Phân tích văn bản Xúy Vân giả dại - CD

Thuộc loại hình sân khấu dân gian, chèo được hình thành và phát triển ở nước ta từ rất sớm. Những vở chèo nổi tiếng nhất có thể kể đến như: Quan âm Thị Kính, Kim Nhan…những vở chèo không chỉ nhằm mục đích giải trí mà thông qua vở chèo các tác giả dân gian đã gửi gắm biết bao quan niệm về nhân sinh.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo

Thuộc loại hình sân khấu dân gian, chèo được hình thành và phát triển ở nước ta từ rất sớm. Những vở chèo nổi tiếng nhất có thể kể đến như: Quan âm Thị Kính, Kim Nhan…những vở chèo không chỉ nhằm mục đích giải trí mà thông qua vở chèo các tác giả dân gian đã gửi gắm biết bao quan niệm về nhân sinh. Chèo đối với cuộc sống của con người đã trở nên vô cùng quen thuộc, chẳng những vậy mà nhà văn Nguyễn Bính cũng từng viết:

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay… ”

Trong những trích đoạn chèo hay và nổi tiếng nhất có thể kể đến, đó chính là Xúy Vân giả dại. Trích đoạn chèo này thuộc vở chèo Kim Nham, nói về việc Xúy Vân có những dan díu bất chính với tình nhân là Trần Phương khi chồng vắng nhà. Để có thể đến được với Trần Phương, Xúy Vân đã quyết định giả dại để làm lí do có thể li hôn với Kim Nhan.

Ở phần mở đầu, Xúy Vân xuất hiện với những tiếng hát và hành động quay cuồng, tâm trạng nửa tỉnh nửa mê, nửa ngây nửa dại. Xúy Vân đã cất tiếng hát than thở với bà Nguyệt về tình duyên của mình, sau đó Xúy Vân đã mượn hình ảnh con đò tình duyên để nói về mình, một người phụ nữ mòn mỏi chờ chồng, hạnh phúc dang dở.

“Tôi là đò, đò nhỏ có thưa
Tôi càng chờ, càng đợi, càng trưa chuyến đò”

Tuy lời hát xuất phát từ trạng thái nửa tỉnh nửa ngây nhưng qua lời hát ấy chúng ta vẫn có thể cảm nhận được tâm trạng đầy đau khổ, day dứt của một cô gái đang lo lắng trước tuổi xuân đang trôi qua, hình ảnh của cô gái ấy như một người lữ khách đứng trên bến đò vắng nhưng chưa thấy bóng dáng con đò.

Ở những câu hát tiếp theo, dưới hình thức của những câu thơ lục bát biến thể, Xúy Vân đã thể hiện được tâm trạng của một người con gái đã có chồng, tự do bị trói buộc, mọi thứ đều phải phụ thuộc vào chồng. Muốn qua sông lần nữa thì phải dứt bỏ tình duyên cũ với chồng:

Chẳng nên gia thất thì về
Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười”

Xúy Vân không phủ định mà thừa nhận tình cảm đổi thay của mình, cô gái ấy luôn khát khao tình yêu và có một niềm tin mãnh liệt vào một tương lai đầy hạnh phúc với tình nhân mới củy mình.

“Gió giăng thì mặc gió giăng
Đôi ta chỉ quyết đạo hằng với nhau”

Hình ảnh Xúy Vân mạnh mẽ tìm đến tình yêu của mình đã từng bị coi là hành vi phá bỏ những giá trị đạo đức phong kiến, phá vỡ đạo tam tòng tứ đức, trở thành một người nổi loạn chẳng quá cũng vì quá khát khao tình yêu và đắm chìm trong tình yêu ấy đến nỗi không thể thoát ra được.

Sau những tâm sự, trước tiếng hỏi của vai diễn cũng như sự hô ứng của tác giả thì nhân vật Xúy Vân mới bắt đầu giới thiệu về mình:

“Chẳng giấu gì: tôi tên gọi Xúy Vân
Lấy Kim Nhan nhà khó gian truân
Chồng học vắng thầy ngày mong mỏi

Khi đã giới thiệu về bản thân mình. Xúy Vân cũng đã mạnh dạn thừa nhận mình đã phụ tấm lòng của Kim Nhan mà say đắm tình nhân trong hiện tại là Trần Phương, dẫu biết là sai trái nhưng tình cảm nào chịu nghe theo sự chi phối của lí trí:

“Phụ Kim Nham say đắm Trần Phương
Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại”

Nhưng cũng có những lúc Xúy Vân chợt bừng tỉnh khỏi cơn mê để nhận thức được cái dại khờ của mình:

“Rồ này ai bán thì mua
Dại này ai thấy không mơ mẩn tình
Lúc thì giả cách làm thinh
Lúc thì giả dại ra hình làm điên”

Trích đoạn Xúy Vân giả dại đã làm nổi bật lên tâm trạng nhiều đau khổ, day dứt của Xúy Vân, một cô gái đa tình mà đành phụ tình, đi theo tình yêu mới. Tuy nhiên nàng cũng không hề hay biết rằng người mà mình yêu say đắm Trần Phương lại là một tên Sở Khanh không hơn không kém.

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close