Trắc nghiệm Bài 40. Lực ma sát - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương, chiều như thế nào và có tác dụng gì?

  • A

    phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau; có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.

  • B

    phương nằm ngang, chiều hướng về phía trước; có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.

  • C

    phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau; có tác dụng làm cản trở chuyển động.

  • D
    phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống; có tác dụng làm thúc đẩy chuyển động.
Câu 2 :

Một người ra sức đẩy thùng hàng mà nó vẫn đứng yên. Lực nào cân bằng với lực đẩy của người và có tác dụng gì?

  • A

    Lực ma sát nghỉ; thúc đẩy chuyển động

  • B

    Lực ma sát nghỉ; cản trở chuyển động

  • C

    Lực ma sát trượt; thúc đẩy chuyển động

  • D
    Lực ma sát trượt; cản trở chuyển động
Câu 3 :

Khi phanh gấp, lực ma sát xuất hiện ở những chỗ nào và có tác dụng gì đối với chuyển động của xe đạp?

  • A

    giữa má phanh và vành bánh xe; cản trở chuyển động của xe đạp

  • B

    giữa lốp xe và mặt đường; cản trở chuyển động của xe đạp

  • C

    giữa má phanh và vành bánh xe; thúc đẩy chuyển động của xe đạp

  • D
    cả A và B đều đúng
Câu 4 :

Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?

  • A

    Lực hút của Trái Đất

  • B

    Lực ma sát nghỉ

  • C

    Lực ma sát trượt

  • D
    Cả 3 lực trên.
Câu 5 : Lực ma sát nghỉ là:
  • A

    lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác

  • B

    lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy

  • C

    lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác

  • D
    cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 6 :

Phương và chiều của lực ma sát:

  • A

    cùng phương, cùng chiều với lực tác dụng

  • B

    cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng

  • C

    phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng lên trên

  • D
    phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng xuống dưới
Câu 7 : Lực ma sát là lực:
  • A

    Lực tiếp xúc

  • B

    Lực không tiếp xúc

  • C

    Lực đẩy

  • D
    Lực hút
Câu 8 :

Lực nào trong hình vẽ sau đây không phải là lực ma sát?

  • A

    Hình B

  • B

    Hình D

  • C
    Hình A
  • D
    Hình C
Câu 9 :

Lực ma sát trong trường hợp nào sau đây có tác dụng thúc đẩy chuyển động?

  • A

    Lực ma sát khi ô tô phanh gấp

  • B

    Lực ma sát giữa tay và các vật khi cầm, nắm

  • C

    Lực ma sát giữa phấn và bảng khi viết bảng

  • D
    Lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường khi xe đứng yên trên dốc.
Câu 10 :

Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?

  • A

    Do ma sát giữa lốp xe mà mặt đường lớn

  • B

    Do cao su nóng lên

  • C

    Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường

  • D
    Do lực hút của mặt đường.
Câu 11 :

Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được. Tại sao? Phải làm thế nào để xe thoát khỏi vũng bùn?

  • A

    Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát nghỉ.

  • B

    Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát trượt.

  • C

    Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát nghỉ.

  • D
    Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát trượt.
Câu 12 : Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng lên vật một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2 N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có:
  • A

    phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ 2N.

  • B

    phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N.

  • C

    phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N.

  • D
    phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N.
Câu 13 :

Các vận động viên đua xe khi muốn tăng tốc độ phải cúi gập người xuống (hình vẽ). Tại sao lại như vậy?

  • A

    Để giảm trấn thương

  • B

    Để giảm lực cản của không khí

  • C

    Để tăng lực cản của không khí

  • D
    Để tăng thêm vẻ đẹp cho các vận động viên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương, chiều như thế nào và có tác dụng gì?

  • A

    phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau; có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.

  • B

    phương nằm ngang, chiều hướng về phía trước; có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.

  • C

    phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau; có tác dụng làm cản trở chuyển động.

  • D
    phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống; có tác dụng làm thúc đẩy chuyển động.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương nằm ngang, chiều hướng về phía trước.

=> Có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.

Câu 2 :

Một người ra sức đẩy thùng hàng mà nó vẫn đứng yên. Lực nào cân bằng với lực đẩy của người và có tác dụng gì?

  • A

    Lực ma sát nghỉ; thúc đẩy chuyển động

  • B

    Lực ma sát nghỉ; cản trở chuyển động

  • C

    Lực ma sát trượt; thúc đẩy chuyển động

  • D
    Lực ma sát trượt; cản trở chuyển động

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Một người ra sức đẩy, thùng hàng vẫn đứng yên => Xuất hiện lực ma sát nghỉ cân bằng với lực đẩy của người => Cản trở chuyển động của thùng hàng.

Câu 3 :

Khi phanh gấp, lực ma sát xuất hiện ở những chỗ nào và có tác dụng gì đối với chuyển động của xe đạp?

  • A

    giữa má phanh và vành bánh xe; cản trở chuyển động của xe đạp

  • B

    giữa lốp xe và mặt đường; cản trở chuyển động của xe đạp

  • C

    giữa má phanh và vành bánh xe; thúc đẩy chuyển động của xe đạp

  • D
    cả A và B đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi phanh gấp, lực ma sát xuất hiện: giữa má phanh và vành bánh xe; giữa lốp xe và mặt đường.

+ Lưc ma sát giữa má phanh và vành bánh xe giữ cho bánh xe quay chậm và dừng quay

+ Lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường làm cho xe dừng lại.

=> Cản trở chuyển động của xe đạp.

Câu 4 :

Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?

  • A

    Lực hút của Trái Đất

  • B

    Lực ma sát nghỉ

  • C

    Lực ma sát trượt

  • D
    Cả 3 lực trên.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lực giúp chiếc bút không trượt khỏi tay là lực ma sát nghỉ. Lực này giúp cho chiếc bút không trượt khỏi tay khi có tác dụng của các lực khác như: trọng lực,…

Câu 5 : Lực ma sát nghỉ là:
  • A

    lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác

  • B

    lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy

  • C

    lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác

  • D
    cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết về lực ma sát nghỉ.

Lời giải chi tiết :

Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy

Câu 6 :

Phương và chiều của lực ma sát:

  • A

    cùng phương, cùng chiều với lực tác dụng

  • B

    cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng

  • C

    phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng lên trên

  • D
    phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng xuống dưới

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết về lực ma sát.

Lời giải chi tiết :

Lực ma sát cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng lên vật.

Câu 7 : Lực ma sát là lực:
  • A

    Lực tiếp xúc

  • B

    Lực không tiếp xúc

  • C

    Lực đẩy

  • D
    Lực hút

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết về lực ma sát.

Lời giải chi tiết :

Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

Câu 8 :

Lực nào trong hình vẽ sau đây không phải là lực ma sát?

  • A

    Hình B

  • B

    Hình D

  • C
    Hình A
  • D
    Hình C

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

Suy ra hình B, C, D là lực ma sát.

Hình A không phải là lực ma sát vì lực này xuất hiện khi có vật đặt lên.

Câu 9 :

Lực ma sát trong trường hợp nào sau đây có tác dụng thúc đẩy chuyển động?

  • A

    Lực ma sát khi ô tô phanh gấp

  • B

    Lực ma sát giữa tay và các vật khi cầm, nắm

  • C

    Lực ma sát giữa phấn và bảng khi viết bảng

  • D
    Lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường khi xe đứng yên trên dốc.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Khi ô tô phanh gấp, lực ma sát làm xe dừng lại => cản trở chuyển động.

- Khi tay cầm nắm các vật, lực ma sát giữ cho các vật không bị rơi => cản trở chuyển động

- Xe đứng yên trên dốc nhờ có lực ma sát giữ không cho xe chuyển động => cản trở chuyển động

- Khi viết bảng, ma sát trượt giữa  đầu viên phấn và bảng giúp chúng ta viết được chữ => thúc đẩy chuyển động.

Câu 10 :

Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?

  • A

    Do ma sát giữa lốp xe mà mặt đường lớn

  • B

    Do cao su nóng lên

  • C

    Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường

  • D
    Do lực hút của mặt đường.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa là do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường.

Câu 11 :

Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được. Tại sao? Phải làm thế nào để xe thoát khỏi vũng bùn?

  • A

    Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát nghỉ.

  • B

    Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát trượt.

  • C

    Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát nghỉ.

  • D
    Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát trượt.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được là do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường rất nhỏ, chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi.

- Để xe có thể thoát khỏi vũng bùn thì phải tăng lực ma sát nghỉ bằng cách đổ cát, đá, gạch vụn,…vào.

Câu 12 : Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng lên vật một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2 N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có:
  • A

    phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ 2N.

  • B

    phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N.

  • C

    phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N.

  • D
    phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Lực ma sát cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng lên vật.

- Sử dụng lý thuyết về lực ma sát nghỉ.

Lời giải chi tiết :

- Do lực ma sát cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng lên vật nên lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có phương nằm ngang, chiều hướng từ phải sang trái.

- Tác dụng lực 2 N mà vật vẫn nằm yên, chứng tỏ lực ma sát nghỉ phải có độ lớn lớn hơn 2 N.

Câu 13 :

Các vận động viên đua xe khi muốn tăng tốc độ phải cúi gập người xuống (hình vẽ). Tại sao lại như vậy?

  • A

    Để giảm trấn thương

  • B

    Để giảm lực cản của không khí

  • C

    Để tăng lực cản của không khí

  • D
    Để tăng thêm vẻ đẹp cho các vận động viên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Độ lớn của lực cản của không khí cũng càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớn.

Lời giải chi tiết :

Các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gần như song song với mặt đường để hạn chế lực cản của không khí tác dụng, giúp chuyển động nhanh hơn.

close