Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 3: Liên kết hóa học - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Cộng hoá trị của 1 nguyên tố là:

  • A
    Số e tham gia liên kết của nguyên tử của nguyên tố đó.
  • B
    Số thứ tự nhóm của nguyên tử.
  • C
    Hoá trị cao nhất của nguyên tố.
  • D
    Số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử.
Câu 2 :

Nhận định nào sau đây là đúng về điện hoá trị:

  • A

    Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng tích của điện tích và chỉ số của ion đó.

  • B

    Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion đó.

  • C

    Điện hoá trị luôn là số dương và được viết số trước dấu sau.

  • D

    Điện hoá trị luôn là số âm và được viết số trước dấu sau.

Câu 3 :

Kiểu liên kết tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung được gọi là

  • A
    liên kết cộng hóa trị.    
  • B
    liên kết ion.      
  • C
    liên kết hidro.             
  • D
    liên kết kim loại.
Câu 4 :

Ion nào là ion đơn nguyên tử?

  • A
    NH4+
  • B
    NO3-
  • C
    Cl-
  • D
    OH-
Câu 5 :

Để đạt đến trạng thái bền vững theo quy tắc bát tử, nguyên tử Al cần

  • A

    nhường đi 3e. 

  • B

    nhận vào 5e.      

  • C

    nhường đi 1e.   

  • D

    nhận vào 7e.

Câu 6 :

Cho dãy các chất : N2, H2, NH3, CO2, HCl, H2O, C2H4. Số chất mà phân tử chỉ chứa liên kết đơn là :

  • A
    4
  • B
    3
  • C
    1
  • D
    2
Câu 7 :

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi 

  • A
    lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.            
  • B
    các electron độc thân. 
  • C
    các electron dùng chung.         
  • D
    các electron tự do. 
Câu 8 :

Cho các ion: Na+, Mg2+, Al3+, Ca2+,  S2-, Cl-, O2-. Số ion có 10e là:

  • A

    2. 

  • B

    3. 

  • C

    4.                            

  • D

    5.

Câu 9 :

Cho độ âm điện Ca (1,00), Cl (3,16). Liên kết trong phân tử CaCl2 thuộc loại

  • A

    liên kết cộng hóa trị có cực.   

  • B

    liên kết ion.

  • C

    liên kết cho – nhận.

  • D

    liên kết cộng hóa trị không phân cực

Câu 10 :

Số oxi hóa của N, O, S, Cl, Br, Cr, Mn trong các chất và ion: NH4+, CH3COOH, SO42–, Cl2, KBrO3, K2Cr2O7, K2MnO4 lần lượt là:

  • A

    +3, –2, +4, 0, +5, +6, +7.

  • B

    –3, 0, +6, 0, +3, +7, +7.

  • C

    –3, –2, +6, 0, +5, +6, +6.

  • D

    –3, –2, +4, 0, +7, +6, +6.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cộng hoá trị của 1 nguyên tố là:

  • A
    Số e tham gia liên kết của nguyên tử của nguyên tố đó.
  • B
    Số thứ tự nhóm của nguyên tử.
  • C
    Hoá trị cao nhất của nguyên tố.
  • D
    Số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cộng hoá trị của 1 nguyên tố là số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử.

Câu 2 :

Nhận định nào sau đây là đúng về điện hoá trị:

  • A

    Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng tích của điện tích và chỉ số của ion đó.

  • B

    Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion đó.

  • C

    Điện hoá trị luôn là số dương và được viết số trước dấu sau.

  • D

    Điện hoá trị luôn là số âm và được viết số trước dấu sau.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

Lời giải chi tiết :

Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

=> Nhận định đúng về điện hóa trị là: B

Câu 3 :

Kiểu liên kết tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung được gọi là

  • A
    liên kết cộng hóa trị.    
  • B
    liên kết ion.      
  • C
    liên kết hidro.             
  • D
    liên kết kim loại.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

Câu 4 :

Ion nào là ion đơn nguyên tử?

  • A
    NH4+
  • B
    NO3-
  • C
    Cl-
  • D
    OH-

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ion đơn nguyên tử là ion được cấu tạo từ 1 nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

Cl- là ion đơn nguyên tử.

Câu 5 :

Để đạt đến trạng thái bền vững theo quy tắc bát tử, nguyên tử Al cần

  • A

    nhường đi 3e. 

  • B

    nhận vào 5e.      

  • C

    nhường đi 1e.   

  • D

    nhận vào 7e.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cấu hình e của Al: 1s22s22p63s23p1

=> nguyên tử Al cần cho 3e để đạt cấu hình bền vững của Ne (1s22s22p6)

Câu 6 :

Cho dãy các chất : N2, H2, NH3, CO2, HCl, H2O, C2H4. Số chất mà phân tử chỉ chứa liên kết đơn là :

  • A
    4
  • B
    3
  • C
    1
  • D
    2

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các chất chỉ chứa liên kết đơn là: H2, NH3, HCl, H2O

Câu 7 :

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi 

  • A
    lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.            
  • B
    các electron độc thân. 
  • C
    các electron dùng chung.         
  • D
    các electron tự do. 

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Câu 8 :

Cho các ion: Na+, Mg2+, Al3+, Ca2+,  S2-, Cl-, O2-. Số ion có 10e là:

  • A

    2. 

  • B

    3. 

  • C

    4.                            

  • D

    5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Xác định số e trong từng nguyên tố, sau đó xác định số e của ion

+) Số e của ion dương = số e nguyên tử - số đơn vị điện tích

+) Số e của ion âm = số e nguyên tử + số đơn vị điện tích

Lời giải chi tiết :

Na có Z = 11 => số e = 11 => ion Na+ có số e = 11 – 1 = 10

Mg có Z = 12 => số e = 12 => ion Mg2+ có số e = 12 – 2 = 10

Al có Z = 13 => số e = 13 => ion Al3+ có số e = 13 – 3 = 10

Ca có Z = 20 => số e = 20 => ion Ca2+ có số e = 20 – 2 = 18

S có Z = 16 => số e = 16 => ion S2- có số e = 16 + 2 = 18

Cl có Z = 17 => số e = 17 => ion Cl- có số e = 17 + 1 = 18

O có Z = 8 => số e = 8 => ion O2- có số e = 8 + 2 = 10

Vậy có 4 ion có 10e

Câu 9 :

Cho độ âm điện Ca (1,00), Cl (3,16). Liên kết trong phân tử CaCl2 thuộc loại

  • A

    liên kết cộng hóa trị có cực.   

  • B

    liên kết ion.

  • C

    liên kết cho – nhận.

  • D

    liên kết cộng hóa trị không phân cực

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

x = 3,16 – 1 = 2,16 > 1,7 => liên kết ion

Câu 10 :

Số oxi hóa của N, O, S, Cl, Br, Cr, Mn trong các chất và ion: NH4+, CH3COOH, SO42–, Cl2, KBrO3, K2Cr2O7, K2MnO4 lần lượt là:

  • A

    +3, –2, +4, 0, +5, +6, +7.

  • B

    –3, 0, +6, 0, +3, +7, +7.

  • C

    –3, –2, +6, 0, +5, +6, +6.

  • D

    –3, –2, +4, 0, +7, +6, +6.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

\(\overset{-3}{\mathop{N}}\,{{\overset{+1}{\mathop{H}}\,}_{4}}^{+},\text{ }{{\text{C}}_{2}}{{\overset{{}}{\mathop{H}}\,}_{4}}{{\overset{-2}{\mathop{O}}\,}_{2}},\text{ }\overset{+6}{\mathop{S}}\,{{\overset{-2}{\mathop{O}}\,}_{4}}^{2-},\text{ }{{\overset{0}{\mathop{Cl}}\,}_{2}},\text{ }\overset{+1}{\mathop{K}}\,\overset{+5}{\mathop{Br}}\,{{\overset{-2}{\mathop{O}}\,}_{3}},\text{ }{{\overset{+1}{\mathop{K}}\,}_{2}}{{\overset{+6}{\mathop{Cr}}\,}_{2}}{{\overset{-2}{\mathop{O}}\,}_{7}},\text{ }{{\overset{+1}{\mathop{K}}\,}_{2}}\overset{+6}{\mathop{Mn}}\,{{\overset{-2}{\mathop{O}}\,}_{4}}\)

=> Số oxi hóa của N, O, S, Cl, Br, Cr, Mn lần lượt là: -3 ; -2; +6 ; 0 ; +5; +6 ; +6

close