Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

1. Xây dựng đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm từ những sự việc và nhân vật a) Chọn một trong các sự việc và nhân vật cho trước dưới đây để viết một đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm: (1) Em trót đánh vỡ một lọ hoa rất đẹp.

Quảng cáo

2) Em giúp đỡ một người cao tuổi qua đường vào lúc xe cộ đi lại rất đông.

(3) Trong ngày sinh nhật ( hoặc lễ, tết) em bất ngờ nhận được một món quà rất thú vị.

Gợi ý:

- Xác định đối tượng kể: sự việc và nhân vật;

- Lựa chọn ngôi kể: ngôi thứ nhất – “tôi” hoặc “em”;

- Sắp xếp thứ tự các sự việc theo diễn biến câu chuyện;

- Xác định nội dung miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn sẽ viết;

- Viết thành đoạn văn.

2. Trong vai ông giáo, hãy viết một đoạn văn kể lại chuyện lão Hạc sang báo tin sau khi bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.

Gợi ý: Ở đây không đặt ra yêu cầu phải viết giống như lời văn của Nam Cao. Bằng lời văn của mình, chú ý khắc hoạ hình ảnh và tâm trạng đau khổ của lão Hạc trong sự việc báo tin bán chó.

3. Phân tích sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích sau:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

(Trích Lão Hạc, Nam Cao)

Gợi ý:

- Hình ảnh lão Hạc được khắc hoạ như thế nào?

- Tâm trạng đau khổ của lão sau khi bán chó được tác giả thể hiện ra sao?

- Thái độ của ông giáo?

- Việc kết hợp miêu tả và biểu cảm trong lời kể đạt hiệu quả nghệ thuật ra sao?

Loigiaihay.com

  • Viết bài tập làm văn số 2 lớp 8 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

    1. Tham khảo các đề bài sau: Đề 1: Một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích. Đề 2: Một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn. Đề 3: Một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

  • Soạn bài Nói giảm nói tránh

    . KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thế nào là nói giảm nói tránh

  • Ôn tập về luận điểm

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Khái niệm luận điểm: Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người nói (người viết) nêu ra ở trong bài.

  • Soạn bài Bàn luận về phép học

    I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.

  • Thuyết minh về nhà thơ Cao Bá Quát

    Cao Bá Quát đã sống như một huyền thoại. Với những động cơ khác nhau và cách nhận thức khác nhau về ông, người ta đã sáng tác ra những giai thoại và nhiều khi hậu thế chỉ hiểu ông qua những giai thoại ít nhiều xuyên tạc đó. Dù sao, trong tâm thức nhân dân, ông đã trở thành một bậc “thánh” của thơ. Điều này cũng không có gì quá đáng, thậm chí là một đánh giá tương đối chính xác.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close