Bài 33.6, 33.7, 33.8 trang 80 SBT Vật lí 10

Giải bài 33.6, 33.7, 33.8 trang 80 sách bài tập vật lý 10. Hình 33.1 biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của khí lí tưởng. Hỏi trong quá trình này Q, A và ΔU phải có giá trị như thế nào ?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

33.6.

Hình 33.1 biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của khí lí tưởng. Hỏi trong quá trình này Q, A và ΔU phải có giá trị như thế nào ?

A. ΔU > 0 ; Q = 0 ; A > 0.

B. ΔU = 0 ; Q > 0 ; A < 0.

C.  ΔU = 0 ; Q < 0 ; A > 0.

D. ΔU < 0 ; Q > 0 ; A < 0.

Phương pháp giải:

Trong quá trình đẳng nhiệt: nhiệt lượng bằng 0

Lời giải chi tiết:

Từ đồ thị ta thấy quá trình biến đổi trạng thái của chất khí là quá trình đẳng nhiệt

Trong quá trình đẳng nhiệt, nhiệt lượng bằng 0

Từ trạng thái 2 về trạng thái 1: thể tích giảm nên hệ nhận công, suy ra \(A > 0 \to \Delta U > 0\)

Chọn đáp án A

33.7.

Một lượng không khí nóng được chứa trong một xilanh cách nhiệt đặt nằm ngang có pit-tông có thể dịch chuyển được. Không khí nóng dãn nở đẩy pit-tông dịch chuyển.

a) Nếu không khí nóng thực hiện một công có độ lớn là 4 000 J, thì nội năng của nó biến thiên một lượng bằng bao nhiêu ?

b)  Giả sử không khí nhận thêm được nhiệt lượng 10 000 J và công thực hiện thêm được một lượng là 1 500 J. Hỏi nội năng của không khí biến thiên một lượng bằng bao nhiêu ?

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức \(\Delta U = A + Q\)

Trong đó:

Hệ nhận nhiệt: \(Q > 0\); hệ tỏa nhiệt \(Q < 0\)

Hệ nhận công: \(A > 0\); hệ thực hiện công \(A < 0\)

Lời giải chi tiết:

a) Vì xilanh cách nhiệt nên Q = 0. Do đó :

ΔU = A = -4 000 J

b) ΔU = A' + Q'= -(4 000 + 1 500) + 10 000

ΔU = 4 500 J

33.8.

Một bình nhiệt lượng kế bằng thép khối lượng 0,1 kg chứa 0,5 kg nước ở nhiệt độ 15°C. Người ta thả một miếng chì và một miếng nhôm có tổng khối lượng 0,15 kg và nhiệt độ 100°C vào nhiệt lượng kế. Kết quả là nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế tăng lên đến 17°C. Xác định khối lượng của miếng chì và miếng nhôm.

Cho biết nhiệt dung riêng của chì là 127,7 J/(kg.K), của nhôm là 836 J/(kg.K), của sắt là 460 J/(kg.K), của nước là 1 280 J/(kg.K). Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra bên ngoài.

Phương pháp giải:

\(Q = mc\Delta t\)

Lời giải chi tiết:

Độ lớn của nhiệt lượng toả ra và nhiệt lượng thu vào :

Qtoả= c1m1(t2- t) + c2m2(t2- t) = c1m1(t2- t) + c2(M – m1)(t2 - t) (1)

Qthu= cm(t – t1) + c0m0(t - t) (2)

Từ (1) và (2) dễ dàng tính được :

m = 0,104 kg = 104 g ; m2= 0,046 kg = 46 g.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close