Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Trong các hidroxit dưới đây, hidroxit nào có tính lưỡng tính?

  • A
    NaOH
  • B
    KOH
  • C
    LiOH
  • D
    Al(OH)3
Câu 2 :

Nguyên tử Ne (Z=10) và các ion Na+ (Z=11), F- (Z=9) có:

  • A
    Số electron bằng nhau.
  • B
    Số nơtron bằng nhau.  
  • C
    Số khối bằng nhau. 
  • D
    Số proton bằng nhau. 
Câu 3 :

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng…

  • A
    số lớp electron   
  • B
    số electron ở lớp ngoài cùng    
  • C
    số electron
  • D
    số electron hóa trị
Câu 4 :

Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang

  • A

    F, O, Li, Na.

  • B

    F, Na, O, Li.          

  • C

    F, Li, O, Na.             

  • D

    Li, Na, O, F.

Câu 5 :

Cấu hình e của ion X2+ là 1s22s22p6s23p63d6. Trong BTH các NTHH, nguyên tố X thuộc:

  • A

    Chu kì 4, nhóm VIIIA                

  • B

    Chu kì 4, IIA

  • C

    Chu kì 3, VIA                            

  • D

    Chu kì 4, VIIIB

Câu 6 :

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:

  • A

    Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

  • B

    Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì truớc.

  • C

    Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

  • D

    Sự lặp lại tính chất hoá học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Câu 7 :

Kí hiệu hóa học biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của nguyên tố hóa học vì nó cho biết:

  • A
    số A và số hiệu nguyên tử Z     
  • B
    số electron và số p
  • C
    nguyên tử khối của nguyên tử             
  • D
    Số hiệu nguyên tử
Câu 8 :

Nguyên tử R có 38 hạt mang điện và 20 hạt không mang điện, kí hiệu nào sau đây đúng?

  • A
    \({}_{38}^{80}{\rm{R}}\)
  • B
    \({}_{19}^{39}R\)
  • C
    \({}_{{\rm{19}}}^{{\rm{20}}}{\rm{R}}\)
  • D
    \({}_{20}^{40}{\rm{R}}\)
Câu 9 :

Biết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố có thể xác định được các yếu tố nào sau đây?

1. Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn (STT; chu kì; nhóm).

2. Tính chất hóa học của nguyên tố.

3. Công thức oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng.

4. So sánh tính chất hóa học với các nguyên tố khác.

5. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố.

6. Tính số p, n.

  • A

    1, 2, 4, 5.    

  • B

    1, 2, 3, 4.    

  • C

    1, 2, 5, 6.  

  • D

    1, 2, 3, 6

Câu 10 :

Cho X có cấu hình e: [Ne]3s23p4. Hỏi X thuộc nguyên tố nào?

  • A
    s
  • B
    p
  • C
    d
  • D
    f
Câu 11 :

Nội dung của mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử là:

  • A
    Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.
  • B
    Trong nguyên tử, các lectron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tròn.
  • C
    Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo hình bầu dục.
  • D
    Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định nhưng quỹ đạo có hình dạng bất kì.
Câu 12 :

Các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử là:

  • A
    proton, electron và notron. 
  • B
    proton, electron.
  • C
    proton, notron.  
  • D
    electron, notron.
Câu 13 :

Cho các nhận định sau về cấu hình electron:

(1) Các electron được điền từ phân lớp có mức năng lượng cao tới phân lớp có mức năng lượng thấp.

(2) Các electron tối đa trong phân lớp s và p lần lượt là 1 và 3.

(3) Các electron được sắp xếp vào các obitan sao cho số electron độc thân là lớn nhất.

(4) Các electron trong cùng một obitan cùng quay theo một trục và một chiều xác định.

Số nhận định chính xác là:

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 14 :

Tổng số hạt của phân tử XY là 45. Tổng số hạt của phân tử XY2 là 69. Trong các nguyên tử X, Y đều có số hạt proton bằng số hạt nơtron. Giá trị đúng nhất với số khối của X, Y là

  • A

    AX = 22; AY = 23.

  • B

    AX = 21; AY = 24.

  • C

    AX = 14; AY = 16.

  • D

    AX = 12; AY = 16.

Câu 15 :

Một kim loại M có số khối A = 54. Tổng số các hạt cơ bản trong nguyên tử M là 80. Kim loại M là

  • A

    Cr.      

  • B

    Mn.     

  • C

    Fe.      

  • D

    Al.

Câu 16 :

Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng phần trăm các đồng vị trong X bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Nguyên tử khối trung bình của X là:

  • A
    12
  • B
    12,5.
  • C
    13
  • D
    14
Câu 17 :

Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất?

  • A

    Lớp K.

  • B

    Lớp L.

  • C

    Lớp M.

  • D

    Lớp N.

Câu 18 :

Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có số electron độc thân là lớn nhất?

  • A
    Cl (Z = 17)       
  • B
     Ca (Z =20 )
  • C
    Al (Z = 13)      
  • D
    C (Z = 6)
Câu 19 :

Tổng số các haṭ  trong nguyên tử  của nguyên tố R là 114. Số haṭ  mang điên nhiều hơn số haṭ  không mang điên là 26 hạt. Số khối của R là   

  • A
    144
  • B
    79
  • C
    44
  • D
    35
Câu 20 :

Nguyên tử nguyên tố T có tổng số hạt cơ bản là 31 hạt. Điện tích hạt nhân của T là:

  • A
     10.
  • B
    11.      
  • C
     12.       
  • D
    13
Câu 21 :

Hòa tan hoàn toàn 7,30 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm X, Y (MX < MY) thuộc hai chu kì liên tiếp vào 200 gam nước thu được dung dịch Z và 7,84 lít khí hidro (đktc). Nồng độ phần trăm của YOH trong dung dịch Z là

  • A
    2,904%. 
  • B
    6,389%.           
  • C
    2,894%. 
  • D
    1,670%.
Câu 22 :

Nguyên tử R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np3. Trong hợp chất khí với hidro thì hidro chiếm 17,647% về khối lượng. R là

  • A
    As. 
  • B
    S.
  • C
    N.
  • D
    P.
Câu 23 :

Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro. Trong hợp chất của R với hiđro có tỉ lệ khối lượng:  $\frac{{{\text{m}}_{\text{R}}}}{{{\text{m}}_{\text{H}}}}\text{ }=\text{ }\frac{\text{16}}{\text{1}}$. Không dùng bảng tuần hoàn, cho biết kí hiệu của nguyên tử R.

  • A

    ${}_{15}^{32}R$      

  • B

    ${}_{16}^{32}R$ 

  • C

    ${}_{13}^{32}R$     

  • D

    ${}_{14}^{32}R$

Câu 24 :

Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5. Hợp chất khí với Hiđro của nguyên tố này chứa 8,82% hiđro về khối lượng. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì:

  • A

    3

  • B

    2

  • C

    4                                        

  • D

    5

Câu 25 :

Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là

  • A

    Zn

  • B

    Cu

  • C

    Mg

  • D

    Fe

Câu 26 :

X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?

  • A

    Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.

  • B

    Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.

  • C

    Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.

  • D

    Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.

Câu 27 :

Hai nguyên tố X và Y cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm IIIA  (ZX + ZY = 51). Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Kim loại X không khử được ion Cu2+ trong dung dịch.

  • B

    Hợp chất với oxi của X có dạng X2O7..

  • C

    Trong nguyên tử nguyên tố X có 25 proton.

  • D

    Ở nhiệt độ thường X không khử được H2O

Câu 28 :

Nguyên tử M có phân lớp mức năng lượng cao nhất là 3d7. Tổng số electron của nguyên tử M là:

  • A
    24
  • B
    25
  • C
    27
  • D
    29
Câu 29 :

Nguyên tố Mg có 3 loại đồng vị có số khối lần lượt là: 24, 25 và 26. Trong 5000 nguyên tử Mg thì có 3930 đồng vị 24, 505 đồng vị 25, còn lại là đồng vị 26. Hãy tính khối lượng nguyên tử trung bình của Mg

  • A

    24,998                             

  • B

    25,527                               

  • C

    25,103                               

  • D

    24,327

Câu 30 :

Bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử Fe lần lượt là 1,28A và 56 gam/mol. Biết rằng trong tinh thể, các nguyên tử Fe chiếm 74% thể tích, phần còn lại là rỗng. Khối lượng riêng của Fe là

  • A

    10,59.

  • B

    7,84.

  • C

    10,54.

  • D

    11,35.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các hidroxit dưới đây, hidroxit nào có tính lưỡng tính?

  • A
    NaOH
  • B
    KOH
  • C
    LiOH
  • D
    Al(OH)3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ghi nhớ một số hidroxit có tính lưỡng tính thường gặp như: Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)3, Pb(OH)2, ...

Lời giải chi tiết :

Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính.

Câu 2 :

Nguyên tử Ne (Z=10) và các ion Na+ (Z=11), F- (Z=9) có:

  • A
    Số electron bằng nhau.
  • B
    Số nơtron bằng nhau.  
  • C
    Số khối bằng nhau. 
  • D
    Số proton bằng nhau. 

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử Ne (Z=10) và các ion Na(Z=11), F(Z=9) đều có 10e.

Câu 3 :

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng…

  • A
    số lớp electron   
  • B
    số electron ở lớp ngoài cùng    
  • C
    số electron
  • D
    số electron hóa trị

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số electron hóa trị.

Câu 4 :

Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang

  • A

    F, O, Li, Na.

  • B

    F, Na, O, Li.          

  • C

    F, Li, O, Na.             

  • D

    Li, Na, O, F.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

3Li: 1s22s1 → chu kì 2, nhóm IA

8O: 1s22s22p4 → chu kì 2, nhóm VIA

9F: 1s22s22p5 → chu kì 2, nhóm VIIA

11Na: 1s22s22p63s1 → chu kì 3, nhóm IA

→ Vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn theo sơ đồ sau:

→ Bán kính nguyên tử tăng dần: F < O < Li < Na    

Câu 5 :

Cấu hình e của ion X2+ là 1s22s22p6s23p63d6. Trong BTH các NTHH, nguyên tố X thuộc:

  • A

    Chu kì 4, nhóm VIIIA                

  • B

    Chu kì 4, IIA

  • C

    Chu kì 3, VIA                            

  • D

    Chu kì 4, VIIIB

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Viết cấu hình e của X2+ => cấu hình e của X 

=> vị trí của X

Lời giải chi tiết :

Cấu hình e của X2+ 1s22s22p6s23p63d=> cấu hình e của X là 1s22s22p6s23p63d64s

=> Z =26, chu kì 4 nhóm VIIIB vì e cuối cùng điền vào phân lớp d.

Câu 6 :

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:

  • A

    Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

  • B

    Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì truớc.

  • C

    Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

  • D

    Sự lặp lại tính chất hoá học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do: Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

Câu 7 :

Kí hiệu hóa học biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của nguyên tố hóa học vì nó cho biết:

  • A
    số A và số hiệu nguyên tử Z     
  • B
    số electron và số p
  • C
    nguyên tử khối của nguyên tử             
  • D
    Số hiệu nguyên tử

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đáp án A.

Câu 8 :

Nguyên tử R có 38 hạt mang điện và 20 hạt không mang điện, kí hiệu nào sau đây đúng?

  • A
    \({}_{38}^{80}{\rm{R}}\)
  • B
    \({}_{19}^{39}R\)
  • C
    \({}_{{\rm{19}}}^{{\rm{20}}}{\rm{R}}\)
  • D
    \({}_{20}^{40}{\rm{R}}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kí hiệu hóa học của nguyên tố là  với A là số khối, Z là số hiệu nguyên tử.

Từ đó ta viết được kí hiệu hóa học của nguyên tố R.

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử R có 38 hạt mang điện và 20 hạt không mang điện nên số proton= Z= 38 : 2= 19 và số notron = 20.

Số khối A= Z + N= 19 + 20= 39.

Vậy kí hiệu đúng là R.

Câu 9 :

Biết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố có thể xác định được các yếu tố nào sau đây?

1. Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn (STT; chu kì; nhóm).

2. Tính chất hóa học của nguyên tố.

3. Công thức oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng.

4. So sánh tính chất hóa học với các nguyên tố khác.

5. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố.

6. Tính số p, n.

  • A

    1, 2, 4, 5.    

  • B

    1, 2, 3, 4.    

  • C

    1, 2, 5, 6.  

  • D

    1, 2, 3, 6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết bài sự biến đổi tính chất của các nguyên tố hóa học

Lời giải chi tiết :

Biết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố có thể xác định được

1. Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn (STT; chu kì; nhóm).

2. Tính chất hóa học của nguyên tố.

3. Công thức oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng.

4. So sánh tính chất hóa học với các nguyên tố khác.

Câu 10 :

Cho X có cấu hình e: [Ne]3s23p4. Hỏi X thuộc nguyên tố nào?

  • A
    s
  • B
    p
  • C
    d
  • D
    f

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Electron cuối cùng (theo phân mức năng lượng) được điền vào phân lớp nào thì nguyên tố thuộc họ đó.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy e cuối cùng được điền vào phân lớp p nên X là nguyên tố p

Câu 11 :

Nội dung của mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử là:

  • A
    Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.
  • B
    Trong nguyên tử, các lectron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tròn.
  • C
    Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo hình bầu dục.
  • D
    Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định nhưng quỹ đạo có hình dạng bất kì.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.

Câu 12 :

Các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử là:

  • A
    proton, electron và notron. 
  • B
    proton, electron.
  • C
    proton, notron.  
  • D
    electron, notron.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

=>C

Câu 13 :

Cho các nhận định sau về cấu hình electron:

(1) Các electron được điền từ phân lớp có mức năng lượng cao tới phân lớp có mức năng lượng thấp.

(2) Các electron tối đa trong phân lớp s và p lần lượt là 1 và 3.

(3) Các electron được sắp xếp vào các obitan sao cho số electron độc thân là lớn nhất.

(4) Các electron trong cùng một obitan cùng quay theo một trục và một chiều xác định.

Số nhận định chính xác là:

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhận định đúng là:

(3) Các electron được sắp xếp vào các obitan sao cho số electron độc thân là lớn nhất.

(1) sai. Các electron được điền từ phân lớp có mức năng lượng thấp tới cao

(2) sai. Các electron tối đa trong phân lớp s và p lần lượt là 2 và 6.

(4) sai. Các electron trong cùng một obitan quay theo 2 chiều ngược nhau.

Câu 14 :

Tổng số hạt của phân tử XY là 45. Tổng số hạt của phân tử XY2 là 69. Trong các nguyên tử X, Y đều có số hạt proton bằng số hạt nơtron. Giá trị đúng nhất với số khối của X, Y là

  • A

    AX = 22; AY = 23.

  • B

    AX = 21; AY = 24.

  • C

    AX = 14; AY = 16.

  • D

    AX = 12; AY = 16.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tổng số hạt của phân tử XY là 45 => PX + EX + NX + PY + EY + NY = 2PX + NX + 2PY + NY

+) Tổng số hạt của phân tử XY2 là 69 => PX + EX + NX + 2.(PY + EY + NY) = 2PX + NX + 2.(2PY + NY)

+) Trong X và Y đều có số hạt P = số hạt N

Lời giải chi tiết :

Tổng số hạt của phân tử XY là 45 => PX + EX + NX + PY + EY + NY = 45

=> 2PX + NX + 2PY + NY = 45  (1)

Tổng số hạt của phân tử XY2 là 69 => PX + EX + NX + 2.(PY + EY + NY) = 69

=> 2PX + NX + 2.(2PY + NY) = 69  (2)

Từ (1) và (2) => 2PX + NX = 21 và 2PY + NY = 24

Vì trong X và Y đều có số hạt P = số hạt N

=> 2PX + PX = 21 => PX = 7

2PY + PY = 24 => PY = 8

=> số khối AX = PX + NX = 14 và AY = PY + NY = 16

Câu 15 :

Một kim loại M có số khối A = 54. Tổng số các hạt cơ bản trong nguyên tử M là 80. Kim loại M là

  • A

    Cr.      

  • B

    Mn.     

  • C

    Fe.      

  • D

    Al.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Số khối A = Z + N

+) Tổng số hạt cơ bản của M là 80 => P + E + N = 2Z + N

Lời giải chi tiết :

Số khối A = Z + N = 54  

Tổng số hạt cơ bản của M là 80 => P + E + N = 80 => 2Z + N = 80

=> Z = 26 và N = 28

Có Z = 26 => kim loại M là Fe

Câu 16 :

Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng phần trăm các đồng vị trong X bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Nguyên tử khối trung bình của X là:

  • A
    12
  • B
    12,5.
  • C
    13
  • D
    14

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa đồng vị, công thức tính số khối và công thức tính nguyên tử khối trung bình để tính  nguyên tử khối trung bình của X.

Lời giải chi tiết :

Gọi số hạt proton trong đồng vị X1 là Z, số notron trong đồng vị X1 là N.

Tổng số hạt trong đồng vị X1 là 2Z + N= 18 (1)

Các loại hạt trong X1 bằng nhau nên  Z= N (2)

Giải hệ (1) và (2) ta có Z= N= 6

Số khối của đồng vị X1 là A1= Z+N= 12

Số khối của đồng vị X2 là A2= 6 + 6+2= 14

Biết rằng phần trăm các đồng vị trong X bằng nhau . Do đó nguyên tử khối trung bình của X là: (12+14)/2= 13

Câu 17 :

Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất?

  • A

    Lớp K.

  • B

    Lớp L.

  • C

    Lớp M.

  • D

    Lớp N.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lớp e liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất là lớp e ở gần hạt nhân nhất

Lời giải chi tiết :

Electron thuộc lớp K liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất vì lớp K gần với hạt nhân nhất, các electron mang điện (–) bị các proton mang điện (+) trong hạt nhân hút mạnh nhất.

Câu 18 :

Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có số electron độc thân là lớn nhất?

  • A
    Cl (Z = 17)       
  • B
     Ca (Z =20 )
  • C
    Al (Z = 13)      
  • D
    C (Z = 6)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyên tắc xắp electron vào obitan : các electron có xu hướng xắp xếp sao cho có nhiều e độc thân nhất

C (Z = 6) : 1s22s22p2 : 2 e độc thân ( phân lớp p có 3 ô obitan mỗi 1 e ở 1 obitan )

Al (Z = 13) : 1s22s22p63s23p1   : 1 e độc thân

Cl (Z = 17) :  1s22s22p63s23p5  : 1 e độc thân  ( 2 cặp e ghép đôi , 1 e độc thân  )

Ca (Z =20 )   :  1s22s22p63s23p64s2: ko có e độc thân  ( phân lớp s có 1 obitan , 2 e đã ghép đôi ) 

Câu 19 :

Tổng số các haṭ  trong nguyên tử  của nguyên tố R là 114. Số haṭ  mang điên nhiều hơn số haṭ  không mang điên là 26 hạt. Số khối của R là   

  • A
    144
  • B
    79
  • C
    44
  • D
    35

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi số p = số e = Z; số n = N

- Tổng số hạt: p + e + n = 2Z + N

- Số hạt mang điện: p + e = 2Z

- Số hạt không mang điện: N

Dựa vào dữ kiện đề bài lập hệ phương trình ẩn Z, N. Giải tìm Z, N

=> Số khối A = Z + N

Lời giải chi tiết :

Gọi số p = số e = Z; số n = N

- Tổng số hạt: p + e + n = 2Z + N

- Số hạt mang điện: p + e = 2Z

- Số hạt không mang điện: N

Theo đề bài ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}
2Z + N = 114\\
2Z - N = 26
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
Z = 35\\
N = 44
\end{array} \right.\)

=> Số khối A = Z + N = 35 + 44 = 79

Câu 20 :

Nguyên tử nguyên tố T có tổng số hạt cơ bản là 31 hạt. Điện tích hạt nhân của T là:

  • A
     10.
  • B
    11.      
  • C
     12.       
  • D
    13

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Với những nguyên tố có p ≤ 82 ta luôn có mối liên hệ: p ≤ n ≤ 1,5p

Lời giải chi tiết :

T có : p + n + e = 2p + n = 31

Mà :

\(1 \le \frac{n}{p} \le 1,5 \Rightarrow 1 \le \frac{{31 - 2p}}{p} \le 1,5 \Rightarrow p \le 31 - 2p \le 1,5p \Rightarrow 8,9 \le p \le 10,3\)

=> p = 9 hoặc p = 10

Xét các phương án thấy p = 10 thỏa mãn.

Câu 21 :

Hòa tan hoàn toàn 7,30 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm X, Y (MX < MY) thuộc hai chu kì liên tiếp vào 200 gam nước thu được dung dịch Z và 7,84 lít khí hidro (đktc). Nồng độ phần trăm của YOH trong dung dịch Z là

  • A
    2,904%. 
  • B
    6,389%.           
  • C
    2,894%. 
  • D
    1,670%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết PTHH và tính toán theo PTHH.

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức chung của 2 kim loại là M

M + H2O → MOH + 0,5 H2

0,7                           ← 0,35 (mol)

M = 7,3/0,7 = 10,43 => Li và Na

Đặt nLi = x; nNa = y (mol) 

\(\left\{ \begin{gathered}
7x + 23y = 7,3 \hfill \\
x + y = 0,7 \hfill \\
\end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}
x = 0,55 \hfill \\
y = 0,15 \hfill \\
\end{gathered} \right.\)

mdd sau phản ứng = mKL + mH2O – mH2 = 7,3 + 200 – 0,35.2 = 206,6 (g)

 \( \to C{\% _{NaOH}} = \dfrac{{0,15.40}}{{206,6}}.100\%  = 2,904\% \)

Câu 22 :

Nguyên tử R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np3. Trong hợp chất khí với hidro thì hidro chiếm 17,647% về khối lượng. R là

  • A
    As. 
  • B
    S.
  • C
    N.
  • D
    P.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hợp chất khí của R với H là: RH3 

\(\begin{gathered}
\% {m_H} = \dfrac{3}{{R + 3}}.100\% = 17,647\% \hfill \\
\to R = 14(N) \hfill \\
\end{gathered} \)

Câu 23 :

Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro. Trong hợp chất của R với hiđro có tỉ lệ khối lượng:  $\frac{{{\text{m}}_{\text{R}}}}{{{\text{m}}_{\text{H}}}}\text{ }=\text{ }\frac{\text{16}}{\text{1}}$. Không dùng bảng tuần hoàn, cho biết kí hiệu của nguyên tử R.

  • A

    ${}_{15}^{32}R$      

  • B

    ${}_{16}^{32}R$ 

  • C

    ${}_{13}^{32}R$     

  • D

    ${}_{14}^{32}R$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Gọi hóa trị cao nhất của R trong oxit là m, hóa trị trong hợp chất với hiđro là n. 

+) tổng hóa trị m và n của các nguyên tố bằng 8 => PT (1)

Theo bài: m = 3n => Pt (2) => m và n

+) Viết công thức hợp chất R với hiđro => $\frac{{{M}_{R}}}{{{M}_{H}}}=\frac{16}{1}$ 

+) Từ điều kiện: P ≤ N ≤ 1,5P => khoảng giá trị của P, tìm P phù hợp

Lời giải chi tiết :

+) Gọi hóa trị cao nhất của R trong oxit là m, hóa trị trong hợp chất với hiđro là n. Ta có: m + n = 8.

Theo bài: m = 3n. Từ đây tìm được m = 6; n = 2.

+) Công thức hợp chất R với hiđro là H2R. Theo bài: $\frac{{{M}_{R}}}{{{M}_{H}}}=\frac{16}{1}$ nên R = 32.

+) Gọi tổng số hạt proton, nơtron của R là P, N. Ta có P + N = 32.

+) Ta có: P ≤ N ≤ 1,5P => P ≤ 32 – P ≤ 1,5P  => 12,8 ≤ P ≤ 16

Mặt  khác, R thuộc nhóm VI (hóa trị cao nhất trong oxit bằng VI) nên dựa vào cấu hình electron khi P = 13, 14, 15, 16 ta thấy P = 16 thỏa mãn.

Vậy kí hiệu của nguyên tử R là: ${}_{16}^{32}R$

Câu 24 :

Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5. Hợp chất khí với Hiđro của nguyên tố này chứa 8,82% hiđro về khối lượng. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì:

  • A

    3

  • B

    2

  • C

    4                                        

  • D

    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Qui tắc bát tử : Hóa trị của R trong hợp chất với Hidro và hóa trị của R trong oxit cao nhất có tổng bằng 8.

+) Từ phần trăm khối lượng của H => MR => R

Lời giải chi tiết :

Qui tắc bát tử : R2O5 => RH3

%mH = $\frac{3}{R+3}$.100% = 8,82%

=> R = 31 => P (Z = 15) : 1s22s22p63s23p3

=> chu kỳ 3

Câu 25 :

Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là

  • A

    Zn

  • B

    Cu

  • C

    Mg

  • D

    Fe

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Y có công thức oxit cao nhất là YO3

=> Y thuộc nhóm

=> nguyên tố Y

+) Từ %M trong MY tính M

Lời giải chi tiết :

Y có công thức oxit cao nhất là YO3

=> Y thuộc nhóm VIA

Mà Y thuộc chu kì 3 => Y là S

Trong phân tử MS có:  $\% M = \dfrac{M}{{M + 32}} \cdot 100\%  = 63,64\%  \to M = 56$

Vậy M là Fe

Câu 26 :

X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?

  • A

    Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.

  • B

    Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.

  • C

    Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.

  • D

    Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Xét các trường hợp:

TH1: X, Y thuộc chu kì 2, 3

=> Quan hệ pX và pY

+) Kết hợp với phương trình tổng số hạt 

=> Giải hệ phương trình. 

TH2: X, Y thuộc chu kì 4, 5, 6, 7

+) Tương tự TH1

Lời giải chi tiết :

X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp

TH1. pY – pX = 1 (X, Y thuộc chu kì 2, 3)

→$\left\{ \begin{gathered}{p_Y} + {p_X} = 33 \hfill \\{p_Y} - {p_X} = 1 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}{p_Y} = 17 \hfill \\{p_X} = 16 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}Y:\,{\text{[}}Ne]3{s^2}3{p^5} \hfill \\X:\,{\text{[}}Ne]3{s^2}3{p^4} \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}Y:\,\,Cl \hfill \\X:\,\,S \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

A sai vì đơn chất X là chất rắn ở điều kiện thường

B sai vì trong 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần

$ \to $ Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X

C sai vì lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 7 electron

TH2. pY – pX = 11 (X, Y thuộc chu kì 4, 5, 6, 7)

→$\left\{ \begin{gathered}{p_Y} + {p_X} = 33 \hfill \\{p_Y} - {p_X} = 11 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}{p_Y} = 22 \hfill \\{p_X} = 11 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}Y:\,{\text{[}}Ne]3{s^2}3{p^6}3{d^2}4{s^2} \hfill \\X:\,{\text{[}}Ne]3{s^1} \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$ \to $Loại vì X, Y không thuộc cùng một chu kì

Câu 27 :

Hai nguyên tố X và Y cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm IIIA  (ZX + ZY = 51). Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Kim loại X không khử được ion Cu2+ trong dung dịch.

  • B

    Hợp chất với oxi của X có dạng X2O7..

  • C

    Trong nguyên tử nguyên tố X có 25 proton.

  • D

    Ở nhiệt độ thường X không khử được H2O

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xét 2 trường hợp:

TH1: Nếu X, Y thuộc chu kì 2, 3

=> ZY –ZX =1

=> ZY , ZX

TH2: Nếu X, Y thuộc chu kì 4, 5 ,6, 7

=> ZY –ZX =1

=> ZY , ZX

Lời giải chi tiết :

TH1: Nếu X, Y thuộc chu kì 2, 3

$\begin{gathered}\to \left\{ \begin{gathered}{Z_X} + {Z_Y} = 51 \hfill \\{Z_Y} - {Z_X} = 1 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}{Z_X} = 25 \hfill \\{Z_Y} = 26 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \hfill \\\to \left\{ \begin{gathered}X:{\text{[Ar}}]3{d^5}4{s^2} \hfill \\Y:{\text{[Ar}}]3{d^6}4{s^2} \hfill \\ \end{gathered}  \right. \hfill \\ \end{gathered} $

→ nhóm B → loại

TH2: Nếu X, Y thuộc chu kì 4, 5 ,6, 7

$\begin{gathered} \to \left\{ \begin{gathered}{Z_X} + {Z_Y} = 51 \hfill \\{Z_Y} - {Z_X} = 11 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}{Z_X} = 20 \hfill \\{Z_Y} = 31 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \hfill \\\to \left\{ \begin{gathered}X:{\text{[Ar}}]4{s^2} \hfill \\Y:{\text{[Ar}}]3{d^{10}}4{s^2}4{p^1} \hfill \\ \end{gathered}  \right. \hfill \\ \end{gathered} $

→ nhóm A  → X là Ca , Y là Ga → B, C, D sai

A đúng vì trong dung dịch Ca kết hợp với nước tạo dung dịch Ca(OH)2 chứ không khử ion Cu2+ trong dung dịch: Ca  +  2H2O $\xrightarrow{{}}$ Ca(OH)2  +  H2

Câu 28 :

Nguyên tử M có phân lớp mức năng lượng cao nhất là 3d7. Tổng số electron của nguyên tử M là:

  • A
    24
  • B
    25
  • C
    27
  • D
    29

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ đề bài viết cấu hình electron nguyên tử M để xác định tổng số electron của nguyên tử M.

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử M có phân lớp mức năng lượng cao nhất là 3d7 nên M có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d74s2.

Tổng số electron của nguyên tử M là 27 e.

Câu 29 :

Nguyên tố Mg có 3 loại đồng vị có số khối lần lượt là: 24, 25 và 26. Trong 5000 nguyên tử Mg thì có 3930 đồng vị 24, 505 đồng vị 25, còn lại là đồng vị 26. Hãy tính khối lượng nguyên tử trung bình của Mg

  • A

    24,998                             

  • B

    25,527                               

  • C

    25,103                               

  • D

    24,327

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính % mỗi đồng vị => tính khối lượng nguyên tử trung bình của Mg theo công thức

$\bar{A}=\frac{\%{{n}_{1}}.{{A}_{1}}+\%{{n}_{2}}.{{A}_{2}}+\%{{n}_{3}}.{{A}_{3}}}{100\%}$

Lời giải chi tiết :

% Mg (24) = 3930 : 5000 . 100% = 78,6 %

% Mg (25) = 505 : 5000 . 100% =  10,1 %

% Mg (26) = 100 – 78,6 – 10,1 = 11,3 %

${{\overline{M}}_{Mg}}=\frac{\%{}^{24}Mg.24+{{\%}^{25}}Mg.25+{{\%}^{26}}Mg.26}{100\%}$= $\frac{78,6\%\,.\,24+10,1\%\,.\,25+11,3\%\,.\,26}{100\%}$= 24,327

Câu 30 :

Bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử Fe lần lượt là 1,28A và 56 gam/mol. Biết rằng trong tinh thể, các nguyên tử Fe chiếm 74% thể tích, phần còn lại là rỗng. Khối lượng riêng của Fe là

  • A

    10,59.

  • B

    7,84.

  • C

    10,54.

  • D

    11,35.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

1 mol = 6,02.1023 nguyên tử Fe nặng 56 gam =>  Khối lượng 1 nguyên tử Fe = m = 56 / (6,02.1023) gam

Thể tích 1 nguyên tử $Fe{\rm{ }} = V = \frac{4}{3}\pi .{R^3}$ \( =  > \,\,d = \frac{m}{V}\)

 

Lời giải chi tiết :

Đổi 1,28\(\mathop A\limits^o \)= 1,28.10-8 cm

1 mol = 6,02.1023 nguyên tử Fe nặng 56 gam =>  Khối lượng 1 nguyên tử Fe = m = 56 / (6,02.1023) gam

Thể tích 1 nguyên tử $Fe{\rm{ }} = V = \frac{4}{3}\pi .{R^3} = \frac{4}{3}\pi .{(1,{28.10^{ - 8}})^3}\,\,c{m^3}$

\( =  > \,\,d = \frac{m}{V} = 10,59\,\,gam/c{m^3}\)

Vì Fe chỉ chiếm 74% thể tích tinh thể nên khối lượng riêng thật sự của Fe = 10,59.0,74 = 7,84 gam/cm3

close