Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Kí hiệu \({}_Z^AX\) cho ta biết những thông tin gì về nguyên tố hóa học X?

  • A
    Chỉ biết số hiệu nguyên tử.
  • B
    Chỉ biết nguyên tử khối trung bình của nguyên tử.
  • C
    Chỉ biết số khối của nguyên tử.
  • D
    Số hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử.
Câu 2 :

Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p4. Số hiệu nguyên tử của X là?

  • A
    14
  • B
    32
  • C
    16
  • D
    8
Câu 3 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

  • A

    Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

  • B

    Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

  • C

    Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.

  • D

    Cả A, B, C.

Câu 4 :

Nội dung của mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử là:

  • A
    Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.
  • B
    Trong nguyên tử, các lectron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tròn.
  • C
    Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo hình bầu dục.
  • D
    Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định nhưng quỹ đạo có hình dạng bất kì.
Câu 5 :

Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn nhường 2e trong các phản ứng hóa học?

  • A
    Mg (Z = 12).
  • B
    Na (Z = 11).    
  • C
    Cl (Z = 17).     
  • D
    O (Z = 8).
Câu 6 :

Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố được tạo thành từ

  • A

    electron, nơtron.

  • B

    proton và nơtron.

  • C

    electron và proton.     

  • D

    electron, proton và nơtron.

Câu 7 :

Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

  • A
    proton và nơtron.         
  • B
    proton và electron.
  • C
    electron và nơtron.      
  • D
    proton, nơtron, electron.
Câu 8 :

Hãy cho biết điều khẳng định nào sau đây không đúng ?

  • A

    Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.     

  • B

    Chỉ có nguyên tử oxi mới có 8 electron

  • C

    Trong 3 đồng vị của oxi, chỉ có 18O mới có 10 nơtron.    

  • D

    Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron

Câu 9 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố , số chu kỳ nhỏ và số chu kỳ lớn là:

  • A
    4 và 4
  • B
    4 và 3
  • C
    3 và 4
  • D
    3 và 3
Câu 10 :

Các hạt cấu tạo của hầu hết các nguyên tử là...

  • A
    proton, nơtron và  electron.     
  • B
    proton, nơtron.
  • C
    proton và electron. 
  • D
    nơtron và electron.
Câu 11 :

Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p3, công thức hợp chất khí với hidro và công thức oxit cao nhất là        

  • A
    RH2, RO
  • B
    RH3, R2O5
  • C
    RH5, R2O3        
  • D
    RH4, RO2
Câu 12 :

Sắt là yếu tố quan trọng cấu tạo nên Hemoglobin, một dạng protein là thành phần chính tạo nên hồng cầu. Chính sắt có trong hemoglobin làm nên màu đỏ của máu, một thành phần quan trọng của cơ thể.Cấu hình electron của 26Fe là      

  • A
    1s22s22p63s23p64s23d6
  • B
    1s22s22p63s23p63d84s2
  • C
    1s22s22p63s23p63d10
  • D
    1s22s22p63s23p63d64s2
Câu 13 :

Một đơn vị khối lượng nguyên tử (u) được định nghĩa là?

  • A

    Khối lượng của 1 mol nguyên tử đồng vị cacbon 12.                

  • B

    Khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12.

  • C

    1/12 khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12.

  • D

    1/12 khối lượng của 1 nguyên tử cacbon.

Câu 14 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là

  • A
    flo.       
  • B
    oxi.      
  • C
    clo.      
  • D
    nito.
Câu 15 :

Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:

  • A

    tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.   

  • B

    giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

  • C

    không thay đổi.

  • D

    ban đầu tăng, sau đó giảm.

Câu 16 :

Chu kì là

  • A

    dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

  • B

    dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều  số khối  tăng dần.

  • C

    dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần

  • D

    dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số nơtrron tăng dần.

Câu 17 :

Tổng số elecron trong ion NO3- là (Cho: 7N, 8O): 

  • A
    32
  • B
    3
  • C
    31
  • D
    24
Câu 18 :

Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất khí với hiđro của X là :

  • A

    chu kì 2, nhóm VA, HXO3.   

  • B

    chu kì 2, nhóm VA, XH4.   

  • C

    chu kì 2, nhóm VA, XH3.

  • D

    chu kì 2, nhóm VA, XH2.

Câu 19 :

Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức  RO2. Nguyên tố R  đó là:

  • A
    Magie
  • B
    Cacbon
  • C
    Nitơ
  • D
    Photpho
Câu 20 :

Mức năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng một lớp được xếp theo thứ tự là

  • A
    p < s < d.         
  • B
    s < p < d.         
  • C
    d < s < p.         
  • D
    s < d < p.
Câu 21 :

Một kim loại M có số khối A = 54. Tổng số các hạt cơ bản trong nguyên tử M là 80. Kim loại M là

  • A

    Cr.      

  • B

    Mn.     

  • C

    Fe.      

  • D

    Al.

Câu 22 :

Một hỗn hợp gồm hai đồng vị có số khối trung bình 31,1 và có tỉ lệ phần trăm các đồng vị là 90% và 10%. Tổng số hạt trong hai đồng vị là 93 và tổng số hạt không mang điện bằng 0,55 lần tổng số hạt mang điện. Số nơtron của đồng vị có số khối lớn hơn là

  • A

    16.      

  • B

    17.      

  • C

    18.

  • D

    19.

Câu 23 :

Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 2 lớp, lớp thứ hai có 4 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là

  • A

     6

  • B

    4         

  • C

    8

  • D

    12

Câu 24 :

Cho Zn có số hiệu nguyên tử bằng 30. Cấu hình của ion Zn2+

  • A

    1s22s22p63s23p63d10.

  • B

    1s22s22p63s23p63d84s2.         

  • C

    1s22s22p63s23p63d94s2.

  • D

    1s22s22p63s23p63d94s1

Câu 25 :

Tổng số hạt cơ bản của ion M3+ là 79, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 19. M là

  • A

    Cu

  • B

    Fe

  • C

    Al

  • D

    Cr

Câu 26 :

Các nguyên tố của nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên tử, mà quyết định tính chất hóa học của nhóm?

  • A

    Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.   

  • B

    Số electron lớp K = 2.

  • C

    Số lớp electron như nhau.       

  • D

    Số electron lớp ngoài cùng bằng 2.

Câu 27 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất (trừ các nguyên tố có tính phóng xạ) là 

  • A

    Na

  • B

    Al

  • C

    Fe

  • D

    Cs

Câu 28 :

Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro. Trong hợp chất của R với hiđro có tỉ lệ khối lượng:  $\frac{{{\text{m}}_{\text{R}}}}{{{\text{m}}_{\text{H}}}}\text{ }=\text{ }\frac{\text{16}}{\text{1}}$. Không dùng bảng tuần hoàn, cho biết kí hiệu của nguyên tử R.

  • A

    ${}_{15}^{32}R$      

  • B

    ${}_{16}^{32}R$ 

  • C

    ${}_{13}^{32}R$     

  • D

    ${}_{14}^{32}R$

Câu 29 :

Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16. Số khối của X là 

  • A

    27

  • B

    35.

  • C

    37.

  • D

    31.

Câu 30 :

Phân tử M2X tạo thành từ M+ và X2-. Trong phân tử M2X có tổng số hạt cơ bản là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23. Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt. Công thức hóa học của M2X là

  • A

    Na2O.

  • B

    K2S.

  • C

    Na2S.

  • D

    K2O.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Kí hiệu \({}_Z^AX\) cho ta biết những thông tin gì về nguyên tố hóa học X?

  • A
    Chỉ biết số hiệu nguyên tử.
  • B
    Chỉ biết nguyên tử khối trung bình của nguyên tử.
  • C
    Chỉ biết số khối của nguyên tử.
  • D
    Số hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kí hiệu \({}_Z^AX\) cho biết số hiệu nguyên tử Z và số khối của nguyên tử A.

Câu 2 :

Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p4. Số hiệu nguyên tử của X là?

  • A
    14
  • B
    32
  • C
    16
  • D
    8

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Một nguyên tử ở trạng thái trung hòa có số hiệu nguyên tử bằng tổng số các electron.

Lời giải chi tiết :

Một nguyên tử ở trạng thái trung hòa có số hiệu nguyên tử bằng tổng số các electron.

Số hiệu nguyên tử của X là 2 + 2 + 6 + 2 + 4 = 16

Câu 3 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

  • A

    Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

  • B

    Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

  • C

    Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.

  • D

    Cả A, B, C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc:

- Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng (chu kì)

- Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột (nhóm)

Câu 4 :

Nội dung của mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử là:

  • A
    Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.
  • B
    Trong nguyên tử, các lectron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tròn.
  • C
    Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo hình bầu dục.
  • D
    Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định nhưng quỹ đạo có hình dạng bất kì.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.

Câu 5 :

Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn nhường 2e trong các phản ứng hóa học?

  • A
    Mg (Z = 12).
  • B
    Na (Z = 11).    
  • C
    Cl (Z = 17).     
  • D
    O (Z = 8).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết cấu hình e của nguyên tử các nguyên tố => khả năng nhường/nhận e để đạt cấu hình của khí hiếm

Lời giải chi tiết :

Cấu hình e của các nguyên tử các nguyên tố:

Mg: 1s22s22p63s2 => dễ nhường 2e

Na: 1s22s22p63s1 => dễ nhường 1e

Cl: 1s22s22p63s23p5=> dễ nhận 1e

O: 1s22s22p4 => dễ nhận 2e

Câu 6 :

Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố được tạo thành từ

  • A

    electron, nơtron.

  • B

    proton và nơtron.

  • C

    electron và proton.     

  • D

    electron, proton và nơtron.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố được tạo thành từ electron, proton và nơtron.

Câu 7 :

Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

  • A
    proton và nơtron.         
  • B
    proton và electron.
  • C
    electron và nơtron.      
  • D
    proton, nơtron, electron.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cấu tạo của nguyên tử:

- Hạt nhân: proton (p), nơtron (n)

- Lớp vỏ: electron (e)

Lời giải chi tiết :

Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo nên từ các loại hạt proton (p), nơtron (n), electron (e).

Câu 8 :

Hãy cho biết điều khẳng định nào sau đây không đúng ?

  • A

    Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.     

  • B

    Chỉ có nguyên tử oxi mới có 8 electron

  • C

    Trong 3 đồng vị của oxi, chỉ có 18O mới có 10 nơtron.    

  • D

    Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điều khẳng định không đúng là: Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.

Câu 9 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố , số chu kỳ nhỏ và số chu kỳ lớn là:

  • A
    4 và 4
  • B
    4 và 3
  • C
    3 và 4
  • D
    3 và 3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì lớn: 4, số chu kì nhỏ: 3.

Câu 10 :

Các hạt cấu tạo của hầu hết các nguyên tử là...

  • A
    proton, nơtron và  electron.     
  • B
    proton, nơtron.
  • C
    proton và electron. 
  • D
    nơtron và electron.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Có 3 loại hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là p, n, e

Câu 11 :

Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p3, công thức hợp chất khí với hidro và công thức oxit cao nhất là        

  • A
    RH2, RO
  • B
    RH3, R2O5
  • C
    RH5, R2O3        
  • D
    RH4, RO2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tổng hóa trị của một nguyên tố trong oxit cao nhất và trong hợp chất khí với H bằng 8

Lời giải chi tiết :

R có cấu hình electron 1s22s22p3 => R có 5e ở lớp ngoài cùng => R ở nhóm VA

=> Oxit cao nhất: R2O5

=> Hợp chất khí với H: RH3

Câu 12 :

Sắt là yếu tố quan trọng cấu tạo nên Hemoglobin, một dạng protein là thành phần chính tạo nên hồng cầu. Chính sắt có trong hemoglobin làm nên màu đỏ của máu, một thành phần quan trọng của cơ thể.Cấu hình electron của 26Fe là      

  • A
    1s22s22p63s23p64s23d6
  • B
    1s22s22p63s23p63d84s2
  • C
    1s22s22p63s23p63d10
  • D
    1s22s22p63s23p63d64s2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cách viết cấu hình e nguyên tử:

1 - Phân bố các e vào các phân lớp theo mức năng lượng từ thấp đến cao

2 - Sắp xếp lại các phân mức theo thứ tự từ trong ra ngoài

Lời giải chi tiết :

1 - Phân mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s23d6

2 - Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d64s2

Câu 13 :

Một đơn vị khối lượng nguyên tử (u) được định nghĩa là?

  • A

    Khối lượng của 1 mol nguyên tử đồng vị cacbon 12.                

  • B

    Khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12.

  • C

    1/12 khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12.

  • D

    1/12 khối lượng của 1 nguyên tử cacbon.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết nguyên tố hóa học – đồng vị

Lời giải chi tiết :

Một đơn vị khối lượng nguyên tử (u) được định nghĩa là: 1/12 khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12.

Câu 14 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là

  • A
    flo.       
  • B
    oxi.      
  • C
    clo.      
  • D
    nito.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là flo

Câu 15 :

Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:

  • A

    tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.   

  • B

    giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

  • C

    không thay đổi.

  • D

    ban đầu tăng, sau đó giảm.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố: tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

Câu 16 :

Chu kì là

  • A

    dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

  • B

    dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều  số khối  tăng dần.

  • C

    dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần

  • D

    dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số nơtrron tăng dần.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần

Câu 17 :

Tổng số elecron trong ion NO3- là (Cho: 7N, 8O): 

  • A
    32
  • B
    3
  • C
    31
  • D
    24

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Số e của ion NO3- là: 7 + 3.8 + 1 = 32

Câu 18 :

Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất khí với hiđro của X là :

  • A

    chu kì 2, nhóm VA, HXO3.   

  • B

    chu kì 2, nhóm VA, XH4.   

  • C

    chu kì 2, nhóm VA, XH3.

  • D

    chu kì 2, nhóm VA, XH2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cấu hình e : 1s22s22p3 => X có 7e => X ở ô số 7, chu kì 2, nhóm VA

=> hóa trị với H là 8 -  5 = 3 => công thức hợp chất khí với hiđro là XH3

Câu 19 :

Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức  RO2. Nguyên tố R  đó là:

  • A
    Magie
  • B
    Cacbon
  • C
    Nitơ
  • D
    Photpho

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hóa trị của một nguyên tố nhóm A trong oxit cao nhất bằng số thứ tự nhóm của nguyên tố đó.

Lời giải chi tiết :

Trong RO2, R có hóa trị IV => R thuộc nhóm IVA => Cacbon

Câu 20 :

Mức năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng một lớp được xếp theo thứ tự là

  • A
    p < s < d.         
  • B
    s < p < d.         
  • C
    d < s < p.         
  • D
    s < d < p.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trong cùng một lớp ta có sự so sánh mức năng lượng của các phân lớp là: s < p < d < f

Lời giải chi tiết :

Trong cùng một lớp ta có sự so sánh mức năng lượng của các phân lớp là: s < p < d < f

Câu 21 :

Một kim loại M có số khối A = 54. Tổng số các hạt cơ bản trong nguyên tử M là 80. Kim loại M là

  • A

    Cr.      

  • B

    Mn.     

  • C

    Fe.      

  • D

    Al.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Số khối A = Z + N

+) Tổng số hạt cơ bản của M là 80 => P + E + N = 2Z + N

Lời giải chi tiết :

Số khối A = Z + N = 54  

Tổng số hạt cơ bản của M là 80 => P + E + N = 80 => 2Z + N = 80

=> Z = 26 và N = 28

Có Z = 26 => kim loại M là Fe

Câu 22 :

Một hỗn hợp gồm hai đồng vị có số khối trung bình 31,1 và có tỉ lệ phần trăm các đồng vị là 90% và 10%. Tổng số hạt trong hai đồng vị là 93 và tổng số hạt không mang điện bằng 0,55 lần tổng số hạt mang điện. Số nơtron của đồng vị có số khối lớn hơn là

  • A

    16.      

  • B

    17.      

  • C

    18.

  • D

    19.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) A = 0,9A1 + 0,1A2 = 31,1 => PT (1) gồm Z, N1, N2

+) Tổng số các hạt trong 2 đồng vị: PT (2) gồm Z, N1, N2

+) Tổng N1 + N2 = PT (3)

Lời giải chi tiết :

Đặt đồng vị thứ nhất là ${}_{Z}^{{{A}_{1}}}X$ có số nơtron là N1, đồng vị thứ 2 là ${}_{Z}^{{{A}_{2}}}X$ có số nơtron là N2 (vì 2 đồng vị thuộc cùng 1 nguyên tố nên Z và E như nhau)

+) Số khối trung bình: $\bar{A}=\frac{90.{{A}_{1}}+10.{{A}_{2}}}{100}=0,9.{{\text{A}}_{1}}+0,1.{{A}_{2}}=31,1$

Vì A = Z + N => 0,9.(Z + N1) + 0,1.(Z + N2) =  31,1

=> 100Z + 90N1 + 10N2 = 3110   (1)

+) Tổng số các hạt trong 2 đồng vị là 93:

=> E + Z + N1 + E + Z + N2 = 93

=> (2Z + N1) + (2Z + N2) = 93 => 4Z + N1 + N2 = 93   (2)

+) Tổng số hạt không mang điện bằng 0,55 lần tổng số hạt mang điện

=> N1 + N2 = 0,55.(Z + E + Z + E)

=> N1 + N2 = 0,55.4Z = 2,2Z   (3)

Từ (1), (2) và (3) => Z = 15; N1 = 16;  N2 = 17

Câu 23 :

Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 2 lớp, lớp thứ hai có 4 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là

  • A

     6

  • B

    4         

  • C

    8

  • D

    12

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử nguyên tớ X có 2 lớp e => lớp thứ nhất có 2e (số e tối đa) và lớp thứ có 4e

=> trong nguyên tử X có 6 e => Z = số p = số e = 6

Câu 24 :

Cho Zn có số hiệu nguyên tử bằng 30. Cấu hình của ion Zn2+

  • A

    1s22s22p63s23p63d10.

  • B

    1s22s22p63s23p63d84s2.         

  • C

    1s22s22p63s23p63d94s2.

  • D

    1s22s22p63s23p63d94s1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết cấu hình e của Zn => bỏ 2e ở lớp ngoài cùng ta được cấu hình e của Zn2+

Lời giải chi tiết :

Cấu hình e của Zn (Z = 30) là: 1s22s22p63s23p63d104s2

Ion Zn2+ mất 2e => cấu hình e của Zn2+ là: 1s22s22p63s23p63d10

Câu 25 :

Tổng số hạt cơ bản của ion M3+ là 79, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 19. M là

  • A

    Cu

  • B

    Fe

  • C

    Al

  • D

    Cr

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) tổng số hạt cơ bản của ion M3+ => PT (1)

Trong ion M3+, số hạt mang điện là: pM và eM -3 (ion M3+ có ít hơn 3 electron so với nguyên tử M)  => Pt (2)

Lời giải chi tiết :

Gọi pM , eM và nM là 3 hạt cơ bản của nguyên tố M

=> tổng số hạt cơ bản của ion M3+ là: pM + eM + nM -3 = 79

=> 2.pM + nM = 82    (1)

Trong ion M3+, số hạt mang điện là: pM và eM -3 (ion M3+ có ít hơn 3 electron so với nguyên tử M)

Mà tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 19

=> pM + eM - 3 - nM = 19 => 2pM – nM = 22   (2)

Từ (1) và (2) => pM = eM = 26;  nM = 30

=> M là Fe

Câu 26 :

Các nguyên tố của nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên tử, mà quyết định tính chất hóa học của nhóm?

  • A

    Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.   

  • B

    Số electron lớp K = 2.

  • C

    Số lớp electron như nhau.       

  • D

    Số electron lớp ngoài cùng bằng 2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố của nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung về cấu hình electron nguyên tử quyết định tính chất hóa học của nhóm là số electron lớp ngoài cùng bằng 2.

Câu 27 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất (trừ các nguyên tố có tính phóng xạ) là 

  • A

    Na

  • B

    Al

  • C

    Fe

  • D

    Cs

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất (trừ các nguyên tố có tính phóng xạ) là kim loại ở cuối nhóm IA => Cs

Câu 28 :

Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro. Trong hợp chất của R với hiđro có tỉ lệ khối lượng:  $\frac{{{\text{m}}_{\text{R}}}}{{{\text{m}}_{\text{H}}}}\text{ }=\text{ }\frac{\text{16}}{\text{1}}$. Không dùng bảng tuần hoàn, cho biết kí hiệu của nguyên tử R.

  • A

    ${}_{15}^{32}R$      

  • B

    ${}_{16}^{32}R$ 

  • C

    ${}_{13}^{32}R$     

  • D

    ${}_{14}^{32}R$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Gọi hóa trị cao nhất của R trong oxit là m, hóa trị trong hợp chất với hiđro là n. 

+) tổng hóa trị m và n của các nguyên tố bằng 8 => PT (1)

Theo bài: m = 3n => Pt (2) => m và n

+) Viết công thức hợp chất R với hiđro => $\frac{{{M}_{R}}}{{{M}_{H}}}=\frac{16}{1}$ 

+) Từ điều kiện: P ≤ N ≤ 1,5P => khoảng giá trị của P, tìm P phù hợp

Lời giải chi tiết :

+) Gọi hóa trị cao nhất của R trong oxit là m, hóa trị trong hợp chất với hiđro là n. Ta có: m + n = 8.

Theo bài: m = 3n. Từ đây tìm được m = 6; n = 2.

+) Công thức hợp chất R với hiđro là H2R. Theo bài: $\frac{{{M}_{R}}}{{{M}_{H}}}=\frac{16}{1}$ nên R = 32.

+) Gọi tổng số hạt proton, nơtron của R là P, N. Ta có P + N = 32.

+) Ta có: P ≤ N ≤ 1,5P => P ≤ 32 – P ≤ 1,5P  => 12,8 ≤ P ≤ 16

Mặt  khác, R thuộc nhóm VI (hóa trị cao nhất trong oxit bằng VI) nên dựa vào cấu hình electron khi P = 13, 14, 15, 16 ta thấy P = 16 thỏa mãn.

Vậy kí hiệu của nguyên tử R là: ${}_{16}^{32}R$

Câu 29 :

Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16. Số khối của X là 

  • A

    27

  • B

    35.

  • C

    37.

  • D

    31.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phân tử MX3 gồm 1 nguyên tử M và 3 nguyên tử X nên tổng số hạt là:

(2.ZM + NM) + 3.(2.Z­X + NX) = 196  (1)

Trong phân tử MX3, số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 60 nên:

2.ZM + 3.2.ZX – (NM + 3.NX) = 60  (2)

Từ (1) và (2) => ZM + 3.ZX = 64  (3) và  NM + 3.NX = 68  (4)

Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8

=> AX – AM = 8 => ZX + NX – (ZM + NM) = 8  (5)

Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16 nên: 2ZX + NX + 1 – (2.ZM + NM – 3) = 16  (6)

Lời giải chi tiết :

Phân tử MX3 gồm 1 nguyên tử M và 3 nguyên tử X nên tổng số hạt là:

(2.ZM + NM) + 3.(2.Z­X + NX) = 196  (1)

Trong phân tử MX3, số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 60 nên:

2.ZM + 3.2.ZX – (NM + 3.NX) = 60  (2)

Từ (1) và (2) => ZM + 3.ZX = 64  (3) và  NM + 3.NX = 68  (4)

Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8

=> AX – AM = 8 => ZX + NX – (ZM + NM) = 8  (5)

Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16 nên: 2ZX + NX + 1 – (2.ZM + NM – 3) = 16  (6)

Từ (5) và (6) => ZX – ZM = 4 (7) và NX – NM = 4 (8)

Từ (3) và (7) => ZX = 17 và ZM = 13

Từ (4) và (8) => NX = 18 và NM = 14

=> số khối của X là AX = ZX + NX = 17 + 18 = 35

Câu 30 :

Phân tử M2X tạo thành từ M+ và X2-. Trong phân tử M2X có tổng số hạt cơ bản là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23. Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt. Công thức hóa học của M2X là

  • A

    Na2O.

  • B

    K2S.

  • C

    Na2S.

  • D

    K2O.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gọi số hạt trong M là: pM, eM và nM

Số hạt trong X là pX, eX, nX

+) Tổng số hạt cơ bản trong phân tử M2X là 140 => PT (1)

+) Trong M2X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44

=> PT (2)

Từ (1) và (2) => PT (3) ẩn pM và pX

+) Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23 => PT (5)

+) Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt

=> PT (6)

Từ (5) và (6) => PT (7) ẩn pM và pX

=> pM và pX => M và X

Lời giải chi tiết :

Gọi số hạt trong M là: pM, eM và nM

Số hạt trong X là pX, eX, nX

+) Tổng số hạt cơ bản trong phân tử M2X là 140

=> 2.(pM + eM + nM) + (pX + eX + nX) = 140

Vì pM = eM và pX = eX => 2.(2.pM + nM) + (2.pX + nX) = 140

=> 4.pM + 2.pX + 2.nM + nX = 140   (1)

+) Trong M2X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44

=> 2.(pM + eM) + (p­X + eX) – (2.nM + nX) = 44

Vì pM = eM và pX = eX => 2.2.pM + 2.pX – 2.nM – nX = 44

=> 4.pM + 2.pX – (2.nM + nX) = 44    (2)

Từ (1) và (2) =>  $\left\{ \begin{gathered}4.{p_M} + 2.{p_X} = 92\,\,\,(3) \hfill \\2.{n_M} + {n_X} = 48\,\,\,(4) \hfill \\ \end{gathered} \right.$

+) Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23 => pM + nM – (pX + nX) = 23 (5)

+) Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt

=> pM + eM + nM -1 – (pX + eX + nX + 2) = 31

=> 2.pM + nM – 2.pX – nX = 34  (6)

Từ (5) và (6) =>  $\left\{ \begin{gathered}{p_M} - {p_X} = 11\,\,\,(7) \hfill \\{n_M} - {n_X} = 12 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

Từ (3) và (7) => pM = 19; pX = 8

=> M là K và X là O

=> Công thức hợp chất cần tìm là K2O

close