Bài 5 trang 89 SBT sử 12

Giải bài tập 5 trang 89 sách bài tập Lịch sử 12. Tóm tắt diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Quảng cáo

Đề bài

Trình bày tóm tắt diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại mục III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

Lời giải chi tiết

* Diễn biến

- Ở khu căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng, Giải phóng quân phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng đập tan chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng.

- Ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì, Đảng đề ra khẩu hiệu "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói". Khẩu hiệu đã đáp ứng nguyện vọng của quần chúng, tạo nên phong trào đấu tranh mạnh mẽ.

- Từ đó, phong trào cách mạng lên cao: biểu tình, khởi nghĩa vũ trang, thành lập chính quyền ở nhiều địa phương

- Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa, thành lập chính quyền cách mạng (11-03), tổ chức đội du kích Ba Tơ.

* Ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Cao trào kháng Nhật cứu nước đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng tham gia, rèn luyện cho quần chúng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt, sức mạnh quần chúng tăng lên vượt bậc, quần chúng sẵn sàng hành động khi thời cơ đến.

- Đây là một cuộc tập dượt vĩ đại để đưa quần chúng tiến lên Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

- Cao trào có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

- Qua cao trào kháng Nhật cứu nước, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị đều phát triển nhanh chóng vượt bậc, lực lượng địch suy yếu nghiêm trọng đưa thời cơ Tổng khởi nghĩa nhanh chóng đến chín muồi.

- Nhờ sự phát triển của cách mạng qua cào trào kháng Nhật cứu nước nên nhân dân ta đã chớp được thời cơ “ngàn năm có một” để Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

Loigiaihay.com

 


  • Bài 6 trang 89 SBT sử 12

    Giải bài tập 6 trang 89 sách bài tập Lịch sử 12. Hoàn cảnh tiến hành hội nghị toàn quốc của Đảng (ngày 14 và 15 - 8 -1945) và Đại hội Quốc dân (ngày 16 và 17 - 8 - 1945)

  • Bài 7 trang 90 SBT sử 12

    Giải bài tập 7 trang 90 sách bài tập Lịch sử 12. Sự nhạy bén về chính trị của Đảng được thể hiện như thế nào trong giai đoạn 1939 - 1940

  • Bài 4 trang 88 SBT sử 12

    Giải bài tập 4 trang 88 sách bài tập Lịch sử 12. Quá trình chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

  • Bài 3 trang 87 SBT sử 12

    Giải bài tập 3 trang 87 sách bài tập Lịch sử 12. So sánh Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939 và Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941)

  • Bài 2 trang 86 SBT sử 12

    Giải bài tập 2 trang 86 sách bài tập Lịch sử 12. So sánh tình hình Việt Nam những năm 1936 -1939 với những năm 1939 -1945

Quảng cáo
close