Trắc nghiệm Bài 26. Lực và tác dụng của lực - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng?

  • A

    Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động

  • B

    Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng

  • C

    Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động

  • D

    Quả bóng không bị biến đổi

Câu 2 :

Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ:

  • A

    không thay đổi

  • B

    tăng dần

  • C

    giảm dần

  • D

    tăng dần hoặc giảm dần

Câu 3 :

Khi giương cung, lực kéo của cánh tay làm:

  • A

    Cánh cung bị biến dạng

  • B

    Mũi tên bị biến dạng

  • C

    Mũi tên bị biến đổi chuyển động

  • D

    Mũi tên vừa bị biến dạng, vừa bị biến đổi chuyển động

Câu 4 :

Trường hợp nào sau đây, lực chỉ làm biến đổi chuyển động hoặc chỉ bị biến dạng:

  • A

    Ném mạnh quả bóng tennis vào tường

  • B

    Đá mạnh vào một trái bóng

  • C

    Ấn hay kéo các lò xo

  • D

    Ấn mạnh hai quả bóng cao su vào với nhau rồi buông tay

Câu 5 :

Chọn câu trả lời sai. 1 vật nếu có lực tác dụng sẽ:

  • A

    Thay đổi vận tốc

  • B

    Bị biến dạng

  • C

    Thay đổi chuyển động

  • D

    Không biến dạng và không thay đổi chuyển động

Câu 6 :

Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

  • A

    Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh

  • B

    Đất xốp khi được cày xới cẩn thận

  • C

    Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước

  • D

    Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại

Câu 7 :

Lực kế là dụng cụ vật lý dùng để:

  • A

    Đo khối lượng

  • B

    Đo lực đàn hồi

  • C

    Đo trọng lượng

  • D

    Đo lực

Câu 8 :

Để đo độ lớn của lực bằng lực kế, ta phải cầm lực kế sao cho:

  • A

    Cầm vào vỏ lực kế, sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực

  • B

    Cầm vào vỏ lực kế, sao cho lò xo của lực kế vuông góc với phương của lực

  • C

    Cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế hợp với những phương của lực một góc \({60^0}\)

  • D

    Cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế vuông góc với phương nằm ngang

Câu 9 :

Kết luận nào sau đây không đúng

  • A

    Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.

  • B

    Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.

  • C

    Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.

  • D

    Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.

Câu 10 :

Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.

  • A

    Gió thổi cành lá đung đưa

  • B

    Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại

  • C

    Một vật đang rơi từ trên cao xuống

  • D

    Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần

Câu 11 :

Đâu là đặc trưng của lực?

  • A

    Độ lớn của lực

  • B

    Phương và chiều của lực

  • C

    Điểm đặt của lực

  • D
    Cả 3 đặc trưng trên
Câu 12 :

Các đặc trưng của lực trong hình vẽ sau đây là:

  • A

    Điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải

  • B

    Điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái

  • C

    Điểm đặt tại vật, phương xiên tạo với mặt phẳng ngang góc 450, chiều từ dưới lên trên.

  • D
    Điểm đặt tại vật, phương xiên tạo với mặt phẳng ngang góc 450, chiều từ trên xuống dưới
Câu 13 :

Hình nào biểu diễn đúng lực trên hình vẽ, biết độ lớn của lực là 3 N.

  • A
  • B
  • C
  • D
Câu 14 :

Hình nào biểu diễn đúng lực sau với tỉ lệ xích 1 cm ứng với 2 N.

Lực F có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 4 N.

  • A

  • B

  • C

  • D

Câu 15 :

Cách diễn tả lực phù hợp với hình vẽ là:

(cho tỉ lệ xích 1 cm ứng với 10 N).

  • A

    Lực tác dụng vào vật có độ lớn 30 N, phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái

  • B

    Lực tác dụng vào vật có độ lớn 60 N, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải

  • C

    Lực tác dụng vào vật có độ lớn 30 N, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải

  • D

    Lực tác dụng vào vật có độ lớn 3 N, phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái

Câu 16 :

Một người nâng một thùng hàng lên theo phương thẳng đứng với lực có độ lớn 100 N. Lực đó được biểu diễn bằng hình vẽ nào sau đây? (tỉ xích 1 cm ứng với 50 N).

  • A

  • B

  • C

  • D

Câu 17 :

Hình vẽ biểu diễn lực của nam châm hút viên bi sắt với tỉ xích 1 cm ứng với 2N. Cách diễn tả nào sau đây là đúng?

  • A

    Lực có phương nghiêng với phương nằm ngang một góc 450, chiều hướng từ dưới lên, cường độ 2N.

  • B

    Lực có phương nghiêng với phương nằm ngang một góc 450, chiều hướng từ trên xuống, cường độ 2N.

  • C

    Lực có phương nghiêng với phương nằm ngang một góc 450, chiều hướng từ trên xuống, cường độ 1N.

  • D
    Lực có phương nghiêng với phương nằm ngang một góc 450, chiều hướng từ dưới lên, cường độ 1N.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng?

  • A

    Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động

  • B

    Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng

  • C

    Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động

  • D

    Quả bóng không bị biến đổi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khi đó quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.

Câu 2 :

Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ:

  • A

    không thay đổi

  • B

    tăng dần

  • C

    giảm dần

  • D

    tăng dần hoặc giảm dần

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi có một lực  tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ:

+ giảm dần nếu lực tác dụng là lực cản làm cản trở chuyển động của bóng như: lực cản của sân, …

+ tăng dần nếu lực tác dụng thúc đẩy chuyển động của bóng.

Câu 3 :

Khi giương cung, lực kéo của cánh tay làm:

  • A

    Cánh cung bị biến dạng

  • B

    Mũi tên bị biến dạng

  • C

    Mũi tên bị biến đổi chuyển động

  • D

    Mũi tên vừa bị biến dạng, vừa bị biến đổi chuyển động

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A – đúng vì cánh cung sẽ bị biến dạng khi ta dùng tay kéo

B – sai vì lực của cánh tay không tác dụng lực đến mũi tên, lực để mũi tên chuyển động là lực của cánh cung

C – sai vì lực của cánh tay không tác dụng lực đến mũi tên, lực để mũi tên chuyển động là lực của cánh cung

D – sai vì lực cánh tay không làm biến đổi chuyển động

Câu 4 :

Trường hợp nào sau đây, lực chỉ làm biến đổi chuyển động hoặc chỉ bị biến dạng:

  • A

    Ném mạnh quả bóng tennis vào tường

  • B

    Đá mạnh vào một trái bóng

  • C

    Ấn hay kéo các lò xo

  • D

    Ấn mạnh hai quả bóng cao su vào với nhau rồi buông tay

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A – Vừa biến đổi chuyển động và biến dạng (quả bóng sẽ bị méo và bị đổi hướng chuyển động bay ngược lại)

B – Vừa biến đổi chuyển động và biến dạng ( quả bóng sẽ bị méo và bay đi chuyển động sẽ nhanh lên so với ban đầu)

C – chỉ làm biến dạng ( ấn hoặc kéo lò xo ta chỉ là lò xo biến dạng chứ không là lò xo chuyển động)

D – Vừa biến đổi chuyển động và biến dạng (Ấn mạnh hai quả bóng cao su ban đầu sẽ làm hai quả bóng méo sau đó ta buông tay hai quả bóng sẽ bật ra và chuyển động ngược chiều nhau)

Câu 5 :

Chọn câu trả lời sai. 1 vật nếu có lực tác dụng sẽ:

  • A

    Thay đổi vận tốc

  • B

    Bị biến dạng

  • C

    Thay đổi chuyển động

  • D

    Không biến dạng và không thay đổi chuyển động

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng

Vậy ý D sai

Câu 6 :

Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

  • A

    Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh

  • B

    Đất xốp khi được cày xới cẩn thận

  • C

    Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước

  • D

    Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các trường hợp A, B, D đều bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực.

Trường hợp C không bị biến dạng.

Câu 7 :

Lực kế là dụng cụ vật lý dùng để:

  • A

    Đo khối lượng

  • B

    Đo lực đàn hồi

  • C

    Đo trọng lượng

  • D

    Đo lực

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lực kế là dụng cụ vật lý dùng để đo lực

Câu 8 :

Để đo độ lớn của lực bằng lực kế, ta phải cầm lực kế sao cho:

  • A

    Cầm vào vỏ lực kế, sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực

  • B

    Cầm vào vỏ lực kế, sao cho lò xo của lực kế vuông góc với phương của lực

  • C

    Cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế hợp với những phương của lực một góc \({60^0}\)

  • D

    Cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế vuông góc với phương nằm ngang

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cách đo lực:

- Điều chỉnh số 0: điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị  nằm đúng vạch 0

- Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo

Câu 9 :

Kết luận nào sau đây không đúng

  • A

    Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.

  • B

    Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.

  • C

    Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.

  • D

    Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có: Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật.

A - sai

B, C, D - đúng

Câu 10 :

Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.

  • A

    Gió thổi cành lá đung đưa

  • B

    Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại

  • C

    Một vật đang rơi từ trên cao xuống

  • D

    Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.

Câu 11 :

Đâu là đặc trưng của lực?

  • A

    Độ lớn của lực

  • B

    Phương và chiều của lực

  • C

    Điểm đặt của lực

  • D
    Cả 3 đặc trưng trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mỗi lực đều có 4 đặc trưng cơ bản là: điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.

Câu 12 :

Các đặc trưng của lực trong hình vẽ sau đây là:

  • A

    Điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải

  • B

    Điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái

  • C

    Điểm đặt tại vật, phương xiên tạo với mặt phẳng ngang góc 450, chiều từ dưới lên trên.

  • D
    Điểm đặt tại vật, phương xiên tạo với mặt phẳng ngang góc 450, chiều từ trên xuống dưới

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ hình vẽ, ta thấy, lực có:

- Điểm đặt tại vật

- Phương xiên tạo với mặt phẳng ngang góc 450

- Chiều từ dưới lên trên.

Câu 13 :

Hình nào biểu diễn đúng lực trên hình vẽ, biết độ lớn của lực là 3 N.

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết biểu diễn lực: Biểu diễn các đặc trưng của lực bằng một mũi tên.

Lời giải chi tiết :

Độ lớn lực kéo là 3N => ta quy ước 1 cm chiều dài mũi tên ứng với 1 N.

Lực kéo khối gỗ (hình vẽ) có:

- Điểm đặt: tại khối gỗ

- Phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái.

- Độ lớn: 3 N ứng với độ dài 3 cm.

=> Hình A biểu diễn đúng.

Câu 14 :

Hình nào biểu diễn đúng lực sau với tỉ lệ xích 1 cm ứng với 2 N.

Lực F có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 4 N.

  • A

  • B

  • C

  • D

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lực F có:

+ phương ngang

+ chiều từ trái sang phải

+ độ lớn 4 N tương ứng với 2 cm.

được biểu diễn như sau:

Câu 15 :

Cách diễn tả lực phù hợp với hình vẽ là:

(cho tỉ lệ xích 1 cm ứng với 10 N).

  • A

    Lực tác dụng vào vật có độ lớn 30 N, phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái

  • B

    Lực tác dụng vào vật có độ lớn 60 N, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải

  • C

    Lực tác dụng vào vật có độ lớn 30 N, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải

  • D

    Lực tác dụng vào vật có độ lớn 3 N, phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ hình vẽ ta thấy, lực tác dụng vào vật có:

+ Phương nằm ngang

+ Chiều từ trái qua phải

+ Mũi tên có độ dài là 3 cm tương ứng với độ lớn là: 3. 10 = 30 N

Vậy lực tác dụng vào vật có độ lớn 30 N, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải

Câu 16 :

Một người nâng một thùng hàng lên theo phương thẳng đứng với lực có độ lớn 100 N. Lực đó được biểu diễn bằng hình vẽ nào sau đây? (tỉ xích 1 cm ứng với 50 N).

  • A

  • B

  • C

  • D

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lực của người nâng thùng hàng lên theo phương thẳng đứng, có chiều hướng lên trên và độ lớn 100 N tương ứng với độ dài 2 cm.

Lực đó được biểu diễn bằng hình vẽ sau:

Câu 17 :

Hình vẽ biểu diễn lực của nam châm hút viên bi sắt với tỉ xích 1 cm ứng với 2N. Cách diễn tả nào sau đây là đúng?

  • A

    Lực có phương nghiêng với phương nằm ngang một góc 450, chiều hướng từ dưới lên, cường độ 2N.

  • B

    Lực có phương nghiêng với phương nằm ngang một góc 450, chiều hướng từ trên xuống, cường độ 2N.

  • C

    Lực có phương nghiêng với phương nằm ngang một góc 450, chiều hướng từ trên xuống, cường độ 1N.

  • D
    Lực có phương nghiêng với phương nằm ngang một góc 450, chiều hướng từ dưới lên, cường độ 1N.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lực của nam châm hút viên bi sắt với tỉ xích 1 cm ứng với 2N (hình vẽ) có phương nghiêng với phương nằm ngang (hoặc phương thẳng đứng) một góc 450, chiều hướng từ trên xuống, cường độ 2N.

close