Trắc nghiệm Bài 37. Lực hấp dẫn và trọng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Kết luận nào sau đây là sai khi nói về trọng lượng của vật?

  • A

    Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

  • B

    Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.

  • C

    Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

  • D

    Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật.

Câu 2 :

Một quyển sách 100 g và một quả cân bằng sắt 100 g đặt gần nhau trên mặt bàn.

Nhận xét nào sau đây là không đúng?

  • A

    Hai vật có cùng trọng lượng

  • B

    Hai vật có cùng thể tích

  • C

    Hai vật có cùng khối lượng

  • D

    Có lực hấp dẫn giữa hai vật

Câu 3 :

Hãy cho biết trọng lượng của túi kẹo có khối lượng 150 g là:

  • A

    15 N

  • B

    1,5 N

  • C

    150 N

  • D

    0,15 N

Câu 4 :

Một ô tô có khối lượng là 5 tấn thì trọng lượng của ô tô đó là

  • A

    5 N

  • B

    500 N

  • C

    5000 N

  • D

    50000 N

Câu 5 :

Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết

  • A

    trọng lượng của vật đó

  • B

    thể tích của vật đó

  • C

    khối lượng của vật đó

  • D

    so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác

Câu 6 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

    Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi

  • B

    Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó

  • C

    Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

  • D

    Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó

Câu 7 :

Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng

  • A

    2 N

  • B

    20 N

  • C

    200 N

  • D

    2000 N

Câu 8 : Trái Đất hút quả táo thì quả táo có hút Trái Đất không? Nếu có thì lực này gọi là gì?
  • A

    Có. Lực đẩy

  • B

    Không. Lực đẩy

  • C

    Có. Lực hấp dẫn

  • D
    Không. Lực hấp dẫn
Câu 9 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Mọi vật có khối lượng đều …bằng một lực. Lực này gọi là …”

  • A

    đẩy nhau, lực hấp dẫn

  • B

    hút nhau, lực hấp dẫn

  • C

    đẩy nhau, lực đẩy

  • D
    hút nhau, lực hút
Câu 10 :

Thiết bị nào đo trọng lượng?

Cân

Lực kế

Câu 11 :

Đâu là mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng?

  • A

    m = P x g

  • B

    g = m x P

  • C

    P = m x g

  • D

    \(P = \dfrac{m}{g}\)

Câu 12 :

Khối lượng phụ thuộc vào địa điểm đo.

Đúng
Sai
Câu 13 : Một vận động viên võ thuật có khối lượng 82 kg. Trọng lượng của người đó là
  • A

    8,2 N

  • B
    82 N
  • C
    820 N
  • D
    8200 N
Câu 14 :

Trọng lượng của một vật là:

  • A

    Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên vật đó

  • B

    Phương của trọng lực tác dụng lên vật đó

  • C

    Chiều của trọng lực tác dụng lên vật đó

  • D

    Đơn vị của trọng lực tác dụng lên vật đó

Câu 15 :

Đơn vị của trọng lực là:

  • A

    Niuton (N)

  • B

    Gam (g)

  • C

    Niuton trên mét (N/m)

  • D

    Không có đơn vị

Câu 16 :

Một vật có khối lượng \(500g\), trọng lượng của nó là:

  • A

    \(5N\)

  • B

    \(50N\)

  • C

    \(500N\)

  • D

    \(5000N\)

Câu 17 :

Trọng lượng là số đo lượng vật chất?

Đúng
Sai
Câu 18 :

Trọng lượng cho một cái thùng là 8500 N. Khối lượng của nó là bao nhiêu?

  • A

    \(8500 kg\)

  • B

    \(850 kg\)

  • C

    \(850 N\)

  • D

    \(8500 N\)

Câu 19 :

Hãy chọn câu đúng trong các câu sau: Khi cân một túi đường bằng một cân đồng hồ.

  • A

    Cân chỉ trọng lượng của túi đường.

  • B

    Cân chỉ khối lượng của túi đường.

  • C

    Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân.

  • D

    Khối lượng của túi đường làm quay kim của cân.

Câu 20 :

Nếu so sánh một quả cân \(1 kg\) và một tập giấy \(1 kg\) thì

  • A

    tập giấy có khối lượng lớn hơn.

  • B

    quả cân có trọng lượng lớn hơn.

  • C

    quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau.

  • D

    quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau.

Câu 21 :

Lực nào sau đây biểu diễn trọng lực?

  • A

    \(\overrightarrow {{P_2}} \)

  • B

    \(\overrightarrow {{P_3}} \)

  • C

    \(\overrightarrow {{P_4}} \)

  • D

    \(\overrightarrow {{P_2}} \) và \(\overrightarrow {{P_3}} \)

Câu 22 :

Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất?

  • A

    Quả bưởi rụng trên cây xuống

  • B

    Hai nam châm hút nhau

  • C

    Đẩy chiếc tủ gỗ chuyển động trên sàn nhà

  • D
    Căng buồm để thuyền có thể chạy trên mặt nước
Câu 23 : Trọng lượng thường được kí hiệu:
  • A

    P

  • B
    N
  • C
    m
  • D
    kg

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Kết luận nào sau đây là sai khi nói về trọng lượng của vật?

  • A

    Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

  • B

    Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.

  • C

    Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

  • D

    Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút tác dụng lên vật, ó thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

Trọng lượng P = 10m => Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật và không phụ thuộc vào thể tích vật.

Câu 2 :

Một quyển sách 100 g và một quả cân bằng sắt 100 g đặt gần nhau trên mặt bàn.

Nhận xét nào sau đây là không đúng?

  • A

    Hai vật có cùng trọng lượng

  • B

    Hai vật có cùng thể tích

  • C

    Hai vật có cùng khối lượng

  • D

    Có lực hấp dẫn giữa hai vật

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Một quyển sách 100 g và một quả cân bằng sắt 100 g đặt gần nhau trên mặt bàn => có cùng khối lượng là 100 g, có cùng trọng lượng là 1 N, có lực hấp dẫn giữa chúng và có thể tích khác nhau.

Câu 3 :

Hãy cho biết trọng lượng của túi kẹo có khối lượng 150 g là:

  • A

    15 N

  • B

    1,5 N

  • C

    150 N

  • D

    0,15 N

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N.

Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N.

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N.

Trọng lượng của túi kẹo là \(\dfrac{{150.1}}{{100}} = 1,5N\)

Câu 4 :

Một ô tô có khối lượng là 5 tấn thì trọng lượng của ô tô đó là

  • A

    5 N

  • B

    500 N

  • C

    5000 N

  • D

    50000 N

Đáp án : D

Phương pháp giải :

1 tấn = 1000 kg

1 kg = 10 N

Lời giải chi tiết :

Ta có: 5 tấn = 5000 kg

=> 5000 kg = 5000.10 = 50000 N

Câu 5 :

Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết

  • A

    trọng lượng của vật đó

  • B

    thể tích của vật đó

  • C

    khối lượng của vật đó

  • D

    so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để biết khối lượng của một vật, người ta dùng cân để đo.

Câu 6 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

    Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi

  • B

    Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó

  • C

    Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

  • D

    Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khối lượng là số đo lượng chất của một vật, nó không phụ thuộc vào trọng lượng của vật.

Câu 7 :

Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng

  • A

    2 N

  • B

    20 N

  • C

    200 N

  • D

    2000 N

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N.

Suy ra trọng lượng của vật 2 kg là \(2.10 = 20N\)

Câu 8 : Trái Đất hút quả táo thì quả táo có hút Trái Đất không? Nếu có thì lực này gọi là gì?
  • A

    Có. Lực đẩy

  • B

    Không. Lực đẩy

  • C

    Có. Lực hấp dẫn

  • D
    Không. Lực hấp dẫn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau. Lực hút của các vật có khối lượng gọi là lực hấp dẫn.

Câu 9 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Mọi vật có khối lượng đều …bằng một lực. Lực này gọi là …”

  • A

    đẩy nhau, lực hấp dẫn

  • B

    hút nhau, lực hấp dẫn

  • C

    đẩy nhau, lực đẩy

  • D
    hút nhau, lực hút

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Mọi vật có khối lượng đều hút nhau bằng một lực. Lực này gọi là lực hấp dẫn

Câu 10 :

Thiết bị nào đo trọng lượng?

Cân

Lực kế

Đáp án

Cân

Lực kế

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Để đo độ lớn của lực, ta dùng lực kế.

Câu 11 :

Đâu là mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng?

  • A

    m = P x g

  • B

    g = m x P

  • C

    P = m x g

  • D

    \(P = \dfrac{m}{g}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng là: P = m x g

Câu 12 :

Khối lượng phụ thuộc vào địa điểm đo.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Khối lượng là số đo lượng chất của vật. Nó không phụ thuộc vào địa điểm đo.

Câu 13 : Một vận động viên võ thuật có khối lượng 82 kg. Trọng lượng của người đó là
  • A

    8,2 N

  • B
    82 N
  • C
    820 N
  • D
    8200 N

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức: P = 10.m, với m là khối lượng của vật.

Lời giải chi tiết :

Vận động viên có khối lượng m = 82 kg.

Vậy trọng lượng của vận động viên đó là:

\(P = 10.m = 10.82 = 820N\)

Câu 14 :

Trọng lượng của một vật là:

  • A

    Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên vật đó

  • B

    Phương của trọng lực tác dụng lên vật đó

  • C

    Chiều của trọng lực tác dụng lên vật đó

  • D

    Đơn vị của trọng lực tác dụng lên vật đó

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng của một vật là cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên vật đó

Câu 15 :

Đơn vị của trọng lực là:

  • A

    Niuton (N)

  • B

    Gam (g)

  • C

    Niuton trên mét (N/m)

  • D

    Không có đơn vị

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có: Đơn vị của lực là Niuton (N)

Trọng lực là một lực nên đơn vị sẽ là Niutơn (N)

Câu 16 :

Một vật có khối lượng \(500g\), trọng lượng của nó là:

  • A

    \(5N\)

  • B

    \(50N\)

  • C

    \(500N\)

  • D

    \(5000N\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng của một vật nặng $1kg$ là $10 N$

Vậy, \(500g = 0,5kg\) sẽ có trọng lượng là \(\dfrac{{10}}{2} = 5\,N\)

Câu 17 :

Trọng lượng là số đo lượng vật chất?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Sử dụng khái niệm trọng lượng 

Lời giải chi tiết :

- Trọng lượng là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

- Khối lượng là số đo lượng chất của vật đó.

Suy ra: Trọng lượng là số đo lượng vật chất là khái niệm sai.

Câu 18 :

Trọng lượng cho một cái thùng là 8500 N. Khối lượng của nó là bao nhiêu?

  • A

    \(8500 kg\)

  • B

    \(850 kg\)

  • C

    \(850 N\)

  • D

    \(8500 N\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng và khối lượng liên kết với nhau theo công thức: \(P = mg\)

Ta có:

\(P = 8500N \Rightarrow m = \dfrac{P}{{10}} = \dfrac{{8500}}{{10}} = 850kg\)

Câu 19 :

Hãy chọn câu đúng trong các câu sau: Khi cân một túi đường bằng một cân đồng hồ.

  • A

    Cân chỉ trọng lượng của túi đường.

  • B

    Cân chỉ khối lượng của túi đường.

  • C

    Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân.

  • D

    Khối lượng của túi đường làm quay kim của cân.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cân là dụng cụ dùng để đo khối lượng của vật, vậy số chỉ của cân sẽ là khối lượng của túi đường

Câu 20 :

Nếu so sánh một quả cân \(1 kg\) và một tập giấy \(1 kg\) thì

  • A

    tập giấy có khối lượng lớn hơn.

  • B

    quả cân có trọng lượng lớn hơn.

  • C

    quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau.

  • D

    quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lý thuyết khối lượng và trọng lượng của vật

Lời giải chi tiết :

Nếu so sánh một quả cân \(1 kg\) và một tập giấy \(1 kg\) thì quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau.

Câu 21 :

Lực nào sau đây biểu diễn trọng lực?

  • A

    \(\overrightarrow {{P_2}} \)

  • B

    \(\overrightarrow {{P_3}} \)

  • C

    \(\overrightarrow {{P_4}} \)

  • D

    \(\overrightarrow {{P_2}} \) và \(\overrightarrow {{P_3}} \)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

Vậy lực \(\overrightarrow {{P_2}} \) biểu diễn trọng lực.

Câu 22 :

Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất?

  • A

    Quả bưởi rụng trên cây xuống

  • B

    Hai nam châm hút nhau

  • C

    Đẩy chiếc tủ gỗ chuyển động trên sàn nhà

  • D
    Căng buồm để thuyền có thể chạy trên mặt nước

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất (từ trên xuống dưới).
Lời giải chi tiết :

Quả bưởi rụng trên cây xuống là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất.

Câu 23 : Trọng lượng thường được kí hiệu:
  • A

    P

  • B
    N
  • C
    m
  • D
    kg

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng thường được kí hiệu bằng chữ P.

close