Đề thi học kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 4

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Trong hạt nhân nguyên tử có chứa những loại hạt nào?

  • A
    proton, neutron.
  • B
    electron, neutron.
  • C
    electron, proton.
  • D
    proton, neutron, electron.
Câu 2 :

Hạt nào sau đây mang điện tích âm?

  • A
    Proton.
  • B
    Hạt nhân.
  • C
    Electron.
  • D
    Neutron.
Câu 3 :

Khối lượng của một proton bằng

  • A
    0,00055 amu.
  • B
    0,1 amu.
  • C
    1 amu.
  • D
    0,0055 amu.
Câu 4 :

Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng

  • A
    số neutron.
  • B
    nguyên tử khối.
  • C
    số khối.
  • D
    số proton.
Câu 5 :

Số hiệu nguyên tử (Z) của nguyên tố hóa học không bằng giá trị nào sau đây?

  • A
    Số hạt proton.
  • B
    Số hạt electron.
  • C
    Số điện tích dương.
  • D
    Số hạt neutron.
Câu 6 :

Đồng vị là những nguyên tử có

  • A
    cùng số proton, khác số neutron.
  • B
    cùng số neutron.
  • C
    cùng số khối.
  • D
    cùng số proton, cùng số neutron.
Câu 7 :

Số electron tối đa trong lớp M là bao nhiêu?

  • A
    2.
  • B
    8.
  • C
    32.
  • D
    18.
Câu 8 :

Phân lớp nào sau đây kí hiệu sai?

  • A
    1s.
  • B
    3p.
  • C
    3d.
  • D
    2d.
Câu 9 :

Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của ô nguyên tố không được tính bằng

  • A
    số proton.
  • B
    số electron.
  • C
    số hiệu nguyên tử.
  • D
    số khối.
Câu 10 :

Một nguyên tử có chứa 8 proton trong hạt nhân. Số hiệu nguyên tử của nguyên tử này là

  • A
    8.
  • B
    9.
  • C
    16.
  • D
    4.
Câu 11 :

Nguyên tử X có chứa 7 proton và 8 neutron. Kí hiệu nguyên tử của X là

  • A
    \({}_7^8{\rm{X}}\).
  • B
    \({}_7^{15}{\rm{X}}\).
  • C
    \({}_8^7{\rm{X}}\).
  • D
    \({}_{15}^7{\rm{X}}\).
Câu 12 :

Cặp nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau?

  • A
    \({}_6^{12}{\rm{X}},{}_5^{10}{\rm{Y}}\).
  • B
    \({}_1^1{\rm{M}},{}_2^4{\rm{G}}\).
  • C
    \({}_8^{16}{\rm{D}},{}_8^{17}{\rm{E}}\).
  • D
    \({}_9^{17}{\rm{L}},{}_1^3{\rm{T}}\).
Câu 13 :

Electron chuyển từ lớp gần hạt nhân ra lớp xa hạt nhân thì sẽ

  • A
    thu năng lượng.
  • B
    giải phóng năng lượng.
  • C
    không thay đổi năng lượng.
  • D
    vừa thu vừa giải phóng năng lượng.
Câu 14 :

Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử Oxygen (Z = 8)?

  • A
    1s22s32p3.
  • B
    1s22s42p2.
  • C
    1s22s12p5.
  • D
    1s22s22p4.
Câu 15 :

Cấu hình orbital nào sau đây viết đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Câu 16 :

Cho các cấu hình electron sau:

(1) 1s2.   (2) 1s22s22p3.   (3) 1s22s22p6.

(4) 1s22s22p63s23p1. (5) 1s22s22p63s2.  (6) 1s22s22p63s23p64s1.

Có bao nhiêu cấu hình electron trong các cấu hình cho trên là của nguyên tử kim loại?

  • A
    2.
  • B
    3.
  • C
    4.
  • D
    5.
Câu 17 :

Một loại liên kết rất yếu, hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của phân tử, gọi là

  • A
    liên kết cộng hóa trị.
  • B
    liên kết ion.
  • C
    tương tác Van Der Waals.
  • D
    liên kết cho – nhận.
Câu 18 :

Trong dãy halogen, tương tác van der Waals (1) …… theo sự (2) …. của số electron (và proton) trong phân tử, làm (3) …. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất

  • A
    (1) tăng, (2) tăng, (3) tăng.
  • B
    (1) tăng, (2) giảm, (3) tăng.
  • C
    (1) giảm, (2) tăng, (3) giảm.
  • D
    (1) giảm, (2) tăng, (3) tăng.
Câu 19 :

Mức độ ảnh hưởng của tương tác van der Waals so với liên kết hydrogen

  • A
    yếu hơn.
  • B
    mạnh hơn.
  • C
    cân bằng.
  • D
    không so sánh được.
Câu 20 :

Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử S (Z = 16) theo quy tắc octet là

  • A
    S + 2e \( \to \) S2−.
  • B
    S \( \to \) S2++ 2e.
  • C
    S \( \to \) S6++ 6e.
  • D
    S \( \to \) S2−+ 2e.
II. Tự luận
Câu 1 :

Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì, có tổng số điện tích hạt nhân bằng 25.

a) Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y.

b) Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.

c) Viết công thức hợp chất oxit cao nhất của X và Y.

Câu 2 :

Cho biết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố (thuộc chu kỳ 3) A, M, X lần lượt là ns1, ns2np1, ns2np5. Xác định vị trí của A, M, X trong bảng tuần hoàn và cho biết tên của chúng.

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Trong hạt nhân nguyên tử có chứa những loại hạt nào?

  • A
    proton, neutron.
  • B
    electron, neutron.
  • C
    electron, proton.
  • D
    proton, neutron, electron.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về thành về cấu tạo nguyên tử

Lời giải chi tiết :

Hạt nhân nguyên tử chứa proton và neutron

Đáp án A

Câu 2 :

Hạt nào sau đây mang điện tích âm?

  • A
    Proton.
  • B
    Hạt nhân.
  • C
    Electron.
  • D
    Neutron.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử

Lời giải chi tiết :

Hạt electron mang điện tích âm

Đáp án C

Câu 3 :

Khối lượng của một proton bằng

  • A
    0,00055 amu.
  • B
    0,1 amu.
  • C
    1 amu.
  • D
    0,0055 amu.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khối lượng của các hạt cấu tạo nên nguyên tử

Lời giải chi tiết :

mp = 1amu

đáp án C

Câu 4 :

Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng

  • A
    số neutron.
  • B
    nguyên tử khối.
  • C
    số khối.
  • D
    số proton.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của nguyên tố hóa học

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố hóa hộc là những nguyên tử có cùng số proton

Đáp án D

Câu 5 :

Số hiệu nguyên tử (Z) của nguyên tố hóa học không bằng giá trị nào sau đây?

  • A
    Số hạt proton.
  • B
    Số hạt electron.
  • C
    Số điện tích dương.
  • D
    Số hạt neutron.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào: p = e = Z

Lời giải chi tiết :

Z không bằng số hạt neutron

Đáp án D

Câu 6 :

Đồng vị là những nguyên tử có

  • A
    cùng số proton, khác số neutron.
  • B
    cùng số neutron.
  • C
    cùng số khối.
  • D
    cùng số proton, cùng số neutron.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về đồng vị

Lời giải chi tiết :

Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton khác số neutron

Đáp án A

Câu 7 :

Số electron tối đa trong lớp M là bao nhiêu?

  • A
    2.
  • B
    8.
  • C
    32.
  • D
    18.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vỏ nguyên tử được chia thành các lớp K, L, M, N

Lời giải chi tiết :

Lớp M là lớp thứ 3 chứa tối đa 18 electron

Đáp án D

Câu 8 :

Phân lớp nào sau đây kí hiệu sai?

  • A
    1s.
  • B
    3p.
  • C
    3d.
  • D
    2d.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Trong các lớp được chia thành các phân lớp s, p, d, f

Lời giải chi tiết :

Lớp thứ 2 chứa 2 phân lớp s, p

Đáp án D

Câu 9 :

Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của ô nguyên tố không được tính bằng

  • A
    số proton.
  • B
    số electron.
  • C
    số hiệu nguyên tử.
  • D
    số khối.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử Z = số p = số e

Lời giải chi tiết :

Số thứ tự không bằng số khối

Đáp án D

Câu 10 :

Một nguyên tử có chứa 8 proton trong hạt nhân. Số hiệu nguyên tử của nguyên tử này là

  • A
    8.
  • B
    9.
  • C
    16.
  • D
    4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào số Z = số p = số e

Lời giải chi tiết :

Số hiệu nguyên tử = 8

Đáp án A

Câu 11 :

Nguyên tử X có chứa 7 proton và 8 neutron. Kí hiệu nguyên tử của X là

  • A
    \({}_7^8{\rm{X}}\).
  • B
    \({}_7^{15}{\rm{X}}\).
  • C
    \({}_8^7{\rm{X}}\).
  • D
    \({}_{15}^7{\rm{X}}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kí hiệu nguyên tử: \({}_Z^AX\)

Lời giải chi tiết :

Số khối của nguyên tử X = 7 + 8 = 15

Vì p = e = Z => Z = 7

Kí hiệu đúng là \({}_7^{15}{\rm{X}}\)

Đáp án B

Câu 12 :

Cặp nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau?

  • A
    \({}_6^{12}{\rm{X}},{}_5^{10}{\rm{Y}}\).
  • B
    \({}_1^1{\rm{M}},{}_2^4{\rm{G}}\).
  • C
    \({}_8^{16}{\rm{D}},{}_8^{17}{\rm{E}}\).
  • D
    \({}_9^{17}{\rm{L}},{}_1^3{\rm{T}}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đồng vị là những nguyên tố có cùng số proton khác nhau về số neutron

Lời giải chi tiết :

\({}_8^{16}{\rm{D}},{}_8^{17}{\rm{E}}\)có cùng số proton khác nhau về số neutron

Đáp án C

Câu 13 :

Electron chuyển từ lớp gần hạt nhân ra lớp xa hạt nhân thì sẽ

  • A
    thu năng lượng.
  • B
    giải phóng năng lượng.
  • C
    không thay đổi năng lượng.
  • D
    vừa thu vừa giải phóng năng lượng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Theo Rutherford – Bohr, electron ở càng xa hạt nhân thì có năng lượng càng cao.

Lời giải chi tiết :

Nếu electron chuyển từ lớp gần hạt nhân ra lớp xa hạt nhân thì phải thu năng lượng

Đáp án A

Câu 14 :

Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử Oxygen (Z = 8)?

  • A
    1s22s32p3.
  • B
    1s22s42p2.
  • C
    1s22s12p5.
  • D
    1s22s22p4.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cách viết cấu hình của nguyên tử O

Lời giải chi tiết :

Vì O có Z = 8 => cấu hình electron của O là: 1s22s22p4

Đáp án D

Câu 15 :

Cấu hình orbital nào sau đây viết đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Mỗi obital nguyên tử chứa tối đa 2 electron được kí hiệu bằng mũi tên ngược chiều. Khi điền electron vào obital nguyên tử cần tuân theo nguyên lí Pauli

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 16 :

Cho các cấu hình electron sau:

(1) 1s2.   (2) 1s22s22p3.   (3) 1s22s22p6.

(4) 1s22s22p63s23p1. (5) 1s22s22p63s2.  (6) 1s22s22p63s23p64s1.

Có bao nhiêu cấu hình electron trong các cấu hình cho trên là của nguyên tử kim loại?

  • A
    2.
  • B
    3.
  • C
    4.
  • D
    5.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nguyên tử kim loại thường có 1, 2, 3 hoặc 4 electron lớp ngoài cùng

Lời giải chi tiết :

(1) là He => khí hiếm

(2) có 5e lớp ngoài cùng => phi kim

(3) có 8e lớp ngoài cùng => khí hiếm

(4) có 3e lớp ngoài cùng => kim loại

(5) có 2e lớp ngoài cùng => kim loại

(6) có 1e lớp ngoài cùng => kim loại

Đáp án B

Câu 17 :

Một loại liên kết rất yếu, hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của phân tử, gọi là

  • A
    liên kết cộng hóa trị.
  • B
    liên kết ion.
  • C
    tương tác Van Der Waals.
  • D
    liên kết cho – nhận.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về liên kết hóa học

Lời giải chi tiết :

Liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của phân tử được gọi là liên kết ion

Đáp án B

Câu 18 :

Trong dãy halogen, tương tác van der Waals (1) …… theo sự (2) …. của số electron (và proton) trong phân tử, làm (3) …. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất

  • A
    (1) tăng, (2) tăng, (3) tăng.
  • B
    (1) tăng, (2) giảm, (3) tăng.
  • C
    (1) giảm, (2) tăng, (3) giảm.
  • D
    (1) giảm, (2) tăng, (3) tăng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong dãy halogen, tương tác van der Waals tăng lên theo sự tăng của số electron (và proton) trong phân tử, làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của của chất

Đáp án A

Câu 19 :

Mức độ ảnh hưởng của tương tác van der Waals so với liên kết hydrogen

  • A
    yếu hơn.
  • B
    mạnh hơn.
  • C
    cân bằng.
  • D
    không so sánh được.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Mức độ ảnh hưởng của tương tác van der Waals yếu hơn so với liên kết hydrogen

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 20 :

Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử S (Z = 16) theo quy tắc octet là

  • A
    S + 2e \( \to \) S2−.
  • B
    S \( \to \) S2++ 2e.
  • C
    S \( \to \) S6++ 6e.
  • D
    S \( \to \) S2−+ 2e.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các nguyên tử nguyên tố có xu hướng nhường hoặc nhận electron để đạt cấu hình của khí hiếm (quy tắc octet)

Lời giải chi tiết :

S có 6 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhận thêm 2e để đạt 8e lớp ngoài cùng của khí hiếm

Đáp án A

II. Tự luận
Câu 1 :

Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì, có tổng số điện tích hạt nhân bằng 25.

a) Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y.

b) Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.

c) Viết công thức hợp chất oxit cao nhất của X và Y.

Lời giải chi tiết :

a) Vì X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì nên hạt nhân của chúng chỉ khác nhau 1 đơn vị

giả sử ZX < ZY => ZY = ZX + 1

Theo đề bài, ta có: ZX = ZY = ZX + ZX = 1 = 25 => ZX = 12 và ZY = 13

Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s2 => X là Mg

Cấu hình electron của Y: ls22s22p63s23p1 => Y là Al

b) Đối với nguyên tử X:

+ X thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron

+ X thuộc nhóm IIA vì có 2 electron ở lớp ngoài => X là kim loại

+ X thuộc ô thứ 12 vì (Z=12)

Đối với nguyên tử Y

+ Y thuộc chu kì 3 vì có 3 electron

+ Y thuộc nhóm IIIA vì có 3 electron ở lớp ngoài cùng => Y là kim loại

c) Công thức hợp chất oxit cao nhất của X, Y lần lượt là: MgO và Al2O3

Câu 2 :

Cho biết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố (thuộc chu kỳ 3) A, M, X lần lượt là ns1, ns2np1, ns2np5. Xác định vị trí của A, M, X trong bảng tuần hoàn và cho biết tên của chúng.

Lời giải chi tiết :

A, M, X thuộc chu kì 3 nên n = 3

Cấu hình electron, vị trí và tên nguyên tố A: 1s22s22p63s1

=> A ở ô số 11, nhóm IA, A là kim loại Na

M: 1s22s22p63s23p1

=> M ở ô số 13, nhóm IIIA, M là kim loại Al

X: 1s22s22p63s23p5 => X ở ô số 17, nhóm VIIA, X là phi kim Cl

close