Trắc nghiệm Bài 6. Phản xạ - Sinh 8

Đề bài

Câu 1 :

Nêu cấu tạo của nơ ron

  • A

    Gồm thân trong đó chứa nhân

  • B

    Xung quanh thân có nhiều sợi nhánh, có 1 sợi trục dài bên ngoài có bao miêlin

  • C

    Cuối sợi trục phân nhánh là nơi tiếp xúc với cơ quan thụ cảm hoặc với các nơ ron khác

  • D

    Cả A. B và C

Câu 2 :

Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì ?

  • A

    Cảm ứng và phân tích các thông tin

  • B

    Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin

  • C

    Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh

  • D

    Tiếp nhận và trả lời kích thích

Câu 3 :

Cảm ứng là gì ?

  • A

    Là khả năng phân tích thông tin và trả lời các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.

  • B

    Là khả năng làm phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền chúng tới trung khu phân tích.

  • C

    Là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh.

  • D

    Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.

Câu 4 :

Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron thành 3 loại : nơron hướng tâm, nơron trung gian và nơron li tâm ?

  • A

    Hình thái

  • B

    Tuổi thọ

  • C

    Chức năng

  • D

    Cấu tạo

Câu 5 :

Nơron hướng tâm có đặc điểm

  • A

    Nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng liên hệ giữa các nơron.

  • B

    Có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

  • C

    Có thân nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời.

  • D

    Cả A và B.

Câu 6 :

Nơron vận động còn được gọi là:

  • A

    Nơron hướng tâm

  • B

    Nơron li tâm

  • C

    Nơron liên lạc

  • D

    Nơron trung gian

Câu 7 :

Nơron li tâm có đặc điểm

  • A

    Nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng liên hệ giữa các nơron.

  • B

    Nó thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

  • C

    Có thân nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời.

  • D

    Cả A và B.

Câu 8 :

Vai trò của Nơron trung gian là :

  • A

    truyền xung thần kinh về trung ương.

  • B

    truyền xung thần kinh đến cơ quan trả lời .

  • C

    liên hệ giữa các nơron.

  • D

    nối các vùng của trung ương thần kinh.

Câu 9 :

Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần kinh ?

  • A

    Nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động

  • B

    Nơron cảm giác và nơron vận động

  • C

    Nơron liên lạc và nơron cảm giác

  • D

    Nơron liên lạc và nơron vận động

Câu 10 :

Các sợi ngắn xuất phát từ các nơron có lên gọi là:

  • A

    Sợi trục

  • B

    Sợi nhánh

  • C

    Sợi trục và sợi nhánh

  • D

    Các dây thần kinh

Câu 11 :

Phản xạ là

  • A

    phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

  • B

    phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường nhờ các chất hoá học

  • C

    khả năng trả lời kích thích.

  • D

    khả năng thu nhận kích thích.

Câu 12 :

Ví dụ nào sau đây không phải phản xạ

  • A
    Trời nóng, cơ thể đổ mồ hôi
  • B
    Khi nghe thấy tiếng gọi tên mình, ta ngoảnh lại
  • C
    Chạm tay vào lá cây trinh nữ, lá cây cụp lại
  • D
    Đưa thức ăn vào miệng, nước bọt được tiết ra
Câu 13 :

Hiện tượng người sờ tay vào vật nóng thì rụt lại và hiện tượng chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cụp lại có gì giống nhau ?

  • A

    Đều là phản xạ ở sinh vật.

  • B

    Đều là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật

  • C

    Đều là sự trả lời lại các kích thích của môi trường.

  • D

    Cả B và C.

Câu 14 :

Phản xạ ở động vật khác cảm ứng ở thực vật ở đặc điểm nào sau đây ?

  • A

    Phản xạ ở động vật diễn ra nhanh hơn.

  • B

    Phản xạ ở động vật dễ nhận biết hơn.

  • C

    Phản xạ ở động vật chính xác hơn.

  • D

    Cả A, B và C.

Câu 15 :

Một cung phản xạ được xây dựng từ bao nhiêu yếu tố ?

  • A

    5 yếu tố

  • B

    4 yếu tố

  • C

    3 yếu tố

  • D

    6 yếu tố

Câu 16 :

Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:

  • A

    Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng

  • B

    Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng

  • C

    Cơ quan thụ cảm, nơron trung gian, cơ quan phản ứng

  • D

    Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm

Câu 17 :

Khi chạm tay phải gai nhọn , trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co ngón tay?

  • A
    Thụ quan đau ở da→ nơron hướng tâm → tủy sống → các cơ ngón tay.
  • B
    Thụ quan đau ở da→ nơron hướng tâm → tủy sống → nơron li tâm → các cơ ngón tay.
  • C
    Thụ quan đau ở da → nơron li tâm → tủy sống→ nơron hướng tâm  → các cơ ngón tay.
  • D
    Thụ quan đau ở da → tủy sống → nơron li tâm → các cơ ngón tay.
Câu 18 :

Trong cung phản xạ, cơ quan nào có vai trò phân tích và truyền xung thần kinh tới trả lời kích thích ?

  • A
    Cơ quan phản ứng
  • B
    Trung ương thần kinh
  • C
    Cơ quan thụ cảm
  • D
    Cả 3 cơ quan trên
Câu 19 :

Loại xung thần kinh nào dưới đây không xuất hiện trong một cung phản xạ ?

1. Xung thần kinh li tâm

2. Xung thần kinh li tâm điều chỉnh

3. Xung thần kinh thông báo ngược

4. Xung thần kinh hướng tâm

  • A

    1, 2

  • B

    2, 3

  • C

    1, 4

  • D

    1, 3

Câu 20 :

Tuyensinh247.com - Hội sinh năm 2005 - 🕯🕯🕯 Đã mem nào từng chạm tay vào  vật nóng phải nhanh chóng rụt tay lại chưa nhỉ? 💡💡 Hiện tượng đó gọi là  PHẢN

Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu ?

  • A

    Bán cầu đại não

  • B

    Tủy sống

  • C

    Tiểu não

  • D

    Trụ giữa

Câu 21 :

Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn kiễng chân lên để hái. Đây là một ví dụ về

  • A

    vòng phản xạ.

  • B

    cung phản xạ

  • C

    phản xạ không điều kiện.

  • D

    sự thích nghi.

Câu 22 :

Phát biểu nào sau đây là chính xác ?

  • A

    Vòng phản xạ được xây dựng từ 4 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian, nơron hướng tâm và cơ quan phản ứng.

  • B

    Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược.

  • C

    Cung phản xạ bao gồm vòng phản xạ và đường liên hệ ngược.

  • D

    Cung phản xạ được xây dựng từ 3 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian và cơ quan phản ứng.

Câu 23 :

Vòng phản xạ khác cung phản xạ ở

  • A
    Không có cơ quan phản ứng
  • B
    Không có cơ quan tiếp nhận kích thích
  • C
    Có nơron hướng tâm và li tâm
  • D
    Có sự phản ứng ngược về trung ương thần kinh
Câu 24 :

Bộ phận nào sẽ gửi thông báo ngược về trung ương thần kinh trong vòng phản xạ

  • A
    Cơ quan phản ứng
  • B
    Cơ quan tiếp nhận
  • C
    Dây thần kinh hướng tâm
  • D
    Cả 3 cơ quan trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nêu cấu tạo của nơ ron

  • A

    Gồm thân trong đó chứa nhân

  • B

    Xung quanh thân có nhiều sợi nhánh, có 1 sợi trục dài bên ngoài có bao miêlin

  • C

    Cuối sợi trục phân nhánh là nơi tiếp xúc với cơ quan thụ cảm hoặc với các nơ ron khác

  • D

    Cả A. B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nơron có cấu tạo gồm:

- Thân trong đó chứa nhân

- Xung quanh thân có nhiều sợi nhánh, có 1 sợi trục dài bên ngoài có bao miêlin

- Cuối sợi trục phân nhánh là nơi tiếp xúc với cơ quan thụ cảm hoặc với các nơ ron khác

Câu 2 :

Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì ?

  • A

    Cảm ứng và phân tích các thông tin

  • B

    Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin

  • C

    Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh

  • D

    Tiếp nhận và trả lời kích thích

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nơron có hai chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh

+ Cảm ứng: khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.

+ Dẫn truyền xung thần kinh: khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định, từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân noron và truyền dọc theo sợi trục nhờ xinap.

Câu 3 :

Cảm ứng là gì ?

  • A

    Là khả năng phân tích thông tin và trả lời các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.

  • B

    Là khả năng làm phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền chúng tới trung khu phân tích.

  • C

    Là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh.

  • D

    Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cảm ứng: khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.

Câu 4 :

Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron thành 3 loại : nơron hướng tâm, nơron trung gian và nơron li tâm ?

 

  • A

    Hình thái

  • B

    Tuổi thọ

  • C

    Chức năng

  • D

    Cấu tạo

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào chức năng, người ta phân chia các nơron thành 3 loại

Câu 5 :

Nơron hướng tâm có đặc điểm

  • A

    Nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng liên hệ giữa các nơron.

  • B

    Có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

  • C

    Có thân nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời.

  • D

    Cả A và B.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nơron hướng tâm có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

Câu 6 :

Nơron vận động còn được gọi là:

  • A

    Nơron hướng tâm

  • B

    Nơron li tâm

  • C

    Nơron liên lạc

  • D

    Nơron trung gian

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nơron vận động còn được gọi là nơron li tâm.

Câu 7 :

Nơron li tâm có đặc điểm

  • A

    Nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng liên hệ giữa các nơron.

  • B

    Nó thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

  • C

    Có thân nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời.

  • D

    Cả A và B.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nơron li tâm (nơron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.

Câu 8 :

Vai trò của Nơron trung gian là :

  • A

    truyền xung thần kinh về trung ương.

  • B

    truyền xung thần kinh đến cơ quan trả lời .

  • C

    liên hệ giữa các nơron.

  • D

    nối các vùng của trung ương thần kinh.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vai trò của Nơron trung gian là liên hệ giữa các nơron.

Câu 9 :

Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần kinh ?

  • A

    Nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động

  • B

    Nơron cảm giác và nơron vận động

  • C

    Nơron liên lạc và nơron cảm giác

  • D

    Nơron liên lạc và nơron vận động

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nơron liên lạc và nơron vận động có thân nằm trong trung ương thần kinh

Câu 10 :

Các sợi ngắn xuất phát từ các nơron có lên gọi là:

  • A

    Sợi trục

  • B

    Sợi nhánh

  • C

    Sợi trục và sợi nhánh

  • D

    Các dây thần kinh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các sợi ngắn xuất phát từ các nơron có lên gọi là sợi nhánh.

Câu 11 :

Phản xạ là

  • A

    phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

  • B

    phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường nhờ các chất hoá học

  • C

    khả năng trả lời kích thích.

  • D

    khả năng thu nhận kích thích.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

Câu 12 :

Ví dụ nào sau đây không phải phản xạ

  • A
    Trời nóng, cơ thể đổ mồ hôi
  • B
    Khi nghe thấy tiếng gọi tên mình, ta ngoảnh lại
  • C
    Chạm tay vào lá cây trinh nữ, lá cây cụp lại
  • D
    Đưa thức ăn vào miệng, nước bọt được tiết ra

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hay bên ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh.

Lời giải chi tiết :

Phản xạ có ở động vật có hệ thần kinh.

VD C: Chạm tay vào lá cây trinh nữ, lá cây cụp lại không phải là phản xạ.

Câu 13 :

Hiện tượng người sờ tay vào vật nóng thì rụt lại và hiện tượng chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cụp lại có gì giống nhau ?

  • A

    Đều là phản xạ ở sinh vật.

  • B

    Đều là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật

  • C

    Đều là sự trả lời lại các kích thích của môi trường.

  • D

    Cả B và C.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng người sờ tay vào vật nóng thì rụt lại=> là phản xạ

Hiện tượng chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cụp lại => cảm ứng ở thực vật

Cả hai đều là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật.

Câu 14 :

Phản xạ ở động vật khác cảm ứng ở thực vật ở đặc điểm nào sau đây ?

  • A

    Phản xạ ở động vật diễn ra nhanh hơn.

  • B

    Phản xạ ở động vật dễ nhận biết hơn.

  • C

    Phản xạ ở động vật chính xác hơn.

  • D

    Cả A, B và C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Ở thực vật:

  + Cảm ứng thường là các phản ứng diễn ra chậm, gồm ứng động và hướng động

  + Do các thành phần bên trong thực hiện.

- Ở động vật:

  + Phản xạ ở động vật diễn ra nhanh hơn

  + Có sự tham gia của hệ thần kinh

Câu 15 :

Một cung phản xạ được xây dựng từ bao nhiêu yếu tố ?

  • A

    5 yếu tố

  • B

    4 yếu tố

  • C

    3 yếu tố

  • D

    6 yếu tố

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Một cung phản xạ được xây dựng từ 5 yếu tố

Câu 16 :

Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:

  • A

    Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng

  • B

    Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng

  • C

    Cơ quan thụ cảm, nơron trung gian, cơ quan phản ứng

  • D

    Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thành phần 1 cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, 3 noron (noron hướng tâm, noron trung gian và noron li tâm) và cơ quan phản ứng.

Câu 17 :

Khi chạm tay phải gai nhọn , trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co ngón tay?

  • A
    Thụ quan đau ở da→ nơron hướng tâm → tủy sống → các cơ ngón tay.
  • B
    Thụ quan đau ở da→ nơron hướng tâm → tủy sống → nơron li tâm → các cơ ngón tay.
  • C
    Thụ quan đau ở da → nơron li tâm → tủy sống→ nơron hướng tâm  → các cơ ngón tay.
  • D
    Thụ quan đau ở da → tủy sống → nơron li tâm → các cơ ngón tay.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thụ quan đau ở da→ nơron hướng tâm → tủy sống → nơron li tâm → các cơ ngón tay.

Câu 18 :

Trong cung phản xạ, cơ quan nào có vai trò phân tích và truyền xung thần kinh tới trả lời kích thích ?

  • A
    Cơ quan phản ứng
  • B
    Trung ương thần kinh
  • C
    Cơ quan thụ cảm
  • D
    Cả 3 cơ quan trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong cung phản xạ, cơ quan nào có vai trò phân tích và truyền xung thần kinh tới trả lời kích thích là của trung ương thần kinh.

Câu 19 :

Loại xung thần kinh nào dưới đây không xuất hiện trong một cung phản xạ ?

1. Xung thần kinh li tâm

2. Xung thần kinh li tâm điều chỉnh

3. Xung thần kinh thông báo ngược

4. Xung thần kinh hướng tâm

  • A

    1, 2

  • B

    2, 3

  • C

    1, 4

  • D

    1, 3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Xung thần kinh li tâm điều chỉnh và xung thần kinh thông báo ngược không xuất hiện trong một cung phản xạ.

Câu 20 :

Tuyensinh247.com - Hội sinh năm 2005 - 🕯🕯🕯 Đã mem nào từng chạm tay vào  vật nóng phải nhanh chóng rụt tay lại chưa nhỉ? 💡💡 Hiện tượng đó gọi là  PHẢN

Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu ?

  • A

    Bán cầu đại não

  • B

    Tủy sống

  • C

    Tiểu não

  • D

    Trụ giữa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trung tâm xử lý thông tin nằm ở tủy sống.

Câu 2: Hãy hoàn chỉnh chú thích về đường đi của xung thần kinh trong hình  sau. (2 điểm) 4 8. 12 5 3 Xung thần kinh

Câu 21 :

Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn kiễng chân lên để hái. Đây là một ví dụ về

  • A

    vòng phản xạ.

  • B

    cung phản xạ

  • C

    phản xạ không điều kiện.

  • D

    sự thích nghi.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đây là một ví dụ về vòng phản xạ

Câu 22 :

Phát biểu nào sau đây là chính xác ?

  • A

    Vòng phản xạ được xây dựng từ 4 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian, nơron hướng tâm và cơ quan phản ứng.

  • B

    Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược.

  • C

    Cung phản xạ bao gồm vòng phản xạ và đường liên hệ ngược.

  • D

    Cung phản xạ được xây dựng từ 3 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian và cơ quan phản ứng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược.

Câu 23 :

Vòng phản xạ khác cung phản xạ ở

  • A
    Không có cơ quan phản ứng
  • B
    Không có cơ quan tiếp nhận kích thích
  • C
    Có nơron hướng tâm và li tâm
  • D
    Có sự phản ứng ngược về trung ương thần kinh

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vòng phản xạ có sự truyền xung thần kinh ngược từ cơ quan phản ứng về trung ương thần kinh, còn cung phản xạ thì không có.

Câu 24 :

Bộ phận nào sẽ gửi thông báo ngược về trung ương thần kinh trong vòng phản xạ

  • A
    Cơ quan phản ứng
  • B
    Cơ quan tiếp nhận
  • C
    Dây thần kinh hướng tâm
  • D
    Cả 3 cơ quan trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cơ quan phản ứng sẽ gửi thông báo ngược về trung ương thần kinh trong vòng phản xạ.

close