Trắc nghiệm Bài 35. Lực và biểu diễn lực - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do:

  • A

    lực của chân đẩy bạn đó nhảy lên

  • B

    lực của đất tác dụng lên chân bạn đó

  • C

    chân bạn đó tiếp xúc với đất

  • D

    lực của đất tác dụng lên dây

Câu 2 :

Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ:

  • A

    không thay đổi

  • B

    tăng dần

  • C

    giảm dần

  • D

    tăng dần hoặc giảm dần

Câu 3 :

Khi người thợ đóng đinh vào tường thì lực nào đã làm đinh cắm vào tường?

  • A

    lực hút của tường tác dụng vào đinh

  • B

    lực đẩy của búa tác dụng vào đinh

  • C

    lực đẩy của búa tác dụng vào tường

  • D

    lực của tường tác dụng vào búa

Câu 4 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Bạn An đã tác dụng vào thước nhựa một ______ làm thước nhựa bị uốn cong.

  • A

    lực kéo

  • B

    lực đẩy

  • C

    lực nén

  • D

    lực hút

Câu 5 :

Tác dụng của vật nặng lên lò xo trong hình vẽ là:

  • A

    làm cho lò xo bị dãn ra

  • B

    làm cho lò xo bị nén lại

  • C

    không có tác dụng gì

  • D

    cả A và B đều đúng

Câu 6 :

Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?

  • A

    Đọc một trang sách

  • B

    Kéo một gàu nước

  • C

    Nâng một tấm gỗ

  • D

    Đẩy một chiếc xe

Câu 7 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A … lên vật B.”

  • A

    tác dụng lực

  • B

    làm biến dạng

  • C

    tác dụng đẩy

  • D
    tác dụng kéo
Câu 8 :

Một người nâng một thùng hàng lên theo phương thẳng đứng với lực có độ lớn 100 N. Lực đó được biểu diễn bằng hình vẽ nào sau đây? (tỉ xích 1 cm ứng với 50 N).

  • A

  • B

  • C

  • D

Câu 9 :

Cách diễn tả lực phù hợp với hình vẽ là:

(cho tỉ lệ xích 1 cm ứng với 10 N).

  • A

    Lực tác dụng vào vật có độ lớn 30 N, phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái

  • B

    Lực tác dụng vào vật có độ lớn 60 N, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải

  • C

    Lực tác dụng vào vật có độ lớn 30 N, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải

  • D

    Lực tác dụng vào vật có độ lớn 3 N, phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái

Câu 10 :

Hình nào biểu diễn đúng lực sau với tỉ lệ xích 1 cm ứng với 2 N.

Lực F có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 4 N.

  • A

  • B

  • C

  • D

Câu 11 :

Hình nào biểu diễn đúng lực trên hình vẽ, biết độ lớn của lực là 3 N.

  • A
  • B
  • C
  • D
Câu 12 :

Các đặc trưng của lực trong hình vẽ sau đây là:

  • A

    Điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải

  • B

    Điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái

  • C

    Điểm đặt tại vật, phương xiên tạo với mặt phẳng ngang góc 450, chiều từ dưới lên trên.

  • D
    Điểm đặt tại vật, phương xiên tạo với mặt phẳng ngang góc 450, chiều từ trên xuống dưới
Câu 13 :

Để biểu diễn lực, người ta dùng:

  • A

    một đường thẳng

  • B

    một đoạn thẳng

  • C

    một mũi tên

  • D
    nhiều đoạn thẳng
Câu 14 :

Hình nào biểu diễn đúng lực do búa đóng đinh vào tường với tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N?

  • A

    Hình B

  • B

    Hình D

  • C

    Hình A

  • D
    Hình C
Câu 15 :

Hãy chọn câu trả lời đúng. Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

  • A

    Phương, chiều

  • B

    Điểm đặt, phương, chiều

  • C

    Điểm đặt, phương, độ lớn

  • D

    Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn

Câu 16 :

Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?

  • A

    \({F_3} > {F_2} > {F_1}\)

  • B

    \({F_2} > {F_3} > {F_1}\)

  • C

    \({F_1} > {F_2} > {F_3}\)

  • D

    Một cách sắp xếp khác

Câu 17 :

Đâu là đặc trưng của lực?

  • A

    Độ lớn của lực

  • B

    Phương và chiều của lực

  • C

    Điểm đặt của lực

  • D
    Cả 3 đặc trưng trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do:

  • A

    lực của chân đẩy bạn đó nhảy lên

  • B

    lực của đất tác dụng lên chân bạn đó

  • C

    chân bạn đó tiếp xúc với đất

  • D

    lực của đất tác dụng lên dây

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi nhảy dây, chân tiếp xúc với đất, lực của đất tác dụng lên chân bạn đó làm bạn đó nhảy lên được.

Câu 2 :

Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ:

  • A

    không thay đổi

  • B

    tăng dần

  • C

    giảm dần

  • D

    tăng dần hoặc giảm dần

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi có một lực  tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ:

+ giảm dần nếu lực tác dụng là lực cản làm cản trở chuyển động của bóng như: lực cản của sân, …

+ tăng dần nếu lực tác dụng thúc đẩy chuyển động của bóng.

Câu 3 :

Khi người thợ đóng đinh vào tường thì lực nào đã làm đinh cắm vào tường?

  • A

    lực hút của tường tác dụng vào đinh

  • B

    lực đẩy của búa tác dụng vào đinh

  • C

    lực đẩy của búa tác dụng vào tường

  • D

    lực của tường tác dụng vào búa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi người thợ đóng đinh vào tường thì lực nào đã làm đinh cắm vào tường thì búa đã tác dụng một lực đẩy vào đinh khiến đinh cắm vào tường.

Câu 4 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Bạn An đã tác dụng vào thước nhựa một ______ làm thước nhựa bị uốn cong.

  • A

    lực kéo

  • B

    lực đẩy

  • C

    lực nén

  • D

    lực hút

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bạn An đã tác dụng vào thước nhựa một lực nén làm thước nhựa bị uốn cong.

Câu 5 :

Tác dụng của vật nặng lên lò xo trong hình vẽ là:

  • A

    làm cho lò xo bị dãn ra

  • B

    làm cho lò xo bị nén lại

  • C

    không có tác dụng gì

  • D

    cả A và B đều đúng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tác dụng của vật nặng lên lò xo trong hình vẽ làm cho lò xo bị dãn ra.

Câu 6 :

Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?

  • A

    Đọc một trang sách

  • B

    Kéo một gàu nước

  • C

    Nâng một tấm gỗ

  • D

    Đẩy một chiếc xe

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.

+ Ta thấy các hoạt động: kéo một gàu nước, nâng một tấm gỗ, đẩy một chiếc xe đều phải dùng đến lực.

+ Đọc một trang sách, ta chỉ cần nhìn và đọc chứ không phải dùng lực.

Câu 7 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A … lên vật B.”

  • A

    tác dụng lực

  • B

    làm biến dạng

  • C

    tác dụng đẩy

  • D
    tác dụng kéo

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A tác dụng lực lên vật B.

Câu 8 :

Một người nâng một thùng hàng lên theo phương thẳng đứng với lực có độ lớn 100 N. Lực đó được biểu diễn bằng hình vẽ nào sau đây? (tỉ xích 1 cm ứng với 50 N).

  • A

  • B

  • C

  • D

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lực của người nâng thùng hàng lên theo phương thẳng đứng, có chiều hướng lên trên và độ lớn 100 N tương ứng với độ dài 2 cm.

Lực đó được biểu diễn bằng hình vẽ sau:

Câu 9 :

Cách diễn tả lực phù hợp với hình vẽ là:

(cho tỉ lệ xích 1 cm ứng với 10 N).

  • A

    Lực tác dụng vào vật có độ lớn 30 N, phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái

  • B

    Lực tác dụng vào vật có độ lớn 60 N, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải

  • C

    Lực tác dụng vào vật có độ lớn 30 N, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải

  • D

    Lực tác dụng vào vật có độ lớn 3 N, phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ hình vẽ ta thấy, lực tác dụng vào vật có:

+ Phương nằm ngang

+ Chiều từ trái qua phải

+ Mũi tên có độ dài là 3 cm tương ứng với độ lớn là: 3. 10 = 30 N

Vậy lực tác dụng vào vật có độ lớn 30 N, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải

Câu 10 :

Hình nào biểu diễn đúng lực sau với tỉ lệ xích 1 cm ứng với 2 N.

Lực F có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 4 N.

  • A

  • B

  • C

  • D

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lực F có:

+ phương ngang

+ chiều từ trái sang phải

+ độ lớn 4 N tương ứng với 2 cm.

được biểu diễn như sau:

Câu 11 :

Hình nào biểu diễn đúng lực trên hình vẽ, biết độ lớn của lực là 3 N.

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết biểu diễn lực: Biểu diễn các đặc trưng của lực bằng một mũi tên.

Lời giải chi tiết :

Độ lớn lực kéo là 3N => ta quy ước 1 cm chiều dài mũi tên ứng với 1 N.

Lực kéo khối gỗ (hình vẽ) có:

- Điểm đặt: tại khối gỗ

- Phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái.

- Độ lớn: 3 N ứng với độ dài 3 cm.

=> Hình A biểu diễn đúng.

Câu 12 :

Các đặc trưng của lực trong hình vẽ sau đây là:

  • A

    Điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải

  • B

    Điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái

  • C

    Điểm đặt tại vật, phương xiên tạo với mặt phẳng ngang góc 450, chiều từ dưới lên trên.

  • D
    Điểm đặt tại vật, phương xiên tạo với mặt phẳng ngang góc 450, chiều từ trên xuống dưới

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ hình vẽ, ta thấy, lực có:

- Điểm đặt tại vật

- Phương xiên tạo với mặt phẳng ngang góc 450

- Chiều từ dưới lên trên.

Câu 13 :

Để biểu diễn lực, người ta dùng:

  • A

    một đường thẳng

  • B

    một đoạn thẳng

  • C

    một mũi tên

  • D
    nhiều đoạn thẳng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong Vật lí,  người ta dùng một mũi tên để biểu diễn các đặc trưng của lực.

Câu 14 :

Hình nào biểu diễn đúng lực do búa đóng đinh vào tường với tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N?

  • A

    Hình B

  • B

    Hình D

  • C

    Hình A

  • D
    Hình C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lực do búa đóng đinh vào tường có:

- Điểm đặt: tại đinh => A, B sai

- Phương: nằm ngang => A sai

- Chiều: hướng vào tường => D sai

Suy ra: hình C đúng

Câu 15 :

Hãy chọn câu trả lời đúng. Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

  • A

    Phương, chiều

  • B

    Điểm đặt, phương, chiều

  • C

    Điểm đặt, phương, độ lớn

  • D

    Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

- Gốc là điểm đặt của lực.

- Phương và chiều là phương và chiều của lực.

- Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

Câu 16 :

Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?

  • A

    \({F_3} > {F_2} > {F_1}\)

  • B

    \({F_2} > {F_3} > {F_1}\)

  • C

    \({F_1} > {F_2} > {F_3}\)

  • D

    Một cách sắp xếp khác

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Gọi tỉ lệ xích của biểu diễn lực như hình bằng a

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{F_1} = a\\{F_2} = 2{\rm{a}}\\{F_3} = 3{\rm{a}}\end{array} \right.\)

Ta suy ra: \({F_3} = \frac{3}{2}{F_2} = 3{F_1} \to {F_3} > {F_2} > {F_1}\)

Câu 17 :

Đâu là đặc trưng của lực?

  • A

    Độ lớn của lực

  • B

    Phương và chiều của lực

  • C

    Điểm đặt của lực

  • D
    Cả 3 đặc trưng trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mỗi lực đều có 4 đặc trưng cơ bản là: điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.

close