Trắc nghiệm Bài 31. Sự chuyển hóa năng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng?

  • A

    Điện thoại

  • B

    Máy hút bụi

  • C
    Máy sấy tóc
  • D
    Máy vi tính
Câu 2 :

Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?

  • A

    Làm nóng động cơ của tủ lạnh

  • B

    Tiếng ồn phát ra từ tủ lạnh

  • C

    Làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng

  • D

    Duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn

Câu 3 :

Khi máy tính đang hoạt động, ta thấy vỏ máy tính nóng lên. Năng lượng làm vỏ máy nóng lên là gì? Nó có ích hay hao phí?

  • A

    Nhiệt năng – có ích

  • B

    Quang năng – hao phí

  • C

    Nhiệt năng – hao phí

  • D

    Quang năng – có ích

Câu 4 :

Khi đi xe đạp, bộ phận nào của xe đạp có thể xảy ra sự hao phí năng lượng nhiều nhất?

  • A

    Bánh xe

  • B

    gi-đông

  • C

    Yên xe

  • D

    Khung xe

Câu 5 :

Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng:

  • A

    Động năng

  • B

    Thế năng

  • C

    Nhiệt năng

  • D

    Hóa năng

Câu 6 :

Chọn đáp án sai?

Biện pháp nào dưới đây gây lãng phí năng lượng trong trường học?

  • A

    Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động.

  • B

    Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay,…

  • C

    Tắt các thiết bị điện khi ra về.

  • D

    Cả A và B đều đúng.

Câu 7 :

Những biện pháp dưới đây:

a) Sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

b) Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.

c) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

d) Bật tivi xem cả ngày.

e) Tắt vòi nước trong khi đánh răng

g) Đổ thật nhiều nước khi luộc thực phẩm

Biện pháp nào giúp tiết kiệm năng lượng?

  • A

    a, b, c, d

  • B

    a, b, c

  • C

    a, b, c, g

  • D

    a, b, c, e

Câu 8 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có ______

Khi quả bóng được thả rơi, ______ của nó được chuyển hóa thành ______.

  • A

    thế năng, động năng, thế năng

  • B

    thế năng, thế năng, động năng

  • C

    động năng, thế năng, nhiệt năng

  • D

    động năng, động năng, thế năng

Câu 9 : Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?
  • A

    Năng lượng ánh sáng

  • B

    Năng lượng âm thanh

  • C

    Năng lượng hóa học

  • D
    Năng lượng nhiệt
Câu 10 :

Thiết bị nào biến đổi điện năng thành nhiệt năng

 

  • A
    Hình A
  • B
    Hình B
  • C
    Hình C
  • D
    Hình D
Câu 11 :

Khi trời lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên. Tại sao?

  • A

    Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên.

  • B

    Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, động năng làm tay ta nóng lên.

  • C

    Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên.

  • D

    Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên.

Câu 12 :

Sơ đồ chỉ ra sự chuyển hóa năng lượng (còn được gọi là sơ đồ dòng năng lượng ) của đèn pin.

  • A

  • B

  • C

  • D

Câu 13 :

Hình vẽ trên mô tả một máy sấy tóc đang hoạt động. Mũi tên trên sơ đồ dòng năng lượng cho thấy sự chuyển hóa điện năng thành ba dạng năng lượng khác. Tên ba dạng năng lượng đó là:

  • A

    Thế năng, động năng, năng lượng âm

  • B

    Nhiệt năng, động năng, năng lượng âm

  • C

    Nhiệt năng, động năng, thế năng

  • D

    Hóa năng, nhiệt năng, năng lượng âm

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng?

  • A

    Điện thoại

  • B

    Máy hút bụi

  • C
    Máy sấy tóc
  • D
    Máy vi tính

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Máy sấy tóc khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng để làm khô tóc.

Câu 2 :

Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?

  • A

    Làm nóng động cơ của tủ lạnh

  • B

    Tiếng ồn phát ra từ tủ lạnh

  • C

    Làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng

  • D

    Duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Làm nóng động cơ của tủ lạnh => nhiệt năng hao phí

Tiếng ồn phát ra từ tủ lạnh =>không có tác dụng làm lạnh thức ăng => năng lượng hao phí

Làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng  => hao phí

Duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn => hữu ích

Câu 3 :

Khi máy tính đang hoạt động, ta thấy vỏ máy tính nóng lên. Năng lượng làm vỏ máy nóng lên là gì? Nó có ích hay hao phí?

  • A

    Nhiệt năng – có ích

  • B

    Quang năng – hao phí

  • C

    Nhiệt năng – hao phí

  • D

    Quang năng – có ích

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Năng lượng làm vỏ máy tính nóng lên là nhiệt năng.

Nhiệt tỏa ra trên vỏ máy tính là năng lượng hao phí.

Câu 4 :

Khi đi xe đạp, bộ phận nào của xe đạp có thể xảy ra sự hao phí năng lượng nhiều nhất?

  • A

    Bánh xe

  • B

    gi-đông

  • C

    Yên xe

  • D

    Khung xe

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bộ phận có thể xảy ra sự hao phí năng lượng nhiều nhất của xe đạp có thể là: các chỗ tiếp xúc giữa trụ với ổ bi, giữa bánh xe với mặt đường.

Câu 5 :

Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng:

  • A

    Động năng

  • B

    Thế năng

  • C

    Nhiệt năng

  • D

    Hóa năng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nhiệt năng (đôi khi có cả âm thanh và ánh sáng).

Câu 6 :

Chọn đáp án sai?

Biện pháp nào dưới đây gây lãng phí năng lượng trong trường học?

  • A

    Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động.

  • B

    Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay,…

  • C

    Tắt các thiết bị điện khi ra về.

  • D

    Cả A và B đều đúng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động => lãng phí điện năng.

- Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay,… => lãng phí nước.

- Tắt các thiết bị điện trước khi ra về => tiết kiệm điện năng.

Câu 7 :

Những biện pháp dưới đây:

a) Sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

b) Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.

c) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

d) Bật tivi xem cả ngày.

e) Tắt vòi nước trong khi đánh răng

g) Đổ thật nhiều nước khi luộc thực phẩm

Biện pháp nào giúp tiết kiệm năng lượng?

  • A

    a, b, c, d

  • B

    a, b, c

  • C

    a, b, c, g

  • D

    a, b, c, e

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng là:

- Sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

- Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt vì hiệu quả thắp sáng của nó cao, năng lượng tỏa ra ít => giúp tiết kiệm điện năng.

- Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

- Tắt vòi nước trong khi đánh răng

Câu 8 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có ______

Khi quả bóng được thả rơi, ______ của nó được chuyển hóa thành ______.

  • A

    thế năng, động năng, thế năng

  • B

    thế năng, thế năng, động năng

  • C

    động năng, thế năng, nhiệt năng

  • D

    động năng, động năng, thế năng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có thế năng.

Khi quả bóng được thả rơi, thế năng của nó được chuyển hóa thành động năng.

Câu 9 : Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?
  • A

    Năng lượng ánh sáng

  • B

    Năng lượng âm thanh

  • C

    Năng lượng hóa học

  • D
    Năng lượng nhiệt

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nước đóng đá ở nhiệt độ 00C, nhiệt độ tăng dần thì đá sẽ tan ra. Vậy năng lượng nhiệt cần thiết để nước đá tan thành nước.

Câu 10 :

Thiết bị nào biến đổi điện năng thành nhiệt năng

 

  • A
    Hình A
  • B
    Hình B
  • C
    Hình C
  • D
    Hình D

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bếp từ là thiết bị biến đổi điện năng thành nhiệt năng

Câu 11 :

Khi trời lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên. Tại sao?

  • A

    Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên.

  • B

    Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, động năng làm tay ta nóng lên.

  • C

    Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên.

  • D

    Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi trời lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng này làm tay ta ấm lên.

Câu 12 :

Sơ đồ chỉ ra sự chuyển hóa năng lượng (còn được gọi là sơ đồ dòng năng lượng ) của đèn pin.

  • A

  • B

  • C

  • D

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ chuyển hóa năng lượng:

Câu 13 :

Hình vẽ trên mô tả một máy sấy tóc đang hoạt động. Mũi tên trên sơ đồ dòng năng lượng cho thấy sự chuyển hóa điện năng thành ba dạng năng lượng khác. Tên ba dạng năng lượng đó là:

  • A

    Thế năng, động năng, năng lượng âm

  • B

    Nhiệt năng, động năng, năng lượng âm

  • C

    Nhiệt năng, động năng, thế năng

  • D

    Hóa năng, nhiệt năng, năng lượng âm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Điện năng chuyển hóa thành:

+ Nhiệt năng: hơi nóng của máy sấy

+ Động năng: làm quạt quay

+ Năng lượng âm: âm thanh của máy sấy

close