Văn bản Thư lại dụ Vương Thông (Tái dụ Vương Thông thư)Kính cẩn gửi thư tới trước cửa quân của quan Tổng binh cùng các vị đại nhân. Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thể thì mất biến thành còn nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
Thư lại dụ Vương Thông (Tái dụ Vương Thông thư) (trích Quân trung từ mệnh tập) Nguyễn Trãi Kính cẩn gửi thư tới trước cửa quân của quan Tổng binh cùng các vị đại nhân. Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thể thì mất biến thành còn nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được? Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hoà, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hảo đắp luỹ, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được. Cổ nhân có nói: “Bụng dạ người khác la lường đoán biết”, nghĩa là thế đó. Xưa kia, Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không dầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy. Huống nay phương bắc có giặc Đại Nguyên, phía nam lo nội loạn các xứ Tầm Châu, một vùng Giang Tả còn không tự giữ xong, huống lại mưu đồ sang nước khác ư? Các ông không hiểu sự thế, bị người đánh thua, lại còn chực mượn cái oai Trương Phụ, thế là đấng đại trượng phu chăng? (...) Sự thế ngày nay, cho dẫu ngôi cao có đem quân cả nước sang chăng nữa, cũng chỉ thúc nhanh sự bại vong mà thôi, huống là Trương Phụ chỉ tự đến nộp mạng thì đâu có gì đáng nói! Xưa Hán Chiêu Liệt, chỉ là chi nhánh đòi xa của họ Lưu, mà Khổng Minh làm cho đại nghiệp phục hưng được, huống hồ con cháu vua Trần, mệnh trời đã cho, lòng người đã theo, thì Ngô làm sao có thể cướp được! Vả kẻ hào kiệt ngày xưa, chưa gặp thời thì ẩn, thấy thời cơ thì trỗi dậy. Cho nên Y Doãn là người cày ruộng ở đồng Sản, Thái Công là kẻ câu cá ở sông Vị, rồi sau một người thì làm vương tá, một người thì làm để sư, đấy là người cao quý chăng? Là người bần tiện chăng? Còn như Mộ Dung nước Yên, Thạch Lặc nước Triệu, đó là người Trung Quốc chăng? Hay là người man rợ chăng? Ngẫm kĩ lời các ông nói, thật là lời nói của tiểu nhân man rọ chứ không phải là lời nói của người Trung Quốc vậy. Nay sức hết kế cùng quân sĩ nhọc mệt, trong thiếu lương thực, ngoài không viện binh, bám hờ cụm đất nhỏ nhoi, nghỉ tạm cái thành tro trọi, há chẳng phải như thịt trên thót, cả trong nổi sao? Thế mà lại còn muốn lừa dối dẫn nước tôi, dụ dỗ những điều phi nghĩa. Họ là những kẻ trung thần nghĩa sĩ, ngay cả khi thời cùng vận khốn, nếm mật nằm gai, cũng còn chẳng chịu mưu đồ kia khác, lẽ nào ngày nay lại đi tin nghe những lòi bất nghĩa của bọn các ông hay sao? Chỉe người Nam trong thành nhớ mến chủ cũ, cũng như người Ngô ở đây không kham nổi khốn khổ, họ sẽ cùng hùa hại lại các ông rồi dẫn nhau ra hàng, giống như Trương Phi, Lã Bổ, lại bị chính bộ hạ giết hại, đó là lẽ tất nhiên thôi. Nay ở các thành, từ Đô ti trở xuống, đều cảm giận bọn các ông đã lừa dối họ, ai cũng buông lời oán thán. Hoặc đã có người hiến kế hạ thành, lại có kẻ trèo luỹ trốn ra ngoài, chế tạo chiến cụ, sửa đóng xe thang. Bọn người đang bị khốn ấy lại sẽ giết lẫn nhau, hà tất phải đợi đến quân sĩ của tôi nữa. Nay tỉnh hộ các ông thì có sáu điều phải thua. Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cẩu sàn, rào luỹ sụp lở, củi có thiếu thốn, ngựa chết quân ốm. Đó là điều phải thua thứ nhất. Xưa Đường Thái Tông bắt Kiến Đức mà Thế Sung ra hàng'. Nay các con đường, cửa ải xa xôi hiểm trở đều bị binh lính và voi chiến của lôi đồn giữ, nếu viện binh có đến, thì cũng muôn phần tất phải thua; viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt. Đó là điều phải thua thứ hai. Quân mạnh ngựa khoẻ nay đều đóng cả ở biên giới phía bắc để phòng bị quân Nguyên, không rỗi nhìn đến miền nam. Đó là điều phải thua thứ ba. Luôn luôn động binh đạo, liên tiếp bày đánh dẹp, dân sống không yên, nhao nhao thất vọng. Đó là diều phải thua thứ tư. Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi, người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến. Đó là điều phải thua thứ năm. Nay tôi dấy nghĩa binh, trên dưới cùng lòng anh hùng hết sức, quân sĩ càng luyện, khí giỏi càng tỉnh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc. Còn quân sĩ trong thành thì đều mỏi mệt, tự chuốc bại tác giả cho rằng quân giặc vong. Đó là điều phải thua thứ sáu. Nay giữ cái thành cỏn con để chờ sáu điều tất bại, tôi lấy làm tiếc cho các ông lắm! Người xưa có câu: “Nước xa không cứu dược lửa gần”. Giá viện binh có đến, cũng chẳng ích gì cho sự bại vong. Trước Phương Chính, Mã Kỳ chuyên làm điều hà khắc bạo ngược, dân chúng lầm than, thiên hạ oán thán. Đào phần mộ ở làng ấp tới, bắt vợ con của dần lôi, người sống bị hại, người chết ngậm oan. Nếu các ông biết xét kĩ sự thể, nhận rõ thời cơ, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp trước cửa quân, thì sẽ tránh cho người trong thành khỏi bị giết, hàn gắn vết thương trong nước, hoà hảo lại thông, can qua dứt hẳn. Như muốn kéo quân về nước, thì cầu đường sửa sang, thuyền ghe sắm đủ, thuỷ bộ hai đường, tuỳ theo ý muốn, đưa quân ra cõi, yên ổn muôn phần. Tôi sẽ giữ phận bề tôi, không thiếu chức cống. Nếu như không nghe theo như thế, thì nên chỉnh quân bày trận, giao chiến với tôi ở chốn đồng bằng, quyết một trận được thua, để xem khéo vụng, chứ không nên ở chúi trong xó hang cùng (...) mà mang cái nhục khăn yếm như thế. (Phan Duy Tiếp dịch, Nguyễn Văn Nguyên hiệu dinh, in trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, quyển I, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, NXB Văn học, 1999, tr.544–547) Quảng cáo
|