Kiểm tra 1 tiết chương Oxi - lưu huỳnh- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 10 chương 6: Oxi - Lưu huỳnh - Đề số 2số 2

Đề bài

Câu 1 :

Với các nguyên tố nhóm VIA, nhận xét nào sau đây sai ?

  • A

    Các nguyên tố nhóm VIA là phi kim (trừ Po)

  • B

    Hợp chất với H của các nguyên tố nhóm VIA là những chất khí trừ H2O

  • C

    Trong các hợp chất oxi thường có số oxi hóa -2, trừ trong hợp chất với flo và trong các peoxit.

  • D

    Tính axit tăng dần: H2SO4 < H2SeO4 <H2TeO4.

Câu 2 :

Trong các câu sau đây, câu nào sai ?

  • A

    Oxi nặng hơn không khí.

  • B

    Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị.

  • C

    Oxi lỏng không màu.

  • D

    Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.

Câu 3 :

Trong phương trình H2S + O2 → H2O + 2S thì lưu huỳnh thể hiện tính gì?

  • A

    Khử mạnh.

  • B

    Oxi hóa mạnh.

  • C

    Tính axit mạnh .            

  • D

    Tính bazo mạnh.

Câu 4 :

Chỉ ra câu trả lời không đúng về khả năng phản ứng của S?

  • A

    S vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.       

  • B

    Hg phản ứng với S ngay nhiệt độ thường.

  • C

    Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.

  • D

    Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hoá.

Câu 5 :

Trong số các câu sau đây, câu nào không đúng ?

  • A

    Lưu huỳnh là một chất rắn màu vàng.

  • B

    Lưu huỳnh không tan trong nước.

  • C

    Lưu huỳnh nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp.

  • D

    Lưu huỳnh không tan trong dung môi hữu cơ.

Câu 6 :

Tính chất nào dưới đây là tính chất đặc trưng của khí hiđro sunfua ?

  • A

    Là chất khí không màu.          

  • B

    Là chất khí độc.

  • C

    Là chất khí có mùi trứng thối.            

  • D

    Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 7 :

Trong không khí, oxi chiếm:

  • A

    20% về khối lượng.

  • B

    25% về thể tích.          

  • C

    20% về thể tích.

  • D

    10% về thể tích.

Câu 8 :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của oxi là:

  • A

    2s22p3.

  • B

    2s22p5.

  • C

    2s22p4.

  • D

    2s22p6.

Câu 9 :

Cặp kim loại nào dưới đây thụ động trong H2SO4 đặc, nguội ?

  • A

    Zn, Al.

  • B

    Al, Fe.

  • C

    Zn, Fe.

  • D

    Cu, Fe.

Câu 10 :

Axit sunfuric đặc được sử dụng làm khô các chất khí ẩm. Loại khí nào sau đây có thể được làm khô nhờ axit sunfuric đặc?

  • A

    Khí CO2.        

  • B

    Khí H2S.         

  • C

    Khí NH3.        

  • D

    cả A và B đúng.

Câu 11 :

Trong acquy chì chứa dung dịch axit sunfuric. Khi sử dụng acquy lâu ngày thường acquy bị “cạn nước”. Để bổ sung nước cho acquy, người ta cho thêm vào acquy chất nào sau đây?

  • A

    nước cất.

  • B

    nước mưa.      

  • C

    dung dịch H2SO­4 loãng.

  • D

    nước muối loãng.

Câu 12 :

Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA?

  • A

    1s22s22p4.       

  • B

    1s22s22p6.

  • C

    [Ne]3s23p6

  • D

    [Ar]4s24p6.

Câu 13 :

Trong công nghiệp, từ khí SO2 và oxi, phản ứng hóa học tạo thành SO3 xảy ra ở điều kiện nào sau đây?

  • A

    Nhiệt độ phòng.

  • B

    Đun nóng đến 500oC.

  • C

    Đun nóng đến 500oC và có mặt xúc tác V2O5.

  • D

    Nhiệt độ phòng và có mặt chất xúc tác V2O5.

Câu 14 :

Đốt nóng hỗn hợp gồm Mg, Cu, Ag, Zn trong khí oxi dư, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn gồm

  • A

    MgO, ZnO, CuO, Ag2O.       

  • B

    MgO, ZnO, Cu, Ag.

  • C

    MgO, ZnO, CuO, Ag.           

  • D

    MgO, Zn, Cu, Ag.

Câu 15 :

Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

  • A

    Al2O3, Ba(OH)2, Ag.

  • B

    CuO, NaCl, CuS.

  • C

    FeCl3, MgO, Cu.        

  • D

    BaCl2, Na2CO3, FeS.

Câu 16 :

Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon ?

  • A

    Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.     

  • B

    Chữa sâu răng.

  • C

    Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

  • D

    Sát trùng nước sinh hoạt.

Câu 17 :

SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2

  • A

    S có mức oxi hóa trung gian.

  • B

    S có mức oxi hóa cao nhất.

  • C

    S có mức oxi hóa thấp nhất.

  • D

    S còn có một đôi electron tự do.

Câu 18 :

Tiến hành nhiệt phân hoàn toàn 15,8 gam KMnO4, sau đó cho toàn bộ lượng khí O2 thu được tác dụng với hỗn hợp X gồm Cu, Fe thu được 13,6 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 3,36 lít SO2 (đktc). Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X là

  • A

    40,00%.          

  • B

    46,67%.          

  • C

    43,33%.

  • D

    53,33%.

Câu 19 :

Cho khí X đi qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, dung dịch chuyển màu xanh. X là khí nào sau đây?

  • A

    N2.      

  • B

    O2.      

  • C

    O3.

  • D

    CO2.

Câu 20 :

Cho 2,8 gam Fe tác dụng với S dư, sau phản ứng thu được 3,3 gam FeS. Hiệu suất phản ứng giữa Fe và S là

  • A

    70%.

  • B

    75%.

  • C

    80%.

  • D

    85%.

Câu 21 :

Cho 0,1 mol khí H2S tác dụng vừa đủ với Pb(NO3)2, khối lượng kết tủa thu được là

  • A

    23,9 gam.          

  • B

    10,2 gam.        

  • C

    5,9 gam.         

  • D

    6 gam.

Câu 22 :

Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là

  • A

    15,6 gam và 5,3 gam.

  • B

    18 gam và 6,3 gam.

  • C

    15,6 gam và 6,3 gam.

  • D

    18 gam và 5,3 gam.

Câu 23 :

Hoà tan hết 11,1 gam hỗn hợp 3 kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A và 8,96 lít khí ở đktc. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. m có giá trị: 

  • A

    59,1 gam               

  • B

    35,1 gam           

  • C

    49,5 gam            

  • D

    30,3 gam.

Câu 24 :

Hòa tan 7,2 gam Mg vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được V lít khí H2S (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính V và tính khối lượng H2SO4 phản ứng.

  • A

    1,68 và 36,75

  • B

    1,68 và 37,65

  • C

    3,36 và 37,65

  • D

    3,36 và 36,75

Câu 25 :

Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp A gồm Zn và một kim loại M vào dung dịch H2SO4 đặc thu được 4,144 lít hỗn hợp khí X gồm SO2 và H2S có tỉ khối so với hiđro bằng 31,595. Khối lượng axit H2SO4 đặc đã phản ứng là

  • A

    37,73 gam.     

  • B

    37,24 gam.     

  • C

    39,20 gam.     

  • D

    39,69 gam.

Câu 26 :

Chất nào sau đây khi lấy cùng số mol và cho vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được lượng khí nhiều nhất ?

  • A

    FeS.

  • B

    FeSO4.

  • C

    Fe(OH)2.

  • D

    Fe.

Câu 27 :

Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

  • A

    MgSO4 và FeSO4.      

  • B

    MgSO4.

  • C

    MgSO4 và Fe2(SO4)3.

  • D

    MgSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3.

Câu 28 :

Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là

  • A

    32,65%.

  • B

    35,95%.

  • C

    37,86%.

  • D

    23,97%.

Câu 29 :

Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại phần chất rắn không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là

  • A

    2,80.

  • B

    6,72.

  • C

    3,36.

  • D

    4,48.

Câu 30 :

Cho hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 tác dụng hoàn toàn với H2SO­4 đặc vừa đủ, thu được dung dịch Y và 23,52 lít khí SO2 (đktc). Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa Z. Nung kết tủa Z đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn. Khối lượng hỗn hợp X là

  • A

    39,6 gam.       

  • B

    19,2 gam.

  • C

    20,4 gam.       

  • D

    36,8 gam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Với các nguyên tố nhóm VIA, nhận xét nào sau đây sai ?

  • A

    Các nguyên tố nhóm VIA là phi kim (trừ Po)

  • B

    Hợp chất với H của các nguyên tố nhóm VIA là những chất khí trừ H2O

  • C

    Trong các hợp chất oxi thường có số oxi hóa -2, trừ trong hợp chất với flo và trong các peoxit.

  • D

    Tính axit tăng dần: H2SO4 < H2SeO4 <H2TeO4.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhận xét sai là: Tính axit tăng dần: H2SO4 < H2SeO4 <H2TeO4. Vì tính axit giảm dần: H2SO4 > H2SeO4 > H2TeO4.

Câu 2 :

Trong các câu sau đây, câu nào sai ?

  • A

    Oxi nặng hơn không khí.

  • B

    Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị.

  • C

    Oxi lỏng không màu.

  • D

    Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu sai là: Oxi lỏng không màu.

Oxi lỏng là chất có màu xanh nhạt

Câu 3 :

Trong phương trình H2S + O2 → H2O + 2S thì lưu huỳnh thể hiện tính gì?

  • A

    Khử mạnh.

  • B

    Oxi hóa mạnh.

  • C

    Tính axit mạnh .            

  • D

    Tính bazo mạnh.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

${H_2}\mathop S\limits^{ - 2} {\text{ }} + {\text{ }}\mathop O\limits^0 $$_2 \to {\text{ }}{H_2}\mathop O\limits^{ - 2} {\text{ }} + {\text{ }}2\mathop S\limits^0 $

Lưu huỳnh trong H2S cho e => thể hiện tính khử

Câu 4 :

Chỉ ra câu trả lời không đúng về khả năng phản ứng của S?

  • A

    S vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.       

  • B

    Hg phản ứng với S ngay nhiệt độ thường.

  • C

    Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.

  • D

    Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hoá.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu không đúng là: Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.

Vì S phản ứng với oxi thể hiện tính khử: S + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ SO2

Câu 5 :

Trong số các câu sau đây, câu nào không đúng ?

  • A

    Lưu huỳnh là một chất rắn màu vàng.

  • B

    Lưu huỳnh không tan trong nước.

  • C

    Lưu huỳnh nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp.

  • D

    Lưu huỳnh không tan trong dung môi hữu cơ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu không đúng là : Lưu huỳnh không tan trong dung môi hữu cơ.

Câu 6 :

Tính chất nào dưới đây là tính chất đặc trưng của khí hiđro sunfua ?

  • A

    Là chất khí không màu.          

  • B

    Là chất khí độc.

  • C

    Là chất khí có mùi trứng thối.            

  • D

    Cả 3 phương án trên đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tính chất đặc trưng của khí hiđro sunfua là chất khí không màu, độc, có mùi trứng thối.     

Câu 7 :

Trong không khí, oxi chiếm:

  • A

    20% về khối lượng.

  • B

    25% về thể tích.          

  • C

    20% về thể tích.

  • D

    10% về thể tích.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần nắm được thành phần các chất trong không khí

Lời giải chi tiết :

Trong không khí, oxi chiếm 20% về thể tích.

Câu 8 :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của oxi là:

  • A

    2s22p3.

  • B

    2s22p5.

  • C

    2s22p4.

  • D

    2s22p6.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của oxi là: 2s22p4.

Câu 9 :

Cặp kim loại nào dưới đây thụ động trong H2SO4 đặc, nguội ?

  • A

    Zn, Al.

  • B

    Al, Fe.

  • C

    Zn, Fe.

  • D

    Cu, Fe.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cặp kim loại thụ động trong H2SO4 đặc, nguội là Al và Fe

Câu 10 :

Axit sunfuric đặc được sử dụng làm khô các chất khí ẩm. Loại khí nào sau đây có thể được làm khô nhờ axit sunfuric đặc?

  • A

    Khí CO2.        

  • B

    Khí H2S.         

  • C

    Khí NH3.        

  • D

    cả A và B đúng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khí được làm khô là khí không có phản ứng với H2SO4 đặc H2SO4 đặc (thường là khí trong đó các nguyên tố có hóa trị cao nhất).

Lời giải chi tiết :

Axit sunfuric đặc được sử dụng làm khô các chất khí ẩm. Loại khí có thể được làm khô nhờ axit sunfuric đặc là khí không tác dụng được với H2SO4 đặc => CO2

Câu 11 :

Trong acquy chì chứa dung dịch axit sunfuric. Khi sử dụng acquy lâu ngày thường acquy bị “cạn nước”. Để bổ sung nước cho acquy, người ta cho thêm vào acquy chất nào sau đây?

  • A

    nước cất.

  • B

    nước mưa.      

  • C

    dung dịch H2SO­4 loãng.

  • D

    nước muối loãng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để bổ sung nước cho acquy, người ta cho thêm vào acquy dung dịch H2SO­4 loãng.

Câu 12 :

Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA?

  • A

    1s22s22p4.       

  • B

    1s22s22p6.

  • C

    [Ne]3s23p6

  • D

    [Ar]4s24p6.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np4  => cấu hình e của anion X2- là ns2np6 

=> cấu hình không đúng là 1s22s22p4.            

Câu 13 :

Trong công nghiệp, từ khí SO2 và oxi, phản ứng hóa học tạo thành SO3 xảy ra ở điều kiện nào sau đây?

  • A

    Nhiệt độ phòng.

  • B

    Đun nóng đến 500oC.

  • C

    Đun nóng đến 500oC và có mặt xúc tác V2O5.

  • D

    Nhiệt độ phòng và có mặt chất xúc tác V2O5.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Trong công nghiệp người ta sản xuất lưu huỳnh trioxit bằng cách oxi hóa lưu huỳnh đioxit

4FeS2 + 11O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe2O3 + 8SO2

2SO2 + O2  $\overset{{{V}_{2}}{{O}_{5}},{{t}^{o}}}{\leftrightarrows}$  2SO3

Câu 14 :

Đốt nóng hỗn hợp gồm Mg, Cu, Ag, Zn trong khí oxi dư, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn gồm

  • A

    MgO, ZnO, CuO, Ag2O.       

  • B

    MgO, ZnO, Cu, Ag.

  • C

    MgO, ZnO, CuO, Ag.           

  • D

    MgO, Zn, Cu, Ag.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sản phẩm thu được gồm MgO, CuO, Ag và ZnO. Ag không phản ứng với oxi.

Câu 15 :

Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

  • A

    Al2O3, Ba(OH)2, Ag.

  • B

    CuO, NaCl, CuS.

  • C

    FeCl3, MgO, Cu.        

  • D

    BaCl2, Na2CO3, FeS.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với BaCl2, Na2CO3, FeS.

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl

Na2CO3 + H2SO4  → Na2SO4 + H2O + CO2

FeS + H2SO4  → FeSO4 + H2S

Loại A vì Ag không phản ứng

Loại B vì NaCl không phản ứng

Loại C vì Cu không phản ứng

Câu 16 :

Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon ?

  • A

    Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.     

  • B

    Chữa sâu răng.

  • C

    Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

  • D

    Sát trùng nước sinh hoạt.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ứng dụng không phải của ozon là: điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

Câu 17 :

SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2

  • A

    S có mức oxi hóa trung gian.

  • B

    S có mức oxi hóa cao nhất.

  • C

    S có mức oxi hóa thấp nhất.

  • D

    S còn có một đôi electron tự do.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2 thì S có mức oxi hóa trung gian.

Câu 18 :

Tiến hành nhiệt phân hoàn toàn 15,8 gam KMnO4, sau đó cho toàn bộ lượng khí O2 thu được tác dụng với hỗn hợp X gồm Cu, Fe thu được 13,6 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 3,36 lít SO2 (đktc). Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X là

  • A

    40,00%.          

  • B

    46,67%.          

  • C

    43,33%.

  • D

    53,33%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng:  ${m_{Fe}} + {m_{Cu}} + {m_{{O_2}}} = {m_{oxit}}$=> PT(1)

+) Xét toàn bộ quá trình có Fe và Cu cho e, O2 và H2SO4 nhận e

+) Bảo toàn e: $3.{n_{Fe}} + 2.{n_{Cu}} = 4.{n_{{O_2}}} + 2.{n_{S{O_2}}}$=> PT(2)

Lời giải chi tiết :

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

  0,1 mol               →                   0,05 mol

Gọi nFe = x mol; nCu = y mol

Bảo toàn khối lượng:  ${m_{Fe}} + {m_{Cu}} + {m_{{O_2}}} = {m_{oxit}}$

$ = > {m_{{\text{Fe}}}} + {m_{Cu}} = 13,6 - 0,05.32 = 12\,\,gam$

=> 56x + 64y = 12  (1)

Xét toàn bộ quá trình có Fe và Cu cho e, O2 và H2SO4 nhận e

Bảo toàn e:  $3.{n_{Fe}} + 2.{n_{Cu}} = 4.{n_{{O_2}}} + 2.{n_{S{O_2}}}$

=> 3x + 2y = 4.0,05 + 2.0,15 (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,1 mol; y = 0,1 mol

=> %mFe = 0,1.56 / 12 = 46,67%

Câu 19 :

Cho khí X đi qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, dung dịch chuyển màu xanh. X là khí nào sau đây?

  • A

    N2.      

  • B

    O2.      

  • C

    O3.

  • D

    CO2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

2KI + O3 + H2O →  I2 + 2KOH + O2 (dung dịch thu được làm xanh hồ tinh bột)

Câu 20 :

Cho 2,8 gam Fe tác dụng với S dư, sau phản ứng thu được 3,3 gam FeS. Hiệu suất phản ứng giữa Fe và S là

  • A

    70%.

  • B

    75%.

  • C

    80%.

  • D

    85%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Từ số mol FeS => tính số mol Fe phản ứng

+) hiệu suất phản ứng H =  $\frac{{số \, mol \, Fe \, phản \, ứng}}{{số \, mol \, Fe \, ban \, đầu}}.100\% $

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,05 mol; nFeS = 0,0375 mol

Fe    +    S   →    FeS

0,0375      ←    0,0375

=> hiệu suất phản ứng H =  $\frac{{0,0375}}{{0,05}}.100\% = 75\% $

Câu 21 :

Cho 0,1 mol khí H2S tác dụng vừa đủ với Pb(NO3)2, khối lượng kết tủa thu được là

  • A

    23,9 gam.          

  • B

    10,2 gam.        

  • C

    5,9 gam.         

  • D

    6 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết PTHH, tính số mol kết tủa theo số mol H2S

Lời giải chi tiết :

H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3

0,1          →                 0,1   mol

=> mPbS = 0,1.239 = 23,9 gam

Câu 22 :

Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là

  • A

    15,6 gam và 5,3 gam.

  • B

    18 gam và 6,3 gam.

  • C

    15,6 gam và 6,3 gam.

  • D

    18 gam và 5,3 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặt $T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}}$

T ≤ 1 : tạo muối NaHSO3 phản ứng (1), tính theo NaOH

1  < T  < 2 : tạo 2 muối NaHSO3 và Na2SO3 : phản ứng (1) và (2)

T 2 : tạo muối Na2SO3 phản ứng (2), tính theo SO2

Lời giải chi tiết :

nSO2 = 0,2 mol; nNaOH = 0,25 mol

Xét tỉ lệ: $1 < T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}} < 2$  

=> phản ứng thu được 2 muối NaHSO3 (x mol) và Na2SO3 (y mol)

Bảo toàn nguyên tố Na:  ${n_{NaOH}} = {n_{NaH{\text{S}}{O_3}}} + 2.{n_{N{a_2}S{O_3}}} = > \,\,x + 2y = 0,25\,\,(1)$

Bảo toàn nguyên tố S: ${n_{S{O_2}}} = {n_{NaH{\text{S}}{O_3}}} + {n_{N{a_2}S{O_3}}} = > \,\,x + y = 0,2\,\,(2)$

Từ (1) và (2) => x = 0,15 mol; y = 0,05 mol

$ = > \,\,{m_{NaH{\text{S}}{O_3}}} = 0,15.104 = 15,6\,\,gam;\,\,{n_{N{a_2}S{O_3}}} = 0,05.126 = 6,3\,\,gam$

Câu 23 :

Hoà tan hết 11,1 gam hỗn hợp 3 kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A và 8,96 lít khí ở đktc. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. m có giá trị: 

  • A

    59,1 gam               

  • B

    35,1 gam           

  • C

    49,5 gam            

  • D

    30,3 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

m muối  $ = {m_{KL}} + {m_{SO_4^{2 - }}} = {m_{KL}} + 96.{n_{{H_2}}}$

Lời giải chi tiết :

Áp dụng nhanh công thức:

m muối  $ = {m_{KL}} + {m_{SO_4^{2 - }}} = {m_{KL}} + 96.{n_{{H_2}}} = 11,1 + \frac{{8,94}}{{22,4}}.{\text{ }}96 = 49,5{\text{ }}gam$

Câu 24 :

Hòa tan 7,2 gam Mg vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được V lít khí H2S (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính V và tính khối lượng H2SO4 phản ứng.

  • A

    1,68 và 36,75

  • B

    1,68 và 37,65

  • C

    3,36 và 37,65

  • D

    3,36 và 36,75

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn e: 2.nMg = 8.nH2S → ${n_{{H_2}S}}$ → V

+) Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố với S:  ${n_{{H_2}S{O_4}}} = \,\,{n_{Mg{\text{S}}{O_4}}} + \,\,{n_{{H_2}S}}$

Lời giải chi tiết :

${n_{Mg}} = \,\,\frac{{7,2}}{{24}}\,\, = \,\,0,3\,\,mol$

Xét quá trình cho – nhận e:

$Mg\,\,\, \to \,\,\,\mathop {Mg}\limits^{ + 2} \,\, + \,\,2e\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\mathop S\limits^{ + 6} \,\, + \,\,8e\,\,\, \to \,\,\mathop {\,S}\limits^{ - 2} $

0,3            →            0,6 mol                      0,6 → 0,075 mol

→ ${n_{{H_2}S}}$ = 0,075 mol → V = 0,075.22,4 = 1,68 (L)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố với S:

${n_{{H_2}S{O_4}}} = \,\,{n_{Mg{\text{S}}{O_4}}} + \,\,{n_{{H_2}S}}$ = 0,3 + 0,075 = 0,375 mol

→${m_{{H_2}S{O_4}}}$ phản ứng  = 0,375.98 = 36,75 gam

Câu 25 :

Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp A gồm Zn và một kim loại M vào dung dịch H2SO4 đặc thu được 4,144 lít hỗn hợp khí X gồm SO2 và H2S có tỉ khối so với hiđro bằng 31,595. Khối lượng axit H2SO4 đặc đã phản ứng là

  • A

    37,73 gam.     

  • B

    37,24 gam.     

  • C

    39,20 gam.     

  • D

    39,69 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) ${n_{S{O_2}}} = a\,mol;\,{n_{{H_2}S}} = \,b\,mol$ → PT(1)

+) Từ  ${\overline M _X}$ => PT(2)

Xét quá trình nhận e

$\mathop S\limits^{ + 6} \,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,2e\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\mathop S\limits^{ + 4} $

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,36\,\, \leftarrow \,\,0,18$

$\mathop S\limits^{ + 6} \,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,8e\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\mathop S\limits^{ - 2} $

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,04\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,0,005$

+) ne nhận = ne cho => tính ne cho 

+)  ${n_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{SO_4^{2 - }}} + {n_{S{O_2}}}+{n_{{H_2}S}}$

Lời giải chi tiết :

+) ${n_{S{O_2}}} = a\,mol;\,{n_{{H_2}S}} = b\,mol$

nX = $\frac{{4,144}}{{22,4}}$ = 0,185 mol → a + b = 0,185 (1)

+) ${\overline M _X} = {\kern 1pt} \frac{{64a+ 34b}}{{a+ b}}= 2.31,595$  → 0,81a = 29,19b  (2)

Từ (1) và (2) → a = 0,18;  b = 0,005

Xét quá trình nhận e

$\mathop S\limits^{ + 6} \,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,2e\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\mathop S\limits^{ + 4} $

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,36\,\, \leftarrow \,\,0,18$

$\mathop S\limits^{ + 6} \,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,8e\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\mathop S\limits^{ - 2} $

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,04\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,0,005$

→ ne nhận = 0,36 + 0,04 = 0,4 mol → ne cho  = 0,4 mol

+)  ${n_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{SO_4^{2 - }}} + {n_{S{O_2}}} + {n_{{H_2}S}} = \frac{{{n_{e\,cho}}}}{2}+ 0,18+ 0,005$= 0,385 mol 

→${m_{{H_2}S{O_4}}}$ = 0,385.98 = 37,73 gam

Câu 26 :

Chất nào sau đây khi lấy cùng số mol và cho vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được lượng khí nhiều nhất ?

  • A

    FeS.

  • B

    FeSO4.

  • C

    Fe(OH)2.

  • D

    Fe.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết các PTHH của các chất tác dụng với H2SO4 đặc => số mol SO2 thu được

Lời giải chi tiết :

2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O

2FeSO4 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O

2Fe(OH)2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

=> chất tạo ra nhiều SO2 nhất là FeS

Câu 27 :

Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

  • A

    MgSO4 và FeSO4.      

  • B

    MgSO4.

  • C

    MgSO4 và Fe2(SO4)3.

  • D

    MgSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

H2SO4 đặc tác dụng với Fe tạo Fe3+, vì Fe còn dư nên 1 phần Fe tác dụng với Fe3+ sinh ra muối Fe2+

Lời giải chi tiết :

Vì có 1 phần Fe không tan => 1 phần Fe dư phản ứng với Fe2(SO4)3

=> muối thu được gồm MgSO4 và FeSO4

Câu 28 :

Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là

  • A

    32,65%.

  • B

    35,95%.

  • C

    37,86%.

  • D

    23,97%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tìm số mol H2SO4 trong 100 ml dd X => số mol H2SO4 trong 200 ml dd X

$Trong\,200ml\,X:{H_2}S{O_4}.nS{O_3} + n{H_2}O\xrightarrow{{}}(n + 1){H_2}S{O_4}$

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,015\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,03$

$ \to \frac{{n + 1}}{1} = \frac{{0,03}}{{0,015}} \to oleum$

Lời giải chi tiết :

Gọi CT của oleum là H2SO4.nSO3

${n_{NaOH}} = 0,2.0,15 = 0,03\,mol$ (trong 100ml dd X)

$Trong\,\,\,\,100ml\,\,X:{H_2}S{O_4}\,\,\,\, + \,\,2NaOH\,\,\xrightarrow{{}}\,\,\,N{a_2}S{O_4}\,\,\, + \,\,\,2{H_2}O$

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,015\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \leftarrow 0,03$

$Trong\,\,\,\,200ml\,\,X:\,\,\,\,\,{H_2}S{O_4}.nS{O_3}\,\,\,\, + \,\,\,n{H_2}O\xrightarrow{{}}\,\,(n + 1){H_2}S{O_4}$

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,015\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,03$

$ \to \frac{{n + 1}}{1} = \frac{{0,03}}{{0,015}} = 2 \to n = 1 \to oleum:\,{H_2}S{O_4}.S{O_3}$

$ \to \% {m_S} = \frac{{32.2}}{{98 + 80}} \cdot 100\% = 35,95\% $

 

Câu 29 :

Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại phần chất rắn không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là

  • A

    2,80.

  • B

    6,72.

  • C

    3,36.

  • D

    4,48.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bảo toàn electron cho toàn bộ quá trình:  $4.{n_{{O_2}}} = 2.{n_{Fe}} + 4.{n_S}$

Lời giải chi tiết :

nFe = nS = 0,1 mol

Xét toàn bộ quá trình phản ứng: Fe → Fe+2 ; S → S+4 ; O2 → 2O+2

Bảo toàn electron cho toàn bộ quá trình:  $4.{n_{{O_2}}} = 2.{n_{Fe}} + 4.{n_S}$

=> nO2 = 0,15 mol => V = 3,36 lít

Câu 30 :

Cho hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 tác dụng hoàn toàn với H2SO­4 đặc vừa đủ, thu được dung dịch Y và 23,52 lít khí SO2 (đktc). Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa Z. Nung kết tủa Z đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn. Khối lượng hỗn hợp X là

  • A

    39,6 gam.       

  • B

    19,2 gam.

  • C

    20,4 gam.       

  • D

    36,8 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

$X\,\,\left\{ \begin{gathered}Fe:x\,\,mol \hfill \\S:y\,\,mol \hfill \\ \end{gathered} \right.\,\,\xrightarrow{{ + \,{H_2}S{O_4}}}\,\,Y\,\left\{\begin{gathered}F{e_2}{(S{O_4})_3} \hfill \\S{O_2} \hfill \\ \end{gathered} \right.\,\,\xrightarrow{{ + \,NaOH}}\,\,Z\,\left\{ {Fe{{(OH)}_3} \downarrow \,\,\xrightarrow{{{t^o}}}} \right.\,\,F{e_2}{O_3}$

+) Bảo toàn e : ne cho  = ne nhận ­→ PT(1)

${n_{S{O_2}}}$ = ${n_{S{O_2}\,(1)}} + {n_{S{O_2}\,(2)}}$ → PT(2)

+) Tính nFe => PT(3)

+) Giải hệ phương trình => tính khối lượng hỗn hợp

Lời giải chi tiết :

Quy đổi hỗn hợp X về Fe và S với số mol lần lượt là x và y mol

$X\,\,\left\{ \begin{gathered}Fe:x\,\,mol \hfill \\S:y\,\,mol \hfill \\ \end{gathered} \right.\,\,\xrightarrow{{ + \,{H_2}S{O_4}}}\,\,Y\,\left\{\begin{gathered}F{e_2}{(S{O_4})_3} \hfill \\S{O_2} \hfill \\ \end{gathered} \right.\,\,\xrightarrow{{ + \,NaOH}}\,\,Z\,\left\{ {Fe{{(OH)}_3} \downarrow \,\,\xrightarrow{{{t^o}}}} \right.\,\,F{e_2}{O_3}$

${n_{S{O_2}}} = \,\,\frac{{23,52}}{{22,4}}\,\, = \,\,1,05\,\,mol$

Xét quá trình cho – nhận e:

Bảo toàn e : ne cho  = ne nhận ­→ 3x + 4y = 2a (1)

${n_{S{O_2}}}$ = ${n_{S{O_2}\,(1)}} + {n_{S{O_2}\,(2)}}$ →  y + a = 1,05 (2)

${n_{F{e_2}{O_3}}} = \,\,\frac{{16}}{{160}}\,\, = \,\,0,1\,mol$ → nFe = 2.0,1 = 0,2 mol → x = 0,2     (3)

Từ (1), (2), (3) → x = 0,2; y = 0,25; a = 0,8

→ mhỗn hợp X = mFe + mS  = 56.0,2 + 32.0,25 = 19,2gam

close