Giải mục 1 trang 75, 76, 77 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thứcHai tam giác vuông ABC (vuông tại đỉnh A) và A’B’C’ (vuông tại đỉnh A’) có các cặp cạnh góc vuông bằng nhau: AB = A'B', AC = A'C' (H.4.45). Dựa vào trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh của hai tam giác, hãy giải thích vì sao hai tam giác vuông ABC và ABC bằng nhau. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
HĐ 1 Hai tam giác vuông ABC (vuông tại đỉnh A) và A’B’C’ (vuông tại đỉnh A’) có các cặp cạnh góc vuông bằng nhau: AB = A'B', AC = A'C' (H.4.45). Dựa vào trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh của hai tam giác, hãy giải thích vì sao hai tam giác vuông ABC và ABC bằng nhau. Phương pháp giải: Chứng minh hai cạnh và góc xen giữa của hai tam giác trên bằng nhau. Lời giải chi tiết: Xét 2 tam giác ABC và A’B’C có: AB=A’B’ (gt) \(\widehat A = \widehat {A'}\) (gt) AC=A’C’ (gt) \( \Rightarrow \Delta ABC = \Delta A'B'C'\)(c.g.c) HĐ 2 Hai tam giác vuông ABC (vuông tại đỉnh A) và ABC vuông tại đỉnh A) có tương ứng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề với cạnh ấy bằng nhau: AB = A'B', \(\widehat B = \widehat {B'}\) (H.4.46). Dựa vào trường hợp bằng nhau góc cạnh - góc của hai tam giác, hãy giải thích vì sao hai tam giác vuông ABC và ABC bằng nhau. Phương pháp giải: Chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp góc - cạnh - góc. Lời giải chi tiết: Xét 2 tam giác ABC và A'B'C' có: \(\widehat B = \widehat {B'}\) (gt) AB=A’B’ (gt) \(\widehat A = \widehat {A'}\) (gt) \( \Rightarrow \Delta ABC = \Delta A'B'C'\)(g.c.g) Luyện tập 1 Quay lại tình huống mở đầu, ta thấy mỗi chiếc cột với bóng của nó tạo thành hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông. Hai tam giác vuông này có hai cặp cạnh tương ứng bằng nhau và hai góc ở đỉnh chiếc cột của hai tam giác vuông này cũng bằng nhau. Vậy lí do mà bạn Tròn đưa ra có đúng không? Phương pháp giải: Áp dụng trường hợp bằng nhau của tam giác vuông. Lời giải chi tiết: Lí do mà bạn Tròn đưa ra là đúng. Vì hai tam giác vuông này bằng nhau ( g-c-g) HĐ 3 Hình 4.47 mô phỏng chiều dài và độ dốc của hai con dốc bởi các đường thẳng BC, B’C’ và các góc B, B’. Khi đó AC, A’C’ mô tả độ cao của hai con dốc. a) Dựa vào trường hợp bằng nhau góc - cạnh - góc của hai tam giác, hãy giải thích vì sao hai tam giác vuông ABC và A’B’C’ bằng nhau. b) So sánh độ cao của hai con dốc. Phương pháp giải: a) Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền – góc nhọn b) Chứng minh AC=A’C’ Lời giải chi tiết: a)Xét hai tam giác vuông ABC và A’B’C’ có: BC=B’C’ (gt) \(\widehat {ABC} = \widehat {A'B'C'}\) (gt) \( \Rightarrow \Delta ABC = \Delta A'B'C'\)(cạnh huyền – góc nhọn) b)Do \(\Delta ABC = \Delta A'B'C'\) nên AC=A’C’ ( 2 cạnh tương ứng) Vậy độ cao hai con dốc bằng nhau. Câu hỏi Trong Hình 4.48, hãy tìm các cặp tam giác vuông bằng nhau và giải thích vì sao chúng bằng nhau. Phương pháp giải: Chứng minh ba cặp tam giác vuông bằng nhau theo các trường hợp bằng nhau đã học. Lời giải chi tiết: +)Xét hai tam giác vuông ABC và XYZ có: \(\widehat A = \widehat X( = 90^\circ )\) (gt) AC=XZ (gt) \(\widehat C = \widehat Z\) (gt) \( \Rightarrow \Delta ABC = \Delta XYZ\) (g.c.g) +)Xét hai tam giác vuông DEF và GHK có: \(EF = HK\) (gt) \(\widehat {EFD} = \widehat {GKH}\) (gt) \( \Rightarrow \Delta DEF = \Delta GHK\) (cạnh huyền – góc nhọn) +)Xét hai tam giác vuông MNP và RTS có: \(MN = TR\) (gt) \(\widehat R = \widehat M( = 90^\circ )\) (gt) \(PM = SR\) (gt) \( \Rightarrow \Delta MNP = \Delta RTS\) (c.g.c) Luyện tập 2 Cho Oz là tia phân giác của góc xOy. Lấy điểm M trên tia Oz và hai điểm A, B lần lượt trên các tia Ox, Oy sao cho MA vuông góc với Ox, MB vuông góc với Oy(H.4.50). Chứng minh rằng MA = MB. Phương pháp giải: Chứng minh hai tam giác OBM và OAM bằng nhau. Lời giải chi tiết: Xét hai tam giác vuông OBM và OAM có: OM chung \(\widehat {BOM} = \widehat {AOM}\) (gt) \( \Rightarrow \Delta OBM = \Delta OAM\)(cạnh huyền – góc nhọn) Suy ra MB=MA ( 2 cạnh tương ứng)
Quảng cáo
|