Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 28, 29 vở thực hành Toán 7 tập 2

Trong hai biểu thức đại số (P = x.sqrt 2 ) và (Q = 2.sqrt x ), biểu thức nào là một đơn thức? A. P là đơn thức. B. Q là đơn thức. C. Cả P và Q đều là đơn thức. D. Cả P và Q đều không phải là đơn thức.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1

Trả lời Câu 1 trang 28 Vở thực hành Toán 7

Trong hai biểu thức đại số \(P = x.\sqrt 2 \) và \(Q = 2.\sqrt x \), biểu thức nào là một đơn thức?

A. P là đơn thức.

B. Q là đơn thức.

C. Cả P và Q đều là đơn thức.

D. Cả P và Q đều không phải là đơn thức.

Phương pháp giải:

Đơn thức một biến (gọi tắt là đơn thức) là biểu thức đại số có dạng tích của một số thực với một lũy thừa của biến, trong đó số thực gọi là hệ số, số mũ của lũy thừa của biến được gọi là bậc của đơn thức.

Lời giải chi tiết:

P là đơn thức.

Chọn A

Câu 2

Trả lời Câu 2 trang 29 Vở thực hành Toán 7

Trong hai biểu thức đại số \(M = {x^2} + \frac{1}{{{x^2}}}\) và \(N = 2 + \frac{1}{2}{x^2}\), biểu thức nào là đa thức?

A. M là đa thức.

B. N là đa thức.

C. Cả M và N đều là đa thức.

D. Cả M và N đều không phải là đa thức.

Phương pháp giải:

Đa thức một biến (gọi tắt là đa thức) là tổng của những đơn thức của cùng một biến, mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.

Lời giải chi tiết:

N là đa thức.

Chọn B

Câu 3

Trả lời Câu 3 trang 29 Vở thực hành Toán 7

Cho hai đa thức \(P =  - 3{x^2} + 2{x^3} - {x^2} + 1\) và \(Q = 4 - 3x + {x^2} + x + {x^3}\). Trong hai đa thức đã cho, đa thức nào là đa thức thu gọn?

A. P là đa thức thu gọn.

B. Q là đa thức thu gọn.

C. Cả hai đều là đa thức thu gọn.

D. Cả hai đều không phải là đa thức thu gọn.

Phương pháp giải:

Đa thức thu gọn là đa thức không chứa hai đơn thức nào cùng bậc.

Lời giải chi tiết:

Đa thức P có hai đơn thức cùng bậc là \( - 3{x^2}; - {x^2}\) nên P không là đa thức thu gọn.

Đa thức Q có hai đơn thức cùng bậc là \( - 3x;x\) nên Q không là đa thức thu gọn.

Do đó, cả P và Q đều không phải là đa thức thu gọn.

Chọn D

Câu 4

Trả lời Câu 4 trang 29 Vở thực hành Toán 7

Xác định bậc và hệ số cao nhất của đa thức \(F = {x^5} + 5 - 2x + 0,5{x^4} - {x^5} + 6{x^3}\).

A. Đa thức F có bậc là 5, hệ số cao nhất là 1.

B. Đa thức F có bậc là 4, hệ số cao nhất là 0,5.

C. Đa thức F có bậc là 3, hệ số cao nhất là 6.

D. Đa thức F có bậc là 5, hệ số cao nhất là -1.

Phương pháp giải:

Cho một đa thức. Khi đó:

+ Bậc của hạng tử có bậc cao nhất gọi là bậc của đa thức.

+ Hệ số của hạng tử có bậc cao nhất gọi là hệ số cao nhất.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(F = {x^5} + 5 - 2x + 0,5{x^4} - {x^5} + 6{x^3} = \left( {{x^5} - {x^5}} \right) + 5 - 2x + 0,5{x^4} + 6{x^3} = 5 - 2x + 0,5{x^4} + 6{x^3}\)

Đa thức F có bậc là 4, hệ số cao nhất là 0,5.

Chọn B

Câu 5

Trả lời Câu 5 trang 29 Vở thực hành Toán 7

Trong hai số 2 và -2, số nào là nghiệm của đa thức \(F = 3{x^2} + 5x - 2\) và số nào là nghiệm của đa thức \(G = 3{x^2} - 5x - 2\)?

A. 2 là nghiệm của đa thức F, còn -2 là nghiệm của đa thức G.

B. 2 và -2 đều là nghiệm của đa thức F.

C. -2 là nghiệm của đa thức F, còn 2 là nghiệm của đa thức G.

D. 2 và -2 đều là nghiệm của đa thức G.

Phương pháp giải:

Nếu tại \(x = a\) (a là một số), giá trị của một đa thức bằng 0 thì ta gọi a (hay \(x = a\)) là một nghiệm của đa thức đó.

Lời giải chi tiết:

Với \(x = 2\) ta có: \(F = {3.2^2} + 5.2 - 2 = 20\) nên 2 không là nghiệm của đa thức F.

Với \(x =  - 2\) ta có: \(F = 3.{\left( { - 2} \right)^2} + 5.\left( { - 2} \right) - 2 = 0\) nên -2 là nghiệm của đa thức F.

Với \(x = 2\) ta có: \(G = {3.2^2} - 5.2 - 2 = 0\) nên 2 là nghiệm của đa thức G.

Với \(x =  - 2\) ta có: \(G = 3.{\left( { - 2} \right)^2} - 5.\left( { - 2} \right) - 2 = 20\) nên -2 không là nghiệm của đa thức G.

Chọn C

  • Giải bài 1 (7.5) trang 29 vở thực hành Toán 7 tập 2

    a) Tính (left( {frac{1}{2}{x^3}} right).left( { - 4{x^2}} right)). Tìm hệ số và bậc của đơn thức nhận được. b) Tính (frac{1}{2}{x^3} - frac{5}{2}{x^3}). Tìm hệ số và bậc của đa thức nhận được.

  • Giải bài 2 trang 29, 30 vở thực hành Toán 7 tập 2

    Tính: a) (left( { - 0,5x} right).left( {3{x^2}} right).left( { - 4{x^3}} right)); b) (4,7{x^4} - sqrt 9 {x^4} + 0,3{x^4}).

  • Giải bài 3 (7.6) trang 30 vở thực hành Toán 7 tập 2

    Cho hai đa thức: (Aleft( x right) = {x^3} + frac{3}{2}x - 7{x^4} + frac{1}{2}x - 4{x^2} + 9) và (Bleft( x right) = {x^5} - 3{x^2} + 8{x^4} - 5{x^2} - {x^5} + x - 7). a) Thu gọn và sắp xếp hai đa thức trên theo lũy thừa giảm của biến. b) Tìm bậc, hệ số cao nhất và hệ số tự do của mỗi đa thức đã cho.

  • Giải bài 4 (7.7) trang 30 vở thực hành Toán 7 tập 2

    Cho hai đa thức: (Pleft( x right) = 5{x^3} + 2{x^4} - {x^2} + 3{x^2} - {x^3} - 2{x^4} - 4{x^3}) và (Qleft( x right) = 3x - 4{x^3} + 8{x^2} - 5x + 4{x^3} + 5). a) Thu gọn và sắp xếp hai đa thức trên theo lũy thừa giảm của biến. b) Sử dụng kết quả câu a để tính P(1), P(0), Q(-1) và Q(0).

  • Giải bài 5 (7.8) trang 31 vở thực hành Toán 7 tập 2

    Người ta dùng hai máy bơm để bơm nước vào một bể chứa nước. Máy thứ nhất bơm mỗi giờ được (22{m^3}) nước. Máy thứ hai bơm mỗi giờ được (16{m^3}) nước. Sau khi cả hai máy chạy trong x giờ, người ta tắt máy thứ nhất và để máy thứ hai chạy thêm 0,5 giờ nữa thì bể nước đầy. Hãy viết đa thức (biến x) biểu thị dung tích của bể (left( {{m^3}} right)), biết rằng trước khi bơm, trong bể có (1,5{m^3}). Tìm hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức đó.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close