Trắc nghiệm Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp - Sinh 8

Đề bài

Câu 1 :

Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì ?

  • A

    Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic

  • B

    Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi

  • C

    Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic

  • D

    Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ

Câu 2 :

Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào?

  • A

    Trao đổi khí ở phổi

  • B

    Trao đổi khí ở tế bào

  • C

    Sự thở: trao đổi khí ở phổi với môi trường

  • D

    Cả A, B và C

Câu 3 :

Hoạt động hô hấp có vai trò gì ?

  • A

    Cung cấp ôxi cho tế bào để tổng hợp các chất hữu cơ

  • B

    Thải loại khí cacbônic ra khỏi cơ thể

  • C

    Làm sạch và làm ẩm không khí, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại

  • D

    Đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể được bình thường

Câu 4 :

Nói sự sống gắn liền với sự thở vì

  • A

    mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng.

  • B

    khi ngừng thở mọi hoạt động sống sẽ ngừng, cơ thể sẽ chết.

  • C

    lấy ôxi vào để ôxi hoá chất dinh dưỡng giải phóng năng lượng cần cho sự sống.

  • D

    thải CO2 và nước sinh ra trong quá trình ôxi hoá ở tế bào.

Câu 5 :

Hệ hô hấp gồm

  • A
    Các tế bào mao mạch.
  • B
    Hai lá phối.
  • C

    Hệ thống đường dẫn khí

  • D
    Cả B và C.
Câu 6 :

Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp ?

  • A

    Thanh quản 

  • B

    Thực quản

  • C

    Khí quản 

  • D

    Phế quản

Câu 7 :

Không khí được sưởi ấm tại khoang mũi là nhờ

  • A

    có lưới mao mạch dày đặc.

  • B

    cánh mũi rộng và dày.

  • C

    trong mũi có nhiêu lông mũi.

  • D

    có lớp niêm mạc tiết ra các chất nhầy.

Câu 8 :

Bộ phận nào của đường hô hấp có vai trò chủ yếu là bảo vệ, diệt trừ các tác nhân gây hại?

  • A

    Phế quản

  • B

    Khí quản

  • C

    Thanh quản  

  • D

    Họng

Câu 9 :

Loại sụn nào dưới đây có vai trò đậy kín đường hô hấp khi chúng ta nuốt thức ăn ?

  • A

    Sụn thanh thiệt

  • B

    Sụn nhẫn

  • C

    Sụn giáp

  • D

    Tất cả các phương án còn lại

Câu 10 :

Tại sao khi ăn không nên cười nói ?

  • A
    Cười nói có thể làm cho thức ăn khó trôi xuống thực quản
  • B
    Cười, nói làm nắp thanh quản mở, thức ăn có thể rơi vào thanh quản gây ho, sặc..
  • C
    Cười, nói làm nước bọt không được tiết ra, thức ăn sẽ khó tiêu hoá
  • D
    Khi ăn, nói sẽ không rõ, người khác không hiểu.
Câu 11 :

Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với

  • A

    họng và phế quản.

  • B

    phế quản và mũi

  • C

    họng và thanh quản

  • D

    thanh quản và phế quản.

Câu 12 :

Khí quản người được tạo thành bởi bao nhiêu vòng sụn khuyết hình chữ C ?

  • A

    20 – 25 vòng sụn

  • B

    15 – 20 vòng sụn

  • C

    10 – 15 vòng sụn

  • D

    25 – 30 vòng sụn

Câu 13 :

Bộ phận nào dưới đây ngoài chức năng hô hấp còn kiêm thêm vai trò khác ?

  • A

    Khí quản 

  • B

    Thanh quản

  • C

    Phổi 

  • D

    Phế quản

Câu 14 :

Đường dẫn khí có chức năng gì?

  • A

    Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.

  • B

    Trao đổi khí ở phổi và tế bào.

  • C

    Dẫn khí, làm ấm, làm ẩm không khí và bảo vệ phổi.

  • D

    Bảo vệ hệ hô hấp.

Câu 15 :

Nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài là:

  • A
    Khoang mũi.
  • B
    Thanh quản.
  • C
    Khí quản và phế quản.
  • D
    Phổi.
Câu 16 :

Chức năng trao đổi O2 và CO2 được thực hiện ở

  • A
    Động mạch.
  • B
    Tĩnh mạch,
  • C
    Khí quản
  • D
    Phế nang
Câu 17 :

Phổi người trưởng thành có khoảng

  • A

    200 – 300 triệu phế nang.

  • B

    800 – 900 triệu phế nang.

  • C

    700 – 800 triệu phế nang

  • D

    500 – 600 triệu phế nang

Câu 18 :

Vì sao phổi phải có số lượng phế nang lớn, khoảng 700 – 800 triệu phế nang?

  • A

    Nhằm tăng lượng khí hít vào

  • B

    Nhằm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí

  • C

    Tăng tính đàn hồi của mô phổi.

  • D

    Giúp thở sâu hơn.

Câu 19 :

Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng ?

  • A

    4 lớp    

  • B

    3 lớp

  • C

    2 lớp    

  • D

    1 lớp

Câu 20 :

Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là

  • A

    lá thành.  

  • B

    lá tạng.

  • C

    phế nang.   

  • D

    phế quản

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì ?

  • A

    Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic

  • B

    Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi

  • C

    Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic

  • D

    Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic.

Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật

Câu 2 :

Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào?

  • A

    Trao đổi khí ở phổi

  • B

    Trao đổi khí ở tế bào

  • C

    Sự thở: trao đổi khí ở phổi với môi trường

  • D

    Cả A, B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

+ Sự thở: trao đổi khí ở phổi với môi trường.

+ Trao đổi khí ở phổi: CO2 từ máu vào tế bào phổi, O2 từ tế bào phổi vào máu.

+ Trao đồi khí ở tế bào: O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu.

Câu 3 :

Hoạt động hô hấp có vai trò gì ?

  • A

    Cung cấp ôxi cho tế bào để tổng hợp các chất hữu cơ

  • B

    Thải loại khí cacbônic ra khỏi cơ thể

  • C

    Làm sạch và làm ẩm không khí, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại

  • D

    Đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể được bình thường

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hoạt động hô hấp có vai trò đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể được bình thường.

Câu 4 :

Nói sự sống gắn liền với sự thở vì

  • A

    mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng.

  • B

    khi ngừng thở mọi hoạt động sống sẽ ngừng, cơ thể sẽ chết.

  • C

    lấy ôxi vào để ôxi hoá chất dinh dưỡng giải phóng năng lượng cần cho sự sống.

  • D

    thải CO2 và nước sinh ra trong quá trình ôxi hoá ở tế bào.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi ngừng thở mọi hoạt động sống sẽ ngừng, cơ thể sẽ chết → sự sống gắn liền với sự thở.

Câu 5 :

Hệ hô hấp gồm

  • A
    Các tế bào mao mạch.
  • B
    Hai lá phối.
  • C

    Hệ thống đường dẫn khí

  • D
    Cả B và C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hệ hô hấp gồm phổi và hệ thống đường dẫn khí.

Câu 6 :

Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp ?

  • A

    Thanh quản 

  • B

    Thực quản

  • C

    Khí quản 

  • D

    Phế quản

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thực quản không thuộc hệ hô hấp.

Câu 7 :

Không khí được sưởi ấm tại khoang mũi là nhờ

  • A

    có lưới mao mạch dày đặc.

  • B

    cánh mũi rộng và dày.

  • C

    trong mũi có nhiêu lông mũi.

  • D

    có lớp niêm mạc tiết ra các chất nhầy.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bên trong khoang mũi có lưới mao mạch dày đặc → làm ấm không khí.

Câu 8 :

Bộ phận nào của đường hô hấp có vai trò chủ yếu là bảo vệ, diệt trừ các tác nhân gây hại?

  • A

    Phế quản

  • B

    Khí quản

  • C

    Thanh quản  

  • D

    Họng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Họng có vai trò chủ yếu là bảo vệ, diệt trừ các tác nhân gây hại.

Câu 9 :

Loại sụn nào dưới đây có vai trò đậy kín đường hô hấp khi chúng ta nuốt thức ăn ?

  • A

    Sụn thanh thiệt

  • B

    Sụn nhẫn

  • C

    Sụn giáp

  • D

    Tất cả các phương án còn lại

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sụn này nằm ở dưới đáy lưỡi, có thể đậy kín đường hô hấp khi ta nuốt thức ăn.

Lời giải chi tiết :

Thanh thiệt là một cái nắp sụn nhỏ nằm ở dưới đáy lưỡi có nhiệm vụ ngăn không cho thức ăn đi lạc vào khí quản khi nuốt

Câu 10 :

Tại sao khi ăn không nên cười nói ?

  • A
    Cười nói có thể làm cho thức ăn khó trôi xuống thực quản
  • B
    Cười, nói làm nắp thanh quản mở, thức ăn có thể rơi vào thanh quản gây ho, sặc..
  • C
    Cười, nói làm nước bọt không được tiết ra, thức ăn sẽ khó tiêu hoá
  • D
    Khi ăn, nói sẽ không rõ, người khác không hiểu.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi ăn, nếu cười, nói có thể làm thức ăn rơi vào đường dẫn khí gây ho, sặc do nắp thanh quản mở.

Câu 11 :

Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với

  • A

    họng và phế quản.

  • B

    phế quản và mũi

  • C

    họng và thanh quản

  • D

    thanh quản và phế quản.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khí quản là bộ phận nối liền với thanh quản và phế quản

Câu 12 :

Khí quản người được tạo thành bởi bao nhiêu vòng sụn khuyết hình chữ C ?

  • A

    20 – 25 vòng sụn

  • B

    15 – 20 vòng sụn

  • C

    10 – 15 vòng sụn

  • D

    25 – 30 vòng sụn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khí quản người được tạo thành bởi 15 – 20 vòng sụn khuyết hình chữ C

Câu 13 :

Bộ phận nào dưới đây ngoài chức năng hô hấp còn kiêm thêm vai trò khác ?

  • A

    Khí quản 

  • B

    Thanh quản

  • C

    Phổi 

  • D

    Phế quản

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thanh quản ngoài chức năng hô hấp còn kiêm thêm vai trò phát ra âm thanh.

Câu 14 :

Đường dẫn khí có chức năng gì?

  • A

    Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.

  • B

    Trao đổi khí ở phổi và tế bào.

  • C

    Dẫn khí, làm ấm, làm ẩm không khí và bảo vệ phổi.

  • D

    Bảo vệ hệ hô hấp.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí, làm ấm, làm ẩm không khí và bảo vệ phổi.

Câu 15 :

Nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài là:

  • A
    Khoang mũi.
  • B
    Thanh quản.
  • C
    Khí quản và phế quản.
  • D
    Phổi.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phổi là cơ quan trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường.

Câu 16 :

Chức năng trao đổi O2 và CO2 được thực hiện ở

  • A
    Động mạch.
  • B
    Tĩnh mạch,
  • C
    Khí quản
  • D
    Phế nang

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chức năng trao đổi O2 và CO2 được thực hiện ở các phế nang ở phổi với mao mạch.

Câu 17 :

Phổi người trưởng thành có khoảng

  • A

    200 – 300 triệu phế nang.

  • B

    800 – 900 triệu phế nang.

  • C

    700 – 800 triệu phế nang

  • D

    500 – 600 triệu phế nang

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phổi người trưởng thành có khoảng 700 – 800 triệu phế nang.

Câu 18 :

Vì sao phổi phải có số lượng phế nang lớn, khoảng 700 – 800 triệu phế nang?

  • A

    Nhằm tăng lượng khí hít vào

  • B

    Nhằm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí

  • C

    Tăng tính đàn hồi của mô phổi.

  • D

    Giúp thở sâu hơn.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phổi phải có số lượng phế nang lớn → Nhằm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí.

Câu 19 :

Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng ?

  • A

    4 lớp    

  • B

    3 lớp

  • C

    2 lớp    

  • D

    1 lớp

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi 2 lớp màng

Câu 20 :

Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là

  • A

    lá thành.  

  • B

    lá tạng.

  • C

    phế nang.   

  • D

    phế quản

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là lá thành.

close