Bài 2 trang 121 SBT sử 12

Giải bài 2 trang 121 sách bài tập Lịch sử 12. So sánh chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và "Chiến tranh đặc biệt"

Quảng cáo

Đề bài

Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) và "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965).

- Giống nhau:

- Khác nhau:

Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965)

Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968)

.............

...............

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại mục III. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam và mục 1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

Lời giải chi tiết

So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) và "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965)

* Giống nhau:

- Mục tiêu chiến tranh: Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân Việt Nam, đều nhằm chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, làm bàn đạp tấn công miền Bắc và phản kích phe XHCN từ Đông Nam Á.

- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nên đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.

- Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh.

- Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân.

- Kết quả: đều bị thất bại.

* Khác nhau:

Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965)

Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968)

- Lực lượng: lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn.

- Quy mô: Miền Nam.

- Thủ đoạn: "Ấp chiến lược" là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách.

 

- Lực lượng: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.

- Quy mô: vừa bình định Miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.

- Thủ đoạn: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm "tìm diệt" và "bình định".

* Về tính chất ác liệt:

- Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri.

- Sau chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.

Loigiaihay.com

  • Bài 3 trang 121 SBT sử 12

    Giải bài 3 trang 121 sách bài tập Lịch sử 12. So sánh chiến lược "Chiến tranh cục bộ và "Việt Nam hoá chiến tranh"

  • Bài 4 trang 122 SBT sử 12

    Giải bài 4 trang 122 sách bài tập Lịch sử 12. Trình bày ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

  • Bài 5 trang 122 SBT sử 12

    Giải bài 5 trang 122 sách bài tập Lịch sử 12. So sánh Hiệp định Giơnevơ 1954 và Hiệp định Pari 1973

  • Bài 1 trang 117 SBT sử 12

    Giải bài 1 trang 117 sách bài tập Lịch sử 12. Hãy khoanh tròn chữ cái truớc ý đúng

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close