Giải Bài 3 trang 35 sách bài tập toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạoChọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: Quảng cáo
Đề bài Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: a) \(\sqrt 3 \) ∈ I b) \(\sqrt {25} \) ∈ I c) \(-\pi \in I\) d) \(\sqrt {\dfrac{{100}}{{47}}} \) ∈ Q Phương pháp giải - Xem chi tiết Ta sử dụng định nghĩa về các tập hợp số \(\mathbb{Q}\) và \(\mathbb{I}\) Lời giải chi tiết a) Ta có: \(\sqrt 3 \)≈1,732050808... nên \(\sqrt 3 \) được biểu diễn dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Suy ra \(\sqrt 3 \) là số vô tỉ hay \(\sqrt 3 \)∈ I. Do đó a) đúng. b) Ta có 52 = 25 và 5 > 0 nên \(\sqrt {25} \)=5. Suy ra \(\sqrt {25} \) là số hữu tỉ, mà số hữu tỉ không phải số vô tỉ nên \(\sqrt {25} \)∉ I. Do đó b) sai. c) Ta có: \(-\pi\) ≈ -3,141592654... nên \(-\pi\) được biểu diễn dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Suy ra \(-\pi\) là số vô tỉ hay \(-\pi \in I\). Do đó c) đúng. d) Ta có: \(\sqrt {\dfrac{{100}}{{47}}} \) ≈1,458649915... nên \(\sqrt {\dfrac{{100}}{{47}}} \) được biểu diễn dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Suy ra \(\sqrt {\dfrac{{100}}{{47}}} \)là số vô tỉ, mà số vô tỉ không là số hữu tỉ. Do đó d) sai. Vậy phát biểu đúng là a và c.
Quảng cáo
|