Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam (chi tiết)Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam trang 104 SGK Ngữ văn 8 tập 1. Câu 1. Lập bảng thống kê văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu lớp 8 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 104 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1) Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học theo mẫu sau:
Lời giải chi tiết:
Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 104 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1) Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2,3, và 4 Lời giải chi tiết: a) Giống nhau - Đều là văn tự sự, đều được xếp vào truyện kí hiện đại (sáng tác vào thời kì 1930-1945). - Cùng có đề tài con người và cuộc sống đương thời của tác giả đều đi sâu miêu tả số phận của những con người bị dập vùi, cực khổ. - Đều chan chứa tinh thần nhân đạo. - Đều có lối viết chân thực gắn với đời sống, bút pháp hiện thực sinh động. (Đây cũng là những đặc điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực trước Cách mạng của ta). b) Khác nhau - Ở mỗi văn bản đều có cái riêng. Cũng là nỗi đau của con người nhưng ở mỗi văn bản thể hiện một phương diện, một khía cạnh cụ thể: - Có người vừa nghèo khổ lại vừa bị hủ tục xô đẩy. - Có người vì quá nghèo khổ phải đứng lên phản kháng lại, có người lại chôn chặt nỗi đau ấy trong một cái chết thảm thương. - Về phương diện biểu đạt thì mỗi văn bản thể hiện sắc thái miêu tả, biểu cảm đậm nhạt khác nhau. Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 104 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1) Trong mỗi văn bản của các bài 2, 3, và 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao? Lời giải chi tiết: Trong các văn bản đã học ở chương trình lớp 8, em thích nhất là nhân vật Lão Hạc. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật lão Hạc trong đoạn trích, ta thấy hiện lên vẻ đẹp của một người nông dân tính tình hiền lành, mộc mạc, giàu lòng tự trọng và thương con tha thiết. Vì không có lối thoát mà Lão Hạc đã tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự và giữ nguyên số tiền cho cậu con trai. Đó là đại diện tiêu biểu của người nông dân thiện lương nhưng lại có số phận bất hạnh trong xã hội đương thời.
Quảng cáo
|