Nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Biểu diễn miền nghiệmCặp số (x0;y0)(x0;y0) thỏa mãn ax0+by0≤cax0+by0≤c được gọi là một nghiệm của bất phương trình ax+by≤cax+by≤c. Quảng cáo
1. Lý thuyết + Định nghĩa: Cặp số (x0;y0)(x0;y0) thỏa mãn ax0+by0≤cax0+by0≤c được gọi là một nghiệm của bất phương trình ax+by≤cax+by≤c. Nghiệm của các bất phương trình ax+by<c;ax+by>c;ax+by≥cax+by<c;ax+by>c;ax+by≥c được định nghĩa tương tự. Trong mặt phẳng tọa độ OxyOxy, miền nghiệm của bất phương trình ax+by≤cax+by≤c là tập hợp các điểm (x0;y0)(x0;y0) sao cho ax0+by0≤cax0+by0≤c. + Nhận xét Bất phương trình bậc nhất hai ẩn luôn có vô số nghiệm. + Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình ax+by≤cax+by≤c Bước 1: Vẽ đường thẳng Δ:ax+by=cΔ:ax+by=c Bước 2: Lấy điểm A(x0;y0)A(x0;y0) không thuộc ΔΔ. Tính ax0+by0ax0+by0 rồi so sánh với c. Bước 3: Kết luận Nếu ax0+by0<cax0+by0<c thì miền nghiệm là nửa mặt phẳng (kể cả bờ ΔΔ) chứa điểm A(x0;y0)A(x0;y0). Nếu ax0+by0>cax0+by0>c thì miền nghiệm là nửa mặt phẳng (kể cả bờ ΔΔ) không chứa điểm A(x0;y0)A(x0;y0). Chú ý: Đường thẳng Δ:ax+by=cΔ:ax+by=c là tập hợp các điểm (x;y) thỏa mãn ax+by=cax+by=c. Do đó miền nghiệm của các bất phương trình ax+by<c;ax+by>cax+by<c;ax+by>c không chứa đường thẳng ΔΔ (hay không kể bờ ΔΔ), khi đó ta thường vẽ ΔΔ bằng nét đứt. 2. Ví dụ minh họa + Nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn: Cặp số (2;−1)(2;−1) là một nghiệm của bất phương trình 3x+2y≥−53x+2y≥−5, vì 3.2+2.(−1)=4≥−53.2+2.(−1)=4≥−5 Cặp số (−2;0)(−2;0) không là một nghiệm của bất phương trình 3x+2y≥−53x+2y≥−5, vì 3.(−2)+2.0=−6<−53.(−2)+2.0=−6<−5 + Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình 2x−y>22x−y>2 Bước 1: Vẽ đường thẳng Δ:2x−y=2Δ:2x−y=2 (nét đứt) đi qua (1;0) và (0; -2). Bước 2: Lấy điểm O(0;0)O(0;0) không thuộc ΔΔ. Ta có 2.0−0=02.0−0=0 và c=2c=2. Bước 3: Vì 2.0−0=0<22.0−0=0<2 nên điểm O(0;0)O(0;0) không thuộc miền nghiệm. Vậy miền nghiệm là nửa mặt phẳng (không kể bờ ΔΔ) không chứa điểm O(0;0)O(0;0) (miền không gạch chéo).
Quảng cáo
|