Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 10 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:

  • A
    Mg 
  • B
    CaCO3             
  • C
    Cu 
  • D
    Na2SO3.
Câu 2 :

Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng :

  • A

    CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

  • B

    Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.

  • C

    CaCO3 → CaO + H2O.

  • D

    Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.

Câu 3 :

Dãy các chất sau là hiđrocacbon:

  • A

    CH4, C2H2, C2H5Cl

  • B

    C6H6, C3H4, HCHO

  • C

    C2H2, C2H5OH, C6H12

  • D

    C3H8, C3H4, C3H6

Câu 4 :

Trong các kim loại: Al, Ag, Au, Fe, Cu, thì kim loại dẫn điện tốt nhất là

  • A
    Cu.                  
  • B
    Ag.
  • C
    Al.
  • D
    Au.
Câu 5 :

Chất có phản ứng trùng hợp tạo nên PE là

  • A

    Metan        

  • B

    Amino axit 

  • C

    Etilen      

  • D

    Etanol

Câu 6 :

Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là

  • A
    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. 
  • B
    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
  • C
    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
  • D
    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.
Câu 7 :

Axit axetic có thể làm quỳ tím chuyển sang màu hồng, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại trước H và với muối, bởi vì trong phân tử có chứa

  • A

    nguyên tử O. 

  • B

    3 nguyên tử C, H, O.     

  • C

    nhóm –CH3    

  • D

    có nhóm –COOH.

Câu 8 :

Tính chất vật lý của axetilen là

  • A

    chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

  • B

    chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

  • C

    chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước, nhẹ hơn không khí .

  • D

    chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

Câu 9 :

Chất nào sau đây trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại

  • A

    O2.

  • B

    CO2.   

  • C

    H2O.

  • D

    N2.

Câu 10 :

Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

  • A

    Lỏng và khí    

  • B

    Rắn và lỏng

  • C

    Rắn và khí      

  • D

    Rắn, lỏng, khí

Câu 11 :

Tính chất chung của polime là

  • A

    Chất lỏng, không màu, không tan trong nước.

  • B

    Chất khí, không màu, không tan trong nước.

  • C

    Chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.

  • D

    Chất rắn, không màu, không mùi.

Câu 12 :

Trong phân tử etilen có

  • A

    1 nguyên tử C

  • B

    2 nguyên tử C

  • C

    3 nguyên tử H

  • D

    6 nguyên tử H

Câu 13 :

Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch : glucozơ, hồ tinh bột, rượu etylic. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

  • A

    Dung dịch iot.           

  • B

    Dung dịch axit.

  • C

    Dung dịch iot và dung dịch AgNO3/NH3.

  • D

    Phản ứng với Na.

Câu 14 :

Trong những dãy oxit sau, dãy gồm những chất tác dụng được với nước để tạo ra dung dịch kiềm là:

  • A
    CuO, CaO, Na2O, K2O.
  • B
    CaO, Na2O, K2O, BaO.
  • C
    CuO, Na2O, BaO, Fe2O3.       
  • D
    PbO, ZnO, MgO, Fe2O3.
Câu 15 :

Phản ứng của metan đặc trưng cho liên kết đơn là:

  • A

    Phản ứng cháy

  • B

    Phản ứng cộng

  • C

    Phản ứng thế

  • D

    Phản ứng trùng hợp

Câu 16 :

Glucozơ có những ứng dụng nào trong thực tế?

  • A

    Là chất dinh dưỡng quan trọng  của người và động vật.

  • B

    Dùng để sản xuất dược liệu (pha huyết thanh, sản xuất vitamin).

  • C

    Tráng gương, tráng ruột phích.

  • D

    Tất cả ý trên đều đúng.

Câu 17 :

Thép là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác, trong đó C chiếm khoảng

  • A

    trên 2% 

  • B

    5% đến 10%

  • C

    0,01% đến 2% 

  • D

    Không chứa C

Câu 18 :

Cho rượu etylic nguyên chất tác dụng với kali dư. Số phản ứng hóa học xảy ra là

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D

    4.

Câu 19 :

Xà phòng được điều chế bằng cách nào?

  • A

    Phân hủy chất béo.

  • B

    Thủy phân chất béo trong môi trường axit.

  • C

    Hòa tan chất béo trong dung môi hữu cơ.

  • D

    Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

Câu 20 :

Dẫn 448 ml CO2 (đktc) sục vào bình chứa 100 ml dung dịch KOH 0,25M. Khối lượng hai muối tạo thành là

  • A

    0,85 gam và 1,5 gam.

  • B

    0,69 gam và 1,7 gam.

  • C

    0,85 gam và 1,7 gam.

  • D

    0,69 gam và 1,5 gam.

Câu 21 :

Cho 44,78 gam hỗn hợp A gồm KOH và Ba(OH)2 vào 400 gam dung dịch HCl 7,3% vừa đủ, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 56,065 gam hỗn hợp muối. Nồng độ phần trăm của BaCl2 trong dung dịch X là

  • A

    8,42%.

  • B

    5,34%.

  • C

    9,36%.

  • D

    14,01%.

Câu 22 :

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

  • A

    quỳ tím.

  • B

    dung dịch BaCl2.        

  • C

    dung dịch KCl.

  • D

    dung dịch KOH.

Câu 23 :

Dung dịch chất X có pH > 7 và khi cho tác dụng với dung dịch kali sunfat (K2SO4) tạo ra kết tủa. Chất X là:

  • A

    BaCl2

  • B

    NaOH

  • C

    Ba(OH)2

  • D

    H2SO4

Câu 24 :

Cho 1,3 gam kẽm phản ứng với 14,7 gam dung dịch H2SO4 20%. Khi phản ứng kết thúc khối lượng khí thoát ra là:

  • A

    0,03 gam                  

  • B

    0,06 gam                  

  • C

    0,04 gam                  

  • D

    0,02 gam                  

Câu 25 :

Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là :

  • A

    6,24

  • B

    5,32

  • C

    3,12

  • D

    4,56

Câu 26 :

Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị I và hóa trị II bằng dung dịch HCl thu được dung dịch M và 1,12 lít khí CO2 (đktc). Khi cô cạn dung dich M thu được khối lượng muối khan là:

  • A

    5,55 gam        

  • B

    11,1 gam        

  • C

    16,5 gam

  • D

    22,2 gam

Câu 27 :

Một hợp chất X chứa 3 nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với CTPT. CTPT X là:

  • A

    C7H8O

  • B

    C8H10O

  • C

    C6H6O2

  • D

    C7H8O2.

Câu 28 :

Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt dung dịch saccarozơ, axit axetic, benzen và glucozơ?

  • A

    Dung dịch Ag2O/NH3                  

  • B

    H2O, Quỳ tím, dung dịch Ag2O/NH3

  • C

    Dung dịch HCl                             

  • D

    Quỳ tím, dung dịch NaOH

Câu 29 :

Có bao nhiêu CTPT hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 30?

  • A

    1

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    4

Câu 30 :

Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là

  • A

    39,87%.          

  • B

    77,31%.          

  • C

    29,87%.          

  • D

    49,87%.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:

  • A
    Mg 
  • B
    CaCO3             
  • C
    Cu 
  • D
    Na2SO3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khí nào có phân tử khối nhỏ hơn 29 (g/mol) thì nhẹ hơn không khí

Lời giải chi tiết :

A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑+ H2O

C. Cu + HCl không phản ứng

D. Na2S + 2HCl → CuCl2 + H2S↑

Trong 3 khí H2, CO2, H2S chỉ có khí H2 nhẹ hơn không khí

Câu 2 :

Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng :

  • A

    CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

  • B

    Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.

  • C

    CaCO3 → CaO + H2O.

  • D

    Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quá trình tạo thạch nhũ là quá trình tạo ra CaCO3

Lời giải chi tiết :

Thạch nhũ là CaCO3

Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng :

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

Câu 3 :

Dãy các chất sau là hiđrocacbon:

  • A

    CH4, C2H2, C2H5Cl

  • B

    C6H6, C3H4, HCHO

  • C

    C2H2, C2H5OH, C6H12

  • D

    C3H8, C3H4, C3H6

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dãy các chất sau là hiđrocacbon là: C3H8, C3H4, C3H6

Câu 4 :

Trong các kim loại: Al, Ag, Au, Fe, Cu, thì kim loại dẫn điện tốt nhất là

  • A
    Cu.                  
  • B
    Ag.
  • C
    Al.
  • D
    Au.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thứ tự dẫn điên của kim loại: Ag > Cu> Au > Al > Fe

Lời giải chi tiết :

Thứ tự dẫn điên của kim loại: Ag > Cu> Au > Al > Fe

=> Ag dẫn điện tốt nhất

Câu 5 :

Chất có phản ứng trùng hợp tạo nên PE là

  • A

    Metan        

  • B

    Amino axit 

  • C

    Etilen      

  • D

    Etanol

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất có phản ứng trùng hợp tạo nên PE là etilen

PTHH: nCH2=CH2 $\xrightarrow{{{t}^{o}},\,\,xt}$ (-CH2-CH2-)n

Câu 6 :

Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là

  • A
    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. 
  • B
    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
  • C
    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
  • D
    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại:

- Sắp xếp lại các kim loại theo thức tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học.

Lời giải chi tiết :

- Thứ tự mức hoạt động hóa học của các kim loại trong dãy hoạt động hóa học là:

- Vậy thứ tự sắp xếp đúng là: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

Câu 7 :

Axit axetic có thể làm quỳ tím chuyển sang màu hồng, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại trước H và với muối, bởi vì trong phân tử có chứa

  • A

    nguyên tử O. 

  • B

    3 nguyên tử C, H, O.     

  • C

    nhóm –CH3    

  • D

    có nhóm –COOH.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Axit axetic có thể làm quỳ tím chuyển sang màu hồng, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại trước H và với muối, bởi vì trong phân tử có chứa nhóm –COOH.

Câu 8 :

Tính chất vật lý của axetilen là

  • A

    chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

  • B

    chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

  • C

    chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước, nhẹ hơn không khí .

  • D

    chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lý của axetilen là :

- Là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí (d = $\frac{26}{29}$)

- Ít tan trong nước

Câu 9 :

Chất nào sau đây trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại

  • A

    O2.

  • B

    CO2.   

  • C

    H2O.

  • D

    N2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Trong khí quyển chứa những khí trơ ở nhiệt độ thường, không gây ra sự ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

Chất trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại là N2 vì N2 là khí trơ ở điều kiện thường

Câu 10 :

Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

  • A

    Lỏng và khí    

  • B

    Rắn và lỏng

  • C

    Rắn và khí      

  • D

    Rắn, lỏng, khí

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí

Câu 11 :

Tính chất chung của polime là

  • A

    Chất lỏng, không màu, không tan trong nước.

  • B

    Chất khí, không màu, không tan trong nước.

  • C

    Chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.

  • D

    Chất rắn, không màu, không mùi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tính chất chung của polime là : Chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.

Câu 12 :

Trong phân tử etilen có

  • A

    1 nguyên tử C

  • B

    2 nguyên tử C

  • C

    3 nguyên tử H

  • D

    6 nguyên tử H

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phân tử etilen có CTPT là C2H4

=> trong etilen có 2 nguyên tử C

Câu 13 :

Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch : glucozơ, hồ tinh bột, rượu etylic. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

  • A

    Dung dịch iot.           

  • B

    Dung dịch axit.

  • C

    Dung dịch iot và dung dịch AgNO3/NH3.

  • D

    Phản ứng với Na.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Ban đầu cho dung dịch iot vào cả 3 ống nghiệm, ống nào phản ứng với iot tạo dung dịch xanh đen là hồ tinh bột, 2 ống không hiện tượng là glucozơ và rượu etylic.

- Cho dung dịch AgNO3 trong amoniac vào 2 dung dịch còn lại, dung dịch tạo kết tủa màu trắng bạc là glucozơ, dung dịch không hiện tượng là rượu etylic.

Câu 14 :

Trong những dãy oxit sau, dãy gồm những chất tác dụng được với nước để tạo ra dung dịch kiềm là:

  • A
    CuO, CaO, Na2O, K2O.
  • B
    CaO, Na2O, K2O, BaO.
  • C
    CuO, Na2O, BaO, Fe2O3.       
  • D
    PbO, ZnO, MgO, Fe2O3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ghi nhớ: các oxit của kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ BeO, MgO) tác dụng được với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch bazo

A. loại CuO

B. thỏa mãn

C. loại CuO ; Fe2O3.

D. loại tất cả

Câu 15 :

Phản ứng của metan đặc trưng cho liên kết đơn là:

  • A

    Phản ứng cháy

  • B

    Phản ứng cộng

  • C

    Phản ứng thế

  • D

    Phản ứng trùng hợp

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng của metan đặc trưng cho liên kết đơn là: phản ứng thế

Câu 16 :

Glucozơ có những ứng dụng nào trong thực tế?

  • A

    Là chất dinh dưỡng quan trọng  của người và động vật.

  • B

    Dùng để sản xuất dược liệu (pha huyết thanh, sản xuất vitamin).

  • C

    Tráng gương, tráng ruột phích.

  • D

    Tất cả ý trên đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Glucozơ có những ứng dụng là:

- Là chất dinh dưỡng quan trọng  của người và động vật.

- Dùng để sản xuất dược liệu (pha huyết thanh, sản xuất vitamin).

- Tráng gương, tráng ruột phích.

Câu 17 :

Thép là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác, trong đó C chiếm khoảng

  • A

    trên 2% 

  • B

    5% đến 10%

  • C

    0,01% đến 2% 

  • D

    Không chứa C

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thép là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác, trong đó C chiếm khoảng 0,01% đến 2% 

Câu 18 :

Cho rượu etylic nguyên chất tác dụng với kali dư. Số phản ứng hóa học xảy ra là

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D

    4.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Rượu etylic nguyên chất là C2H5OH => chỉ xảy ra 1 phản ứng với K

2C2H5OH + 2K → 2C2H5OK + H2

Câu 19 :

Xà phòng được điều chế bằng cách nào?

  • A

    Phân hủy chất béo.

  • B

    Thủy phân chất béo trong môi trường axit.

  • C

    Hòa tan chất béo trong dung môi hữu cơ.

  • D

    Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Xà phòng được điều chế bằng cách: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

Câu 20 :

Dẫn 448 ml CO2 (đktc) sục vào bình chứa 100 ml dung dịch KOH 0,25M. Khối lượng hai muối tạo thành là

  • A

    0,85 gam và 1,5 gam.

  • B

    0,69 gam và 1,7 gam.

  • C

    0,85 gam và 1,7 gam.

  • D

    0,69 gam và 1,5 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Xét tỉ lệ: $1 < \frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} < 2$ => phản ứng tạo 2 muối K2CO3 (x mol) và KHCO3 (y mol)

+) Tính số mol CO2 và số mol KOH đã phản ứng theo x và y và lập hệ

Lời giải chi tiết :

${n_{C{O_2}}} = 0,02\,\,mol;\,\,{n_{KOH}} = 0,025\,\,mol$

Xét tỉ lệ: $1 < \frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = \frac{{0,025}}{{0,02}} = 1,25 < 2$ => phản ứng tạo 2 muối K2CO3 (x mol) và KHCO3 (y mol)

CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

  x   ←  2x      ←    x

CO2 + KOH → KHCO3

  y  ←  y    ←       y

Theo PT ta có:  $\sum {{n_{C{O_2}}}} = x + y = 0,02\,\,(1)$

∑nKOH = 2x + y = 0,025   (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,005 mol;  y = 0,015 mol

$ = > {m_{{K_2}C{O_3}}} = 0,005.138 = 0,69\,\,gam;\,\,\,{m_{KHC{O_3}}} = 0,015.100 = 1,5\,\,gam$

Câu 21 :

Cho 44,78 gam hỗn hợp A gồm KOH và Ba(OH)2 vào 400 gam dung dịch HCl 7,3% vừa đủ, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 56,065 gam hỗn hợp muối. Nồng độ phần trăm của BaCl2 trong dung dịch X là

  • A

    8,42%.

  • B

    5,34%.

  • C

    9,36%.

  • D

    14,01%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi số mol KOH và Ba(OH)2 lần lượt là x và y mol => mhỗn hợp A = 56x + 171y = 44,78   (1)

+) từ PTHH => tính số mol mỗi muối theo x, y => mmuối = 74,5x + 208y = 56,065  (2)

+) mdd trước pứ = mhỗn hợp A + mdd HCl

+) Vì sau phản ứng không sinh ra chất khí hay chất kết tủa nên mdd sau pứ = mdd trước pứ

Lời giải chi tiết :

mHCl = 400.7,3% = 29,2 gam

Gọi số mol KOH và Ba(OH)2 lần lượt là x và y mol

=> mhỗn hợp A = 56x + 171y = 44,78   (1)

KOH + HCl → KCl + H2O

  x          →         x

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

   y              →            y

=> mmuối = 74,5x + 208y = 56,065  (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:  $\left\{ \begin{gathered}56x + 171y = 44,78 \hfill \\74,5x + 208y = 56,065 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}x = 0,25 \hfill \\y = 0,18 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

$ = > {n_{BaC{l_2}}} = 0,18\,\,mol\,\, = > {m_{BaC{l_2}}} = 0,18.208 = 37,44\,\,gam$

Ta có mdd trước pứ = mhỗn hợp A + mdd HCl = 44,78 + 400 = 444,78 gam

Vì sau phản ứng không sinh ra chất khí hay chất kết tủa nên mdd sau pứ = mdd trước pứ = 444,78 gam

$= > {\text{ }}C{\% _{BaC{l_2}}} = \frac{{37,44}}{{444,78}}.100\% = 8,42\%$

Câu 22 :

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

  • A

    quỳ tím.

  • B

    dung dịch BaCl2.        

  • C

    dung dịch KCl.

  • D

    dung dịch KOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của mỗi bazơ và tính tan của muối sunfat

Lời giải chi tiết :

Lấy mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.

Cho quỳ tím vào mẫu thử từng chất và quan sát, thấy:

- Những dung dịch làm quỳ tím đổi màu là: NaOH và Ba(OH)2, (nhóm 1).

- Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, Na2SO4 (nhóm 2).

Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy một chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2), nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là Na2SO4. Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm.

Phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaOH

Câu 23 :

Dung dịch chất X có pH > 7 và khi cho tác dụng với dung dịch kali sunfat (K2SO4) tạo ra kết tủa. Chất X là:

  • A

    BaCl2

  • B

    NaOH

  • C

    Ba(OH)2

  • D

    H2SO4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của muối và tính chất hóa học của bazơ

Lời giải chi tiết :

Dung dịch chất X có pH > 7 => X là dung dịch bazơ => loại A và D

Dung dịch X tác dụng với dung dịch K2SO4 tạo kết tủa => X là Ba(OH)2

Ba(OH)2 + K2SO4 → BaSO4 ↓ + 2KOH

Câu 24 :

Cho 1,3 gam kẽm phản ứng với 14,7 gam dung dịch H2SO4 20%. Khi phản ứng kết thúc khối lượng khí thoát ra là:

  • A

    0,03 gam                  

  • B

    0,06 gam                  

  • C

    0,04 gam                  

  • D

    0,02 gam                  

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{Zn}}}}{1}$ và $\frac{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}}{1}$ => phản ứng tính theo chất hết

+)  ${n_{{H_2}}} = {n_{Zn}}\,\, = > \,\,{m_{{H_2}}}$

Lời giải chi tiết :

${m_{{H_2}S{O_4}}} = \frac{{14,7.20}}{{100}} = 2,94\,gam\,\, = > {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,03\,\,mol$

nZn = 0,02 mol

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{Zn}}}}{1} = \frac{{0,02}}{1} < \frac{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}}{1} = \frac{{0,03}}{1}$ => Zn phản ứng hết, H2SO4 dư, tính số mol khí theo Zn

Ta có:

${n_{{H_2}}} = {n_{Zn}} = 0,02\,\,mol\,\, = > \,\,{m_{{H_2}}} = 0,02.2 = 0,04\,\,gam$

Câu 25 :

Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là :

  • A

    6,24

  • B

    5,32

  • C

    3,12

  • D

    4,56

Đáp án : C

Phương pháp giải :

4CO + Fe3O4 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 3Fe + 4CO2

CO + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Cu + CO2

+) ${n_{CO}} = {n_{C{O_2}}} = a\,mol$

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,05 mol       ←       0,05 mol

Bảo toàn khối lượng: ${m_{CO}} + {m_{hh\,F{{\text{e}}_3}{O_4},CuO}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{hh\,kl}}$ => tính m

Lời giải chi tiết :

4CO + Fe3O4 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 3Fe + 4CO2

CO + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Cu + CO2

Từ PTHH ta có: ${n_{CO}} = {n_{C{O_2}}} = a\,mol$

Khí thoát ra khỏi bình dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 5 gam kết tủa CaCO3

$ = > {n_{CaC{{\text{O}}_3}}} = \frac{5}{{100}} = 0,05\,mol$

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,05 mol       ←       0,05 mol

Bảo toàn khối lượng:  ${m_{CO}} + {m_{hh\,F{{\text{e}}_3}{O_4},CuO}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{hh\,kl}}$

=> 0,05.28 + m = 0,05.44 + 2,32 => m = 3,12 gam

Câu 26 :

Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị I và hóa trị II bằng dung dịch HCl thu được dung dịch M và 1,12 lít khí CO2 (đktc). Khi cô cạn dung dich M thu được khối lượng muối khan là:

  • A

    5,55 gam        

  • B

    11,1 gam        

  • C

    16,5 gam

  • D

    22,2 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: ${n_{C{O_2}}} = \frac{{{m_{RC{l_n}}} - {m_{{R_2}{{(C{O_3})}_n}}}}}{{11}}$

=> mRCln = mmuối cacbonat + 11.nCO2

Lời giải chi tiết :

${n_{C{O_2}}} = \frac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05\,mol$

Áp dụng công thức: ${n_{C{O_2}}} = \frac{{{m_{RC{l_n}}} - {m_{{R_2}{{(C{O_3})}_n}}}}}{{11}}$

=> mRCln = mmuối cacbonat + 11.nCO2 = 5 + 11.0,05 = 5,55 gam

Câu 27 :

Một hợp chất X chứa 3 nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với CTPT. CTPT X là:

  • A

    C7H8O

  • B

    C8H10O

  • C

    C6H6O2

  • D

    C7H8O2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) x : y : z = $\frac{{{m}_{C}}}{12}:\frac{{{m}_{H}}}{1}:\frac{{{m}_{O}}}{16}$

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của X là CxHyOz

=> x : y : z = $\frac{{{m}_{C}}}{12}:\frac{{{m}_{H}}}{1}:\frac{{{m}_{O}}}{16}=\frac{21}{12}:\frac{2}{1}:\frac{4}{16}=1,75:2:0,25=7:8:1$

=> CTPT của X là C7H8O (vì CTPT trùng với CTĐGN)

Câu 28 :

Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt dung dịch saccarozơ, axit axetic, benzen và glucozơ?

  • A

    Dung dịch Ag2O/NH3                  

  • B

    H2O, Quỳ tím, dung dịch Ag2O/NH3

  • C

    Dung dịch HCl                             

  • D

    Quỳ tím, dung dịch NaOH

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Cho 4 mẫu thử hòa tan vào nước và quan sát kĩ:

+ Dung dịch không tan trong nước là benzen

+ Các dung dịch còn lại tan trong nước

- Nhúng quỳ tím lần lượt các dung dịch trên:

+ Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là  axit axetic

+ Không làm đổi màu quỳ tím là saccarozơ và glucozơ

- Cho 2 dung dịch còn lại tác dụng với tác dụng với dung dịch Ag2O/NH3:

+ Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là glucozơ

C6H12O6 + Ag2O $\xrightarrow{N{{H}_{3}}}$ C6H12O7 + 2Ag

+ Không có hiện tượng gì là saccarozơ

Câu 29 :

Có bao nhiêu CTPT hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 30?

  • A

    1

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biện luận nghiệm của phương trình: 12x + y + 16z = 60 

Lời giải chi tiết :

Tỉ khối hơi so với H2 bằng 30 => M = 30.2 = 60

Gọi CTPT của X có dạng CxHyOz

=> M = 12x + y + 16z = 60  (1)

\( =  > 16{\rm{z  <  60  =  >  z  <  }}\frac{{60}}{{16}}\, < 3,75\)

TH1: z = 1, thay vào (1) => 12x + y = 44  (2)

\( =  > x < \frac{{44}}{{12}} =  > x < 3,66\)

+) x = 1, thay vào (2) => y = 44 – 12 = 32 (loại)

+) x = 2, thay vào (2) => y = 44 – 12.2 = 20 (loại)

+) x = 3, thay vào (2) => y = 8 (thỏa mãn X là C3H8O)

TH2: z = 2, thay vào (1) => 12x + y = 28  (3)

\( =  > x < \frac{{28}}{{12}} =  > x < 2,33\)

+) x = 1 => y = 28 – 12 = 16 (loại)

+) x = 2 => y = 28 – 12.2 = 4 (thỏa mãn X là C2H4O2)

TH3: z = 3, thay vào (1) => 12x + y = 12 => loại vì x và y đều ≥ 1

Vậy có 2 CTPT thỏa mãn đầu bài

Câu 30 :

Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là

  • A

    39,87%.          

  • B

    77,31%.          

  • C

    29,87%.          

  • D

    49,87%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x            →          x   →   0,5x

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 x     ←   x                     →                   1,5x

$ = > \sum {{n_{{H_2}}}} = 0,5{\text{x}} + 1,5{\text{x}} = a\, = > x = 0,5{\text{a}}$   (1)

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x mol               →              0,5x mol

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 y mol                       →                       1,5y mol

$ = > \sum {{n_{{H_2}}}} = 0,5x + 1,5y = 1,75{\text{a}}$ (2)

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của Na và Al trong hỗn hợp X lần lượt là x và y mol

Vì tỉ lệ thể tích cũng là tỉ lệ số mol => coi như thí nghiệm 1 thu được a mol khí và thí nghiệm 2 thu được 1,75a mol

Cho hỗn hợp X vào nước, Na phản ứng hết tạo NaOH và Al phản ứng với NaOH và còn dư => tính số mol theo NaOH

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x            →          x   →   0,5x

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 x     ←   x                     →                   1,5x

$ = > \sum {{n_{{H_2}}}} = 0,5{\text{x}} + 1,5{\text{x}} = a\, = > x = 0,5{\text{a}}$ (1)

Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư => Na phản ứng hết với H2O và Al phản ứng hết với NaOH

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x mol               →              0,5x mol

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 y mol                       →                       1,5y mol

$ = > \sum {{n_{{H_2}}}} = 0,5x + 1,5y = 1,75{\text{a}}$ (2)

Thay (1) vào (2) =>  $y = \frac{{1,75{\text{a}} - 0,5.0,5{\text{a}}}}{{1,5}} = a$

$ = > \% {m_{Na}} = \frac{{0,5{\text{a}}.23}}{{0,5{\text{a}}.23 + 27a}}.100\% = 29,87\% $

 

close