Bài 2.6, 2.7, 2.8, 2.9, 2.10 trang 98, 99 SBT toán 6 tập 2

Giải bài 2.6, 2.7, 2.8, 2.9, 2.10 trang 98, 99 sách bài tập toán 6. Vẽ góc mOn bằng 100 độ. Vẽ tiếp góc mOx bằng 90 độ và tia Ox ở trong góc mOn .....

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài II.6

Vẽ mOn^=100 (h.bs.8). Vẽ tiếp mOx^=90 và tia Ox ở trong góc mOn. Vẽ tiếp mOy^=10 và tia Oy ở trong góc mOn. Vẽ tiếp Oz là tia phân giác của góc mOn. Khi đó số đo của góc xOz bằng bao nhiêu?

(A) 10;                                       (B) 40;

(C) 50;                                       (D) 80.

Phương pháp giải:

Áp dụng các tính chất : 

+ Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox có hai tia Oy,Oz mà xOy^<xOz^ thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox,Oz.

+ Nếu tia Oy nằm giữa hai tia OxOz thì xOy^+yOz^=xOz^.

Lời giải chi tiết:

Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Om ta có mOx^<mOn^ (90<100) nên tia Ox nằm giữa hai tia OmOn

mOx^+xOn^=mOn^

xOn^=mOn^mOx^=10090=10

Vì Oz là tia phân giác của góc mOn nên nOz^=mOn^2=1002=50

Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia On ta có nOx^<nOz^ (10<50) nên tia Ox nằm giữa hai tia OnOz

nOx^+xOz^=nOz^

xOz^=nOz^nOx^=5010=40

Chọn đáp án (B) 40. 

Bài II.7

Biết rằng hai góc mOnnOp kề bù, hơn nữa mOn^=5nOp^. Khi đó  

(A)mOn^=30, nOp^=150;

(B)mOn^=150, nOp^=30;

(C)mOn^=144, nOp^=36;

(D)mOn^=36, nOp^=144.

Phương pháp giải:

Áp dụng định nghĩa : Hai góc kề bù là hai góc kề nhau và có tổng số đo bằng 180.

Lời giải chi tiết:

Vì hai góc mOnnOp kề bù nên ta có :

mOn^+nOp^=180

Thay mOn^=5nOp^ ta được :

5nOp^+nOp^=180

nOp^(5+1)=180

6.nOp^=180

nOp^=180:6

nOp^=30

mOn^=5nOp^=5.30=150.

Chọn đáp án (B)mOn^=150, nOp^=30.

Bài II.8

Trên đường tròn tâm O bán kính R(R>0) lấy 5 điểm M,N,P,Q,S. Khi đó số các cung có hai đầu mút lấy trong số các điểm đã cho bằng

(A) 20;                                          (B) 10;

(C) 40;                                          (D) 200.

Phương pháp giải:

Vẽ hình theo yêu cầu đề bài, từ đó xác định các cung có hai đầu mút lấy trong số các điểm đã cho.

Lời giải chi tiết:

Ta có hình vẽ : 

 

Đếm các cung tạo thành ta có:

Số các cung có hai đầu mút lấy trong số các điểm đã cho là 20.

Hoặc ta sử dụng:

Với n2 điểm phân biệt trên đường tròn thì tạo thành n.(n1) cung tròn.

Từ đó với 5 điểm phân biệt thì số cung tròn tạo thành là 5.(51)=20 cung. 

Chọn đáp án (A) 20.

Bài II.9

Cho hình bs.9. Khi đó

(A) MP=MQ=MN=PQ

(B) MP=MQ=NQ=NP

(C) MP=MQ=NP=PQ

(D) MP=MQ>NQ=NP

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ đã cho để xác định các đoạn thẳng bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

Quan sát hình vẽ đã cho ta thấy hai đường tròn bằng nhau nên MP=MQ=NQ=NP (vì cùng bằng bán kính).

Chọn đáp án (B)  MP=MQ=NQ=NP

Bài II.10

Tam giác MNP có MP=6cm, MN=PN=5cm. Góc MNx kề bù với góc góc MNP. Điểm Q trên tia Nx sao cho NQ=NM (h.bs.10). Khi đó độ dài của đoạn thẳng PQ bằng

(A) 5;                                            (B) 6;

(C) 8;                                            (D) 10.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức cộng độ dài: Nếu C nằm giữa AB thì AC+CB=AB

Lời giải chi tiết:

Vì góc MNx kề bù với góc góc MNP nên hai tia NPNx đối nhau.

Mà điểm Q trên tia Nx nên N nằm giữa PQ

Suy ra: PQ=PN+NQ=5+5=10cm

Đáp án đúng (D) 10.

Loigiaihay.com

  • Bài 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 trang 97, 98 SBT toán 6 tập 2

    Giải bài 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 trang 97, 98 sách bài tập toán 6. Cho nửa mặt phẳng có bờ chứa là đường thẳng a và 3 điểm M, N, P (phân biệt). Nếu hai điểm M, N khác phía với đường thẳng a và hai điểm N, P ....

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

close