Giải bài tập Chiều sông Thương trang 27 vở thực hành ngữ văn 7

Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Chiều sông Thương:

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1

Bài tập 1 (trang 27 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Chiều sông Thương:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, từ đó tìm ra nét đặc sắc về nghệ thuật

Lời giải chi tiết:

Thể thơ

năm chữ

Từ ngữ

giản dị, dễ hiểu, sử dụng một số địa danh.

Cách gieo vần

Vần liền

Ngắt nhịp

2/3, 3/2 linh hoạt.

Biện pháp tu từ

so sánh, điệp ngữ, nhân hoá.

Hình ảnh

nắng thu đang trải đầy
đã trăng non múi bưởi
bên cầu con nghé đợi
cả chiều thu sang sông.

Bài tập 2

Bài tập 2 (trang 27 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Vẻ đẹp của sông Thương khi chiều buông:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, tìm ra chi tiết miêu tả vẻ đẹp của sông Thương khi chiều buông.

Lời giải chi tiết:

Vẻ đẹp của sông Thương khi chiều buông được nhìn một cách rất rộng, từ cảnh vật tới con người:

+ hoa Quan họ nở tím bên sông Thương

+ đám mây trên Việt Yên/rủ bóng về Bố Hạ

+ nước màu đang chảy ngoan

+ mạ đã thò lá mới

+ sắp vàng hoe bốn bên

+ mấy cô coi máy nước/ mắt dài như dao cau

+ con sông màu nâu, màu biếc

+ nắng thu đang trải đầy

+ trăng non múi bưởi

Bài tập 3

Bài tập 3 (trang 28 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

 Cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ về sông thương, về quê hương quan họ:

- Về sông Thương:

- Về quê hương quan họ:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản. từ đó nêu khái quát được cảm xúc suy nghĩ của nhà thơ về sông thương, về quê hương của họ

Lời giải chi tiết:

Cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ về sông Thương, về quê hương quan họ đó là: cảm xúc nhẹ nhàng, và đầy tự hào đối với vùng “đất quê mình thịnh vượng”. Bên cạnh đó, tác giả cũng có những suy nghĩ về con người nơi đây hết sức chân phương, giản dị. Qua cảm nhận về cảnh vật, con người, ta thấy tác giả là một người có tình yêu mến thiên nhiên, quê hương tha thiết.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close