Bài 17.1, 17.2, 17.3 trang 41,42 SBT Vật lí 10

Giải bài 17.1, 17.2, 17.3 trang 41,42 sách bài tập vật lý 10. Một vật khối lượng m kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bằng một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng. Góc nghiêng a = 30° (H.17.l). Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng. Lực căng của dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng là

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

17.1.

Một vật khối lượng m kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bằng một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng. Góc nghiêng a = 30° (H.17.1). Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng. Lực căng của dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng là

A. \(\displaystyle mg{{\sqrt 3 } \over 2};{{mg} \over 2}\)

B. \(\displaystyle mg\sqrt 3 ;{{mg} \over 2}\)

C. \(\displaystyle {{mg} \over 2};mg{{\sqrt 3 } \over 2}\)

D.  \(\displaystyle 2mg;{{2mg} \over {\sqrt 3 }}\)

Phương pháp giải:

- Sử dụng lí thuyết về phân tích lực, vẽ các lực tác dụng lên vật

- Sử dụng các hệ thức lượng giác sin, cos trong tam giác vuông 

Lời giải chi tiết:

Phân tích các lực tác dụng lên vật như hình vẽ

hình bài 17.1 trang 41

Ta có: 

\(\sin \alpha  = \dfrac{T}{P} \to T = \dfrac{1}{2}P\)

\(\cos \alpha  = \dfrac{N}{P} \to N = \dfrac{{P\sqrt 3 }}{2}\)

Chọn đáp án C

17.2.

Một thanh đồng chất, khối lượng m, tựa vào tường không ma sát. Thanh hợp với mặt đất một góc 45° (H.17.2). Lực ma sát nghỉ tác dụng vào đầu dưới của thanh là

A. \(\displaystyle{{mg} \over 2}\)

B. \(\displaystyle{{mg} \over {\sqrt 2 }}\)

C. \(\displaystyle{{mg} \over {2\sqrt 2 }}\)

D. \(mg\)

Phương pháp giải:

- Sử dụng lí thuyết về phân tích lực, vẽ các lực tác dụng lên vật

- Sử dụng các hệ thức lượng giác tan trong tam giác vuông

Lời giải chi tiết:

Phân tích các lực tác dụng lên vật như hình vẽ 

hình bài 17.2 trang 41

Gọi \(\overrightarrow R \)là lực mà mặt đất tác dụng vào đầu dưới A của thanh. Lực \(\overrightarrow R \)có hai thành phần vuông góc là phản lực \(\overrightarrow N \)và lực ma sát nghỉ. Thanh chịu hệ ba lực cân bằng là \(\overrightarrow P \), \(\overrightarrow Q \) và \(\overrightarrow R \). Trượt các vecto lực này trên giá của chúng đến điểm động qui O (hình vẽ).

Từ hình vẽ ta có:

\(N = P\)

\(\dfrac{{{F_{msn}}}}{N} = \dfrac{{{F_{msn}}}}{P} = \tan \alpha  = \dfrac{1}{2}\)

\({F_{msn}} = \dfrac{1}{2}mg\)

Chọn đáp án A

17.3.

Một sợi dây, một đầu buộc vào bức tường nhám, đầu kia buộc vào đầu A của một thanh đồng chất, khối lượng m. Dây có tác dụng giữ cho thanh tì vuông góc vào tường tại đầu B và hợp với thanh một góc 30° (H.17.3). Lực căng của dây và lực ma sát nghỉ của tường là

A. \({1 \over 2}mg;mg\)

B. \(mg{{\sqrt 3 } \over 2};mg\)

C. \(mg;mg{{\sqrt 3 } \over 2}\)

D. \(mg;{1 \over 2}mg\)

Phương pháp giải:

- Sử dụng lí thuyết về phân tích lực, vẽ các lực tác dụng lên vật

- Sử dụng các hệ thức lượng giác sin, cos trong tam giác vuông

Lời giải chi tiết:

Phân tích các lực tác dụng lên vật như hình vẽ

hình bài 17.3 trang 41

Gọi \(\overrightarrow R \)là hợp lực của lực ma sát nghỉ và phản lực \(\overrightarrow N \)của tường tác dụng vào đầu B của thanh. Ba lực \(\overrightarrow R \), \(\overrightarrow P \)và \(\overrightarrow T \)là ba lực cân bằng. Trượt ba lực đến điểm đồng qui O (hình vẽ) ta có:

\(T = R = P\)

\({F_{msn}} = R\cos {60^0} = P\cos {60^0} = \dfrac{1}{2}P\)

Chọn đáp án D

Loigiaihay.com

  • Bài 17.4, 17.5, 17.6 trang 42 SBT Vật lí 10

    Giải bài 17.4, 17.5, 17.6 trang 42 sách bài tập vật lý 10. Một chiếc đèn có trọng lượng P = 40 N được treo vào tường nhờ một dây xích. Muốn cho đèn ở xa tường người ta dùng một thanh chống nằm ngang, một đầu tì vào tường còn đầu kia tì vào điểm B của dây xích (H.17.4). Bỏ qua trọng lượng của thanh chống, dây xích và ma sát ở chỗ thanh tiếp xúc với tường. Cho biết dây xích hợp với tường một góc 45°.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close