Bài 39.1, 39.2, 39.3, 39.4, 39.5 trang 93 SBT Vật lí 10

Giải bài 39.1, 39.2, 39.3, 39.4, 39.5 trang 93 sách bài tập vật lý 10. Khi nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của nó thay đổi như thế nào ?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

39.1.

Khi nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của nó thay đổi như thế nào ?

A. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối đều tăng như nhau.

B. Độ ẩm tuyệt đối giảm, còn độ ẩm tỉ đối tăng.

C. Độ ẩm tuyệt đối tăng, còn độ ẩm tỉ đối giảm.

D. Độ ẩm tuyệt đối không thay đổi, còn độ ẩm tỉ đối tăng.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về:

+ Độ ẩm tuyệt đối: tăng theo nhiệt độ

+ Độ ẩm tỉ đối: \(f = \dfrac{a}{A}.100\% \)

Lời giải chi tiết:

Khi nhiệt độ của không khí ẩm tăng lên thì độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại đều tăng do tốc độ bay hơi của nước trên mặt đất hoặc mặt nước (ao, hồ, sông, biển) tăng. Nhưng độ ẩm tuyệt đối của không khí tăng theo nhiệt độ chậm hơn so với độ ẩm cực đại của không khí nên độ ẩm tỉ đối của không khí giảm khi nhiệt độ tăng.

Chọn đáp án C

39.2.

Không khí ở 28°C có độ ẩm tuyệt đối là 20,40 g/m3. Cho biết khối lượng riêng của hơi nước bão hoà ở 28°C là 27,20 g/m3. Xác định độ ẩm tỉ đối của không khí ở nhịêt độ này.

A. f = 75%.            B. f = 65%.        

C. f = 80%.            D.f = 70%.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức \(f = \dfrac{a}{A}.100\% \)

Lời giải chi tiết:

Vì độ ẩm cực đại A của không khí ở \({28^0}C\) có giá trị bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng nhiệt độ: \(A = 27,20g/{m^3}\), nên suy ra độ ẩm tỉ đối của không khí ở \({28^0}C\) tính bằng:

\(f = \dfrac{a}{A} = \dfrac{{20,4}}{{27,2}} = 0,75 = 75\% \)

Chọn đáp án A

39.3.

Nhiệt độ không khí trong phòng là 25°C và độ ẩm tỉ đối của không khí là 70%. Xác định khối lượng m của hơi nước trong căn phòng có thể tích 100 m3. Khối lượng riêng của hơi nước bão hoà ở 20°C là 23,00 g/m3.

A. m = 16,1 kg.

B. m = 1,61 kg.

C. m = 1,61 g.

D. m = 161 g.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức \(f = \dfrac{a}{A}.100\% \)

Lời giải chi tiết:

Độ ẩm tỉ đối của không khí bằng \(f = \dfrac{a}{A}\)

Vì độ ẩm cực đại A của không khí ở \({25^0}C\) có giá trị bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng nhiệt độ: \(A = 23,00g/{m^3}\), nên:

\(a = f.A = 0,7.23,00 = 16,10g/{m^3}\)

Từ đó suy ra khối lượng m của hơi nước trong căn phòng thể tích \(100{m^3}\):

\(m = aV = 16,10.100 = 1610g = 1,61kg\)

Chọn đáp án B

39.4.

Xác định áp suất riêng phần p (theo đơn vị mmHg) của hơi nước trong không khí ẩm ở 28°C. Cho biết độ ẩm tỉ đối của không khí là 80% và áp suất nước bão hoà ở nhiệt độ này gần đúng bằng 28,35 mmHg.

A. p = 226,8 mmHg.

B. p ≈ 35,44 mmHg.

C. p = 22,68 mmHg.

D.p ≈ 354,4 mmHg.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức \(f \approx \dfrac{p}{{{p_{bh}}}}\)

Lời giải chi tiết:

Độ ẩm tỉ đối của không khí tính bằng: \(f \approx \dfrac{p}{{{p_{bh}}}}\)

Từ đó suy ra áp suất riêng phần p (theo đơn vị mmHg) của hơi nước trong không khí ẩm ở \({28^0}C\):

\(p \approx f{p_{bh}} = 0,80.28,35 = 22,68mmHg\)

Chọn đáp án C

39.5.

Nước nặng hơn không khí. Tại sao trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất không khí khô lại nặng hơn không khí ẩm ?

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3, còn khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Như vậy nước nặng hơn không khí. Nhưng chú ý rằng : nước là thể lỏng, còn không khí là thể khí.

Không khí khô và không khí ẩm đều là thể khí. Không khí khô là hỗn hợp của khí ôxi và khí nitơ ; còn không khí ẩm là hỗn hợp của khí ôxi, khí nitơ và hơi nước. Trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, số lượng các phân tử khí (hoặc hơi) có trong đơn vị thể tích của không khí khô và của không khí ẩm đều như nhau. Nhưng phân tử lượng trung bình của không khí là 29 g/mol, còn phân tử lượng trung bình của hơi nước là 18g/mol. Vì vậy không khí khô nặng hơn không khí ẩm.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close