Bài 22: Cái cầu trang 102 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Trao đổi cùng bạn: Kể về một cái cầu mà em biết. Bạn nhỏ được cha kể những gì về cây cầu vừa bắc xong. Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng gì thú vị. Qua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, em có cảm nhận gì về quê hương của bạn nhỏ. Nêu nhận xét của em về bạn nhỏ trong bài thơ. Bài thơ có những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào. Em thích hình ảnh so sánh hay nhân hoá nào trong bài thơ

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

 

 

Khởi động

 

 

Trao đổi cùng bạn: Kể về một cái cầu mà em biết. 

 

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của bản thân để trao đổi với bạn về một câu cầu.

 

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo: Cầu Long Biên

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên nằm bắc ngang qua sông Hồng, nối hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm của thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, cầu Long Biên còn được xem là một chứng tích lịch sử quan trọng đã chứng kiến những thăng trầm của Hà Nội qua cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Cầu Long Biên được xây dựng vào năm 1898, khánh thành vào ngày 28/02/1902 và đến nay cầu đã nhuốm màu của thời gian dù đã được tu sửa nhiều lần. Vì vậy, sau quần thể Tháp Bút – đền Ngọc Sơn cùng chùa Một Cột, cầu Long Biên là một trong những biểu tượng đặc trưng và độc đáo nhất về lịch sử, văn hóa Hà Nội do con người tạo ra.

 

Bài đọc

 

 

CÁI CẦU

(Trích)

Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu 

Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu 

Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế 

Con cho mẹ xem, cho xem hơi lâu.


Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê! 

Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ 

Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió 

Con kiến sang ngòi bắc cầu lá tre.

Yêu cái cầu tre lối sang bà ngoại 

Như võng trên sông ru người qua lại 

Dưới cầu, thuyền chở đá, chở vôi 

Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi.


Yêu hơn cả cầu ao mẹ thường đãi đỗ 

Là cái cầu này ảnh chụp xa xa 

Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã 

Con cứ gọi cái cầu của cha.

(Phạm Tiến Duật)

Từ ngữ

- Chum: đồ vật bằng đất nung loại to, miệng tròn, giữa phình ra, dùng để đựng nước hoặc các loại hạt.

- Ngòi: đường nước chảy tự nhiên, thông với sông hoặc đầm, hồ.

- Thuyền thoi: thuyền nhỏ và dài, hai đầu nhọn, có hình giống cái thoi dệt vải.

- Cầu Hàm Rồng: cầu bắc qua sông Mã ở thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

 

Phương pháp giải:

 

 

Lời giải chi tiết:

 

 

Câu 1

 

 

1. Bạn nhỏ được cha kể những gì về cây cầu vừa bắc xong? 

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu thơ thứ ba trong khổ thơ thứ nhất của bài đọc để tìm câu trả lời.

“Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế”

 

Lời giải chi tiết:

Bạn nhỏ được cha kể về cây cầu vừa bắc xong: Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu, xe lửa sắp qua.

 

Câu 2

 

 

2. Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng gì thú vị? 

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ ba khổ thơ còn lại của bài đọc để tìm câu trả lời. 

 

Lời giải chi tiết:

Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng gì thú vị:

- Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ 

- Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió 

- Con kiến sang ngòi bắc cầu lá tre.

- Cái cầu tre lối sang bà ngoại

- Cầu ao mẹ thường đãi đỗ 

 

Câu 3

 

 

3. Qua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, em có cảm nhận gì về quê hương của bạn nhỏ? 

 

Phương pháp giải:

Em dựa vào hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại ở khổ thơ thứ ba của bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

 

Lời giải chi tiết:

Qua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, em cảm nhận quê hương của bạn nhỏ là vùng sông nước và có thuyền buồm tấp nập qua lại.

 

Câu 4

 

 

4. Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu nào? Vì sao? 

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn thơ cuối cùng của bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

 

Lời giải chi tiết:

Bạn nhỏ yêu nhất là cây cầu trong bức ảnh của cha, là "cái cầu của cha”. Vì đối với bạn nhỏ thì đó là cây cầu của cha, do chính cha bắc cho xe lửa chạy qua sông sâu. Điều đó khiến cây cầu vốn xa lạ trở nên gần gũi và thân thương. 

 

Câu 5

 

 

5. Nêu nhận xét của em về bạn nhỏ trong bài thơ. 

 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc, suy nghĩ và nêu nhận xét về bạn nhỏ trong bài thơ. 

 

Lời giải chi tiết:

Bạn nhỏ trong bài thơ là người rất yêu thương cha mẹ, trân quý những điều cha làm ra. Vì thế cậu yêu cái cầu cha vừa bắc qua sông sâu nhất và thân mật gọi là cái cầu của cha. Ngoài ra cậu còn là người rất giàu trí tưởng tượng. Nhìn chiếc cầu của cha, cậu liên tưởng được biết bao nhiêu cái cầu thú vị. 

* Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu. 

 

Luyện tập

 

 

Câu 1:

1. Tìm những hình ảnh so sánh trong bài thơ. Theo em, cách so sánh đó có gì thú vị? 

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để tìm những hình ảnh so sánh và nêu điều thú vị. 

 

Lời giải chi tiết:

- Những hình ảnh so sánh trong bài thơ:

Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại

Như võng trên sông ru người qua lại

=> Điều thú vị: Cách so sánh này làm nổi bật sự chông chênh của câu cầu, khiến câu cầu treo lối sang bà ngoại trở nên sinh động, gần gũi. Ngoài ra còn giúp câu văn trở nên bay bổng.

 

Câu 2

 

 

2. Bài thơ có những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào? 

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời. 

 

Lời giải chi tiết:

Bài thơ có con sáo và con kiến, con nhện được nhân hóa. 

Chúng được nhân hóa bằng cách tả chúng giống như con người biết bắc cầu.

 

Câu 3

 

 

3. Em thích hình ảnh so sánh hay nhân hoá nào trong bài thơ? Vì sao? 

 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

 

Lời giải chi tiết:

Em thích câu "Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ". Vì đó là câu thơ có hình ảnh rất sáng tạo, đầy ngộ nghĩnh của tác giả khiến con nhện cũng như con người, biết làm việc, biết bắc cầu. Qua đó giúp câu thơ trở nên sinh động, gần gũi.

 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close