chuyển động có quy luật. Hằng ngày, cậu "đuổi theo" bóng nắng khắp nơi, ghi lại sự thay đổi vị trí của bóng mình theo từng giờ. 3. Từ những điều quan sát được, Niu-tơn đã chế tạo một chiếc đồng hồ bóng nắng có hình tròn. Mặt đồng hồ có khắc nhiều vạch, ở giữa cắm một cái que. Nhờ bóng que đổ xuống các vạch khác nhau mà có thể biết được lúc đó là mấy giờ. Cậu chỉ vào một vạch và nói với bà:
“Khi bóng đổ xuống đây thì bà có thể biết là cháu đã tan học." 4. Sau khi làm xong, Niu-tơn đặt đồng hồ ở giữa làng để nó bao giờ cho mọi người. Mỗi lần nhìn thấy "đồng hồ Niu-tơn", mọi người lại nhớ đến cậu bé khéo tay, thông minh của làng mình. Minh Đức tổng hợp (:) Sáng chế: tạo ra một sản phẩm trước đó chưa có. I-sắc Niu-tơn (Isaac Newton Jr, 1642 - 1727): nhà khoa học vĩ đại người Anh. Đồ chơi tinh xảo: đồ chơi có những chi tiết nhỏ, phức tạp và độ chính xác cao. Câu 1
Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để biết lúc nhỏ, Niu-tơn thích làm gì. Lời giải chi tiết: Lúc nhỏ, I-sắc Niu-tơn rất thích tìm tòi, sáng chế. Cậu thường xuyên tự thiết kế và làm ra các đồ chơi tinh xảo. Câu 2
Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai và tìm xem nhờ đâu Niu-tơn nghĩ đến việc chế tạo một chiếc đồng hồ. Lời giải chi tiết: Năm hơn mười tuổi, trên đường đi học, Niu-tơn quan sát thấy bóng của mình cứ chạy dài ở đằng trước. Đến trưa thì cái bóng ngắn lại. Buổi chiều, cái bóng đổi hướng và lại dài ra. Mấy ngày liền đều như vậy, cậu cảm thấy Mặt Trời chuyển động có quy luật. Hằng ngày, cậu "đuổi theo" bóng nắng khắp nơi, ghi lại sự thay đổi vị trí của bóng mình theo từng giờ. Từ những điều quan sát được, Niu-tơn đã chế tạo một chiếc đồng hồ bóng nắng có hình tròn. Câu 3
Phương pháp giải: Em đọc đoạn văn 3 để giới thiệu chiếc đồng hồ do Niu-tơn làm. Lời giải chi tiết: Niu-tơn đã chế tạo một chiếc đồng hồ bóng nắng có hình tròn. Mặt đồng hồ có khắc nhiều vạch, ở giữa cắm một cái que. Nhờ bóng que đổ xuống các vạch khác nhau mà có thể biết được lúc đó là mấy giờ. Câu 4
Phương pháp giải: Em đọc đoạn 4 để biết khi chế tạo đồng hồ xong, Niu-tơn đã làm gì. Lời giải chi tiết: Sau khi làm xong, Niu-tơn đặt đồng hồ ở giữa làng vì để đó, nó có thể báo giờ cho mọi người. Câu 5
Phương pháp giải: Em dựa vào nội dung bài đọc và nghĩ một tên khác cho bài đọc. Lời giải chi tiết: Em tham khảo các tên sau: Cậu bé thông minh Chiếc đồng hồ kì diệu Sáng chế mới Câu 6
Phương pháp giải: a. Em hãy tìm và đọc một bài thơ về nghề nghiệp, sau đó ghi vào phiếu đọc sách các thông tin sau: Tên bài thơ, tác giả, tên nghề nghiệp và đặt tên khác cho bài thơ. b. Em hãy chọn 4 – 6 dòng thơ em thích và giải thích vì sao em lại thích các câu thơ ấy. Lời giải chi tiết: a. Em có thể tham khảo một số truyện sau: Bài thơ 1: Ông bác sĩ Áo quần ông trắng Mũ cũng trắng tinh Ông cười tươi tắn Rất đỗi thiện tình.
Ông săn sóc bệnh Ân cần hỏi han Thuốc ông mang đến Vết thương chóng lành. Nguyễn Lãm Thắng Tên bài thơ: Ông bác sĩ Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng Tên nghề nghiệp: bác sĩ Tên khác cho bài thơ: Làm bác sĩ, nghề chữa bệnh. Bài thơ 2: Bé làm họa sĩ Bé muốn làm họa sĩ Để vẽ ông mặt trời Với những tia nắng ấm Sáng rực khắp muôn nơi
Bé thích làm họa sĩ Để vẽ cô và mẹ Mẹ có đôi mắt tròn Còn cô cười rất tươi. Tạ Minh Thùy Tên bài thơ: Bé làm họa sĩ Tác giả: Tạ Minh Thùy Tên nghề nghiệp: Họa sĩ Tên khác cho bài thơ: Họa sĩ, Ước mơ của bé, họa sĩ tí hon. b. Bài tham khảo 1: Bài thơ “Ông bác sĩ” Các dòng thơ em thích: Ông săn sóc bệnh Ân cần hỏi han Thuốc ông mang đến Vết thương chóng lành Em thích các dòng thơ trên vì các dòng thơ miêu tả bác sĩ khám bệnh cho mọi người. Bác sõ rất ân cần khi chăm sóc bệnh nhân giúp cho bệnh nhân chóng khỏi bệnh. Bài tham khảo 2: Bài thơ “Bé làm họa sĩ” Các dòng thơ em thích: Bé thích làm họa sĩ Để vẽ cô và mẹ Mẹ có đôi mắt tròn Còn cô cười rất tươi. Em thích các dòng thơ trên vì những dòng thơ đã thể hiện tình cảm của bé dành cho cô và mẹ. Em muốn làm họa sĩ để vẽ những người em yêu thương.
Quảng cáo
|