Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 8 năm 2020 - 2021 Trường THCS THCS Long An

Tải về

Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 8 năm 2020 - 2021 Trường THCS THCS Long An, Phòng GD TX Tân Châu với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Quảng cáo

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn trich:

        Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đển bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quả như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

(Trích Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1. Trong đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chỉnh nào? (0,25 điểm)

  1. Tự sự
  2. Miêu tả
  3. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 2. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? (0,25 điểm)

  1. Tức nước vỡ bờ
  2. Trong lòng mẹ

C. Lão Hạc

D. Tôi đi học

Câu 3. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

  1. Người mẹ
  2. Người cô

C. Người họ nội

D. Tôi

Câu 4. Từ sung túc trong câu “Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm áp cải hình hài màu mi của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?" có nghĩa là gì? (0,25 điểm)

A. Sung sướng

B. Giàu có

C. Khá giả

D. Đầy đủ

Câu 5. Xác định các từ cùng một trường từ và đặt tên cho trường từ vựng đó. (1,0 điểm)

Câu 6. Tìm một câu ghép có trong đoạn trích trên. (1,0 điểm)

Câu 7. Nội dung chính của đoạn trích trên nói về vấn đề gì? (1,0 điểm)

PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm)

Học sinh chọn một trong hai đề

Đề 1: Kể một kỉ niệm với người thầy (cô) mà em nhớ mãi.

Đề 2: Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập (Bút bi, thước, chiếc com-pa, cặp, sách...).

Lời giải chi tiết

PHẦN I

Câu 1

*Phương pháp: Nhớ lại các phương thức biểu đạt đã học

*Lời giải: Đoạn văn trên chủ yếu miêu tả về người mẹ.

*Đáp án: B

Câu 2

*Phương pháp: Nhớ lại các văn bản đã học

*Lời giải: Đoạn văn trên trích từ văn bản “Trong lòng mẹ”

*Đáp án: B

Câu 3

*Phương pháp: Đọc kĩ và xem ai là nhân vật chính

*Lời giải: Nhân vật chính là cậu bé Hồng

*Đáp án: D

Câu 4

*Phương pháp: Đọc kĩ và chọn cách giải nghĩa thích hợp nhất

*Lời giải: Từ “sung túc” trong đoạn có nghĩa là giàu có.

*Đáp án: B

Câu 5.

*Phương pháp: Nhớ lại kiến thức bài học Trường từ vựng.

*Cách giải:

- Trường từ vựng bộ phận cơ thể: nách, gương mặt, gò má, đùi, đầu, cánh tay, da thịt, khuôn miệng.

PHẦN II

ĐỀ 1:

*Phương pháp: Kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm.

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản tự sự.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: Kể một kỉ niệm với người thầy (cô) mà em nhớ mãi.

- Hướng dẫn cụ thể:

1, Mở bài

Giới thiệu về kỉ niệm với thầy/cô giáo cũ:

- Hoàn cảnh: Ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, cả lớp nô nức làm báo tường, lên kế hoạch biểu diễn văn nghệ tri ân thầy cô.

- Trong không khí, hoàn cảnh đó, em nhớ lại một kỉ niệm cảm động với cô giáo chủ nhiệm cũ.

2, Thân bài

a, Giới thiệu về kỉ niệm:

- Thời gian diễn ra: lớp 6

- Kỉ niệm với ai: kỉ niệm đáng nhớ cùng cô giáo chủ nhiệm, cũng là cô giáo dạy văn.

+ Ấn tượng về cô giáo (ngoại hình, tính cách): dáng người cô nhỏ nhắn, tóc ngang vai, giọng nói rất truyền cảm. Cô quan tâm tới học sinh, lúc thì vui vẻ tâm tình như một người bạn lớn, lúc thì dạy bảo nghiêm khắc, uốn nắn lỗi sai của học sinh.

b, Thuật lại kỉ niệm

- Hoàn cảnh: (mối quan hệ với thầy cô như thế nào, thầy cô vốn để lại ấn tượng gì đặc biệt)

+ Cô giáo đặc biệt quan tâm tới những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên dạy bảo học sinh trong lớp đức tính san sẻ, đùm bọc.

+ Gia đình em cũng khó khăn, cô giáo và các bạn giúp đỡ em nhiều, khiến em thấy vui vẻ, được quan tâm.

+ Em cố gắng học tập, vâng lời cô, tham gia tích cực hoạt động của lớp

- Diễn biến và cao trào của câu chuyện:

+ Ngày 20/11 sắp đến, ai cũng muốn chuẩn bị những món quà ý nghĩa để tỏ lòng biết ơn cô.

+ Bản thân cũng muốn tỏ lòng biết ơn cô giáo nhưng không có điều kiện kinh tế ⇒ tự tay làm một tấm thiệp và vẽ một bức tranh tặng cô.

+ Bày tỏ: vì xấu hổ, sợ món quà nhỏ bé nên chỉ dám để vào ngăn bàn giáo viên, không trực tiếp đưa cho cô giáo.

+ Cao trào của câu chuyện: cô nhận được quà, rất bất ngờ nhưng cố nén, không hỏi ai là người tặng. Trong giờ học cô đi vòng quanh lớp quan sát học sinh viết bài. Cô nhận ra nét chữ của em, gọi em ở lại sau giờ học và cảm ơn em chân thành.

- Câu chuyện kết thúc và suy nghĩ sau câu chuyện:

+ Bản thân càng thêm yêu quý cô: cô trân trọng tình cảm của học trò, dù đó là món quà nhỏ không có giá trị vật chất.

+ Cô tặng lại cho em một quyển sách Hạt giống cho tâm hồn.

3. Kết bài

Nhắc lại ý nghĩa của kỉ niệm: đây là kỉ niệm đẹp, đáng nhớ trong những năm tháng đi học của bản thân, sẽ luôn hứa học tập chăm chỉ, ghi nhớ và biết ơn công lao, tình cảm của thầy cô.

ĐỀ 2:

*Phương pháp: Thuyết minh

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý.

- Hướng dẫn cụ thể: Cảm nghĩ về mẹ.

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về cái bút bi, tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc.

2. Thân bài

a. Lịch sử ra đời, nguồn gốc, xuất xứ của bút bi (ai phát minh ra? năm bao nhiêu? ...)

- Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, ông quyết định nghiên cứu và phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.

b. Cấu tạo cây bút bi:

Trong phần nội dung chính thuyết minh về cấu tạo cây bút bi, cần nêu được chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:

- Vỏ bút: là một ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

- Ruột bút: nằm bên trong vỏ bút, làm từ nhựa dẻo, là nơi chứa mực (mực đặc hoặc mực nước).

- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

c. Phân loại các loại bút bi

- Bút bi có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng (bút bi bấm, bút bi có nắp, ...)

- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng như: Hồng Hà, Thiên Long, ...

d. Nguyên lý hoạt động, bảo quản

- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết sẽ lăn ra mực để tạo chữ.

- Bảo quản: giữ gìn cẩn thận, cất giữ trong hộp bút, không vứt bút linh tinh, khi dùng xong phải để vào nơi quy định.

e. Ưu điểm, khuyết điểm:

- Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

- Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ rây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

f. Ý nghĩa của cây bút bi:

- Bút bi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người: Dùng để viết, để vẽ, ký hợp đồng, ghi chép, ...

- Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò, những bản hợp đồng quan trọng, ...

3. Kết bài

- Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

Loigiaihay.com

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close