Bài 13.8, 13.9, 13.10 trang 33 SBT Vật lí 10Giải bài 13.8, 13.9, 13.10 trang 33 sách bài tập vật lý 10. Đặt một vật lên mặt bàn nằm ngang rồi tác dụng vào vật một lực theo phương ngang, ta thấy vật không chuyển động. Hãy giải thích tại sao. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
13.8. Đặt một vật lên mặt bàn nằm ngang rồi tác dụng vào vật một lực theo phương ngang, ta thấy vật không chuyển động. Hãy giải thích tại sao. Phương pháp giải: Sử dụng lí thuyết về lực ma sát nghỉ: lực ma sát nghỉ xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật với bề mặt giữ cho vật đứng yên trên bề mặt đó khi vật bị một lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc. Lời giải chi tiết: Vì lực ma sát nghỉ cân bằng với lực kéo 13.9. Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,35. Tính gia tốc của thùng. Lấy g = 9,8 m/s2. Phương pháp giải: Áp dụng công thức \(F = m.a\) \({F_{mst}} = {\mu _t}.N = {\mu _t}.mg\) Lời giải chi tiết: Chọn chiều của lực tác dụng làm chiều dương: Fms = µtmg = 0,35.55.9,8 = 188,65 N ≈ 189 N Do đó \(a = \displaystyle{{F - {F_{ms}}} \over m} \\= \displaystyle{{220 - 189} \over {55}} \simeq 0,56(m/{s^2})\) 13.10. Một ô tô có khối lượng 800 kg có thể đạt được tốc độ 20 m/s trong 36 s vào lúc khởi hành. a) Lực cần thiết để gây ra gia tốc cho xe là lực nào và có độ lớn bằng bao nhiêu ? b) Tính tỉ số giữa độ lớn của lực tăng tốc và trọng lượng của xe. Phương pháp giải: Áp dụng công thức \(F = m.a\) \(a = \dfrac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\) Lời giải chi tiết: a. Lực ma sát nghỉ đã gây ra gia tốc cho ô tô Fmsn max = ma = \(m\displaystyle{{\Delta v} \over {\Delta t}}\) \(= \displaystyle{{800.20} \over {36}} \approx 444N\) b. \(\displaystyle{{{F_{msn\max }}} \over P} = {{ma} \over {mg}} \\= \displaystyle{a \over g} = {{20} \over {36.9,8}} = 0,056\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|