Đề kiểm tra học kì 2 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Sinh trưởng ở thực vật là

  • A

    Quá trình tăng lên về số lượng tế bào

  • B

    Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào

  • C

    Quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào làm cây lớn lên, tạo nên cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá

  • D

    Quá trình biến đổi về chất lượng, cấu trúc tế bào

Câu 2 :

Hai kiểu hướng động chính là

  • A

    Hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng về trọng lực)

  • B

    Hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích)

  • C

    Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích)

  • D

    Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướg động âm (sinh trưởng hướng tới đất)

Câu 3 :

Nhóm cây nào sau đây thụ phấn nhờ gió

  • A

    Phong lan, cúc, hồng

  • B

    Ngô , lúa, cỏ may

  • C

    Cau, dừa , bí đỏ

  • D

    Cam, quýt, mãng cầu

Câu 4 :

Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có

  • A

    Đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành

  • B

    Đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý

  • C

    Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.

  • D

    Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành

Câu 5 :

Ở trẻ em, hiện tượng thiểu năng tuyến giáp thường dẫn đến những hậu quả nào dưới đây:

I. Trẻ mới sinh thiếu tiroxin sẽ dẫn tới chậm phát triển trí tuệ (đần độn).

II. Chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém.

III. Vàng da kéo dài, nước tiểu, mồ hôi có màu vàng.

IV. Không hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thử cấp.

  • A

    I; II

  • B

    III; IV

  • C

    II; III

  • D

    IV; I

Câu 6 :

Có bao nhiêu ý sau đây đúng về bơm Na – K?

(1) Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có trên màng tế bào

(2) Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ

(3) Có nhiệm vụ chuyển Na+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Na+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ

(4) Hoạt động của bơm Na – K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp

(5) Bơm Na – K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong tế bào trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện

Phương án trả lời đúng là:

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Câu 7 :

Điều kiện hóa hành động là hiện tượng học tập của động vật trong đó:

  • A

    Sự hình thành các phản xạ có điều kiện trước một kích thích lặp đi lặp lại

  • B

    Sự hình thành mối liên kết mới trong hệ thần kinh trung ương dưới tác động của một kích thích mới

  • C

    Sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời

  • D

    Sự hình thành mối liên kết giữa  một hành vi của động vật với một phần thưởng sau đó động vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó.

Câu 8 :

Tuyến yên sản sinh ra các hormone

  • A

    Hormone kích thích trứng, hormone tạo thể vàng.

  • B

    Prôgestêron và Ơstrôgen

  • C

    Hormone kích dục nhau thai Prôgestêron

  • D

    Hormone kích nang trứng Ơstrôgen

Câu 9 :

Tác dụng kích thích của xitokinin ?

  • A

    Tác động tới phân chia tế bào

  • B

    Giúp hình thành cơ quan mới

  • C

    Ngăn chặn sự già hóa của tế bào

  • D

    A,B,C đều đúng

Câu 10 :

Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?

  • A

    Thụ tinh ngoài là sự kết hợp của hai giao tử đực và cái diễn ra ở ngoài cơ thể con cái.

  • B

    Thụ tinh ngoài là sự kết hợp của hai loại giao tử đực và cái diễn ra ở trong cơ thể con cái.

  • C

    Thụ tinh trong làm tăng tỉ lệ sống sót của con non

  • D

    Thụ tinh ngoài làm hiệu quả thụ tinh thấp.

Câu 11 :

Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì:

  • A

    Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng

  • B

    Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.

  • C

    Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng

  • D

    Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm

Câu 12 :

Hoa thụ phấn nhờ gió không có đặc điểm

  • A

    Hạt phấn khô, nhiều, nhỏ, nhẹ

  • B

    Tràng hoa tiêu giảm

  • C

    Thường mọc ở ngọn hoặc đỉnh cành

  • D

    Có hương thơm

Câu 13 :

Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hormone sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả

  • A

    Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém

  • B

    Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển

  • C

    Người bé nhỏ hoặc khổng lồ

  • D

    Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển

Câu 14 :

Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?

  • A

    Tính chuyên hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao

  • B

    Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể

  • C

    Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

  • D

    Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác

Câu 15 :

Đối với cây lấy thân, lá có thể tăng năng suất bằng cách xử lý ở nồng độ thích hợp

  • A

    Xitokinin

  • B

    Axetilen

  • C

    Etylen

  • D

    AAB

Câu 16 :

Sinh trưởng và phát triển của chim bồ câu

  • A

    Bắt đầu từ khi trứng nở đến khi chim trưởng thành và sinh sản được

  • B

    Bắt đầu từ khi trứng nở ra đến khi già và chết

  • C

    Bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh và kéo dài đến lúc chim trưởng thành

  • D

    Bắt đầu từ hợp tử, diễn ra trong trứng và sau khi trứng nở, kết thúc khi già và chết

Câu 17 :

Bộ phận thần kinh trung ương bao gồm:

(1) Não             (2) Hạch thần kinh

(3) Tủy sống     (4) Dây thần kinh

  • A

    (2),(1)

  • B

    (2),(3)

  • C

    (1),(3)

  • D

    (2),(4)

Câu 18 :

Tính hướng nước của cây là

  • A

    Hướng nước dương

  • B

    Hướng nước âm

  • C

    Hướng nước có lúc dương, có lúc âm

  • D

    Không có Phương án đúng

Câu 19 :

Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

  • A

    Làm tăng kích thước chiều dài của cây

  • B

    Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần

  • C

    Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm

  • D

    Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Câu 20 :

Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là:

  • A

    Tập tính thứ sinh

  • B

    Tập tính bẩm sinh.

  • C

    Bản năng

  • D

    Cả B và C.

Câu 21 :

Chất nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây dị tật ở trẻ em?

  • A

    Rượu và vitamin

  • B

    Ma túy, Thuốc bổ

  • C

    Chất kích thích, chất gây nghiện

  • D

    Đồ hộp

Câu 22 :

Khi bị va chạm cơ học, lá cây trinh nữ xếp lại. cơ chế của sự vận động cảm ứng này, dựa vào sự thay đổi của:

  • A

    Các thần kinh cảm giác liên bào ở thực vật

  • B

    Xung động thần kinh thực vật

  • C

    Sức trương nước của tế bào

  • D

    Cả A,B,C

Câu 23 :

Tế bào được hình thành qua giảm phân (ở quá trình hình thành hạt phấn)

  • A

    Chính là giao tử đực

  • B

    Là thể giao tử.

  • C

    Tiếp tục nguyên phân mới hình thành giao tử đực

  • D

    Tiếp tục giảm phân mới hình thành giao tử đực

Câu 24 :

Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình

  • A

    giảm phân và thụ tinh.

  • B

    giảm phân.

  • C

    nguyên phân.

  • D

    thụ tinh.

Câu 25 :

Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở

  • A

    màng trước xináp       

  • B

    chùy xináp

  • C

    màng sau xináp       

  • D

    khe xináp

Câu 26 :

Sự thay đổi áp suất trương nước làm lá cây trinh nữ thay đổi trạng thái vận động là do:

  • A

    Sự thay đổi hoạt động của các khí khổng

  • B

    Thay đổi nồng độ ion K+ của không bào

  • C

    Sự tăng cường quá trình tổng hợp các chất hữu cơ của diệp lục

  • D

    Thay đổi vị trí của các bào quan trong tế bào.

Câu 27 :

Để thay thận cho một bệnh nhân, trường hợp nào sau đây cho kết quả tốt nhất?

  • A

    dùng thận của bố hoặc mẹ để thay thế.

  • B

    người cho thận là vợ (hoặc chồng) của bệnh nhân.

  • C

    chỉ cần người cho thận có cùng nhóm máu với người bệnh

  • D

    dùng thận của anh (chị, em) song sinh với người bệnh.

Câu 28 :

Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản giao phối so với sinh sản tự phối ở động vật?

  • A

    Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho tiến hoá.

  • B

    Duy trì ổn định những tính trạng tốt vệ mặt di truyền

  • C

    Là hình thức sinh sản phổ biến

  • D

    Có khả năng thích nghi với những điểu kiện môi trường biến đổi.

Câu 29 :

Thể vàng sản sinh ra hormone:

  • A

    FSH.

  • B

    LH.

  • C

    HCG.

  • D

    Progesterol.

Câu 30 :

Thằn lằn bị mất đuôi có thể mọc ra đuôi mới, đó là

  • A

    kiểu sinh sản vô tính tái sinh.

  • B

    chỉ là sự tái sinh một bộ phận cơ thể.

  • C

    kình thức sinh sản phân mảnh.

  • D

    một kiểu của sự sinh trưởng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Sinh trưởng ở thực vật là

  • A

    Quá trình tăng lên về số lượng tế bào

  • B

    Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào

  • C

    Quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào làm cây lớn lên, tạo nên cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá

  • D

    Quá trình biến đổi về chất lượng, cấu trúc tế bào

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào làm cây lớn lên, tạo nên cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá.

Câu 2 :

Hai kiểu hướng động chính là

  • A

    Hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng về trọng lực)

  • B

    Hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích)

  • C

    Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích)

  • D

    Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướg động âm (sinh trưởng hướng tới đất)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Có hai loại hướng động chính :

Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích

Hướng động âm: vận động tránh xa nguồn kích thích

Câu 3 :

Nhóm cây nào sau đây thụ phấn nhờ gió

  • A

    Phong lan, cúc, hồng

  • B

    Ngô , lúa, cỏ may

  • C

    Cau, dừa , bí đỏ

  • D

    Cam, quýt, mãng cầu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ngô, lúa, cỏ may thụ phấn nhờ gió.

Câu 4 :

Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có

  • A

    Đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành

  • B

    Đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý

  • C

    Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.

  • D

    Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ở phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn, con non có hình thái, cấu tạo, sinh lý rất khác so với con trưởng thành.

VD: Sâu bướm và bướm trưởng thành có hình thái, cấu tạo rất khác nhau, về sinh lý: sâu non ăn thực vật:lá, thân, hoa…, còn bướm hút mật hoa, phấn hoa

Câu 5 :

Ở trẻ em, hiện tượng thiểu năng tuyến giáp thường dẫn đến những hậu quả nào dưới đây:

I. Trẻ mới sinh thiếu tiroxin sẽ dẫn tới chậm phát triển trí tuệ (đần độn).

II. Chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém.

III. Vàng da kéo dài, nước tiểu, mồ hôi có màu vàng.

IV. Không hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thử cấp.

  • A

    I; II

  • B

    III; IV

  • C

    II; III

  • D

    IV; I

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tuyến giáp tiết ít tiroxin.

Lời giải chi tiết :

Thiếu tiroxin ở trẻ em dẫn đến: thiểu năng trí tuệ, chậm lớn, ngừng lớn, chịu lạnh kém

Câu 6 :

Có bao nhiêu ý sau đây đúng về bơm Na – K?

(1) Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có trên màng tế bào

(2) Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ

(3) Có nhiệm vụ chuyển Na+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Na+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ

(4) Hoạt động của bơm Na – K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp

(5) Bơm Na – K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong tế bào trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện

Phương án trả lời đúng là:

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các ý đúng là (1), (2), (4), (5)

Ý (3) sai vì bơm Na-K luôn trả Na+ ra ngoài duy trì nồng độ Na+ bên ngoài tế bào cao hơn bên trong tế bào.

Câu 7 :

Điều kiện hóa hành động là hiện tượng học tập của động vật trong đó:

  • A

    Sự hình thành các phản xạ có điều kiện trước một kích thích lặp đi lặp lại

  • B

    Sự hình thành mối liên kết mới trong hệ thần kinh trung ương dưới tác động của một kích thích mới

  • C

    Sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời

  • D

    Sự hình thành mối liên kết giữa  một hành vi của động vật với một phần thưởng sau đó động vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điều kiện hóa hành động là: Sự hình thành mối liên kết giữa  một hành vi của động vật với một phần thưởng sau đó động vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó

VD: nhốt chuột ở trong lồng, trong lồng có một bàn đạp gắn thức ăn khi chuột chạy vô tình đạp phải bàn đạp làm thức ăn rơi ra, sau nhiều lần như vậy,mỗi khi đói chuột tự động ra nhấn bàn đạp để lấy thức ăn.

Câu 8 :

Tuyến yên sản sinh ra các hormone

  • A

    Hormone kích thích trứng, hormone tạo thể vàng.

  • B

    Prôgestêron và Ơstrôgen

  • C

    Hormone kích dục nhau thai Prôgestêron

  • D

    Hormone kích nang trứng Ơstrôgen

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tuyến yên sản sinh nhiều loại hormone như : ở thùy trước tuyến yên : FSH; LH, ICSH; TSH; ACTH, PRL, GH

Ở thùy sau tuyến yên tiết: ADH; Oxitoxin

Lời giải chi tiết :

Tuyến yên sản sinh nhiều loại hormone như: ở thùy trước tuyến yên: FSH (Hormone kích thích trứng); LH (hormone tạo thể vàng), ICSH (ở nam); TSH (kích tố tuyến giáp); ACTH (kích tố vỏ tuyến trên thận), PRL (kích tố tuyến sữa), GH (hormone tăng trưởng)

Ở thùy sau tuyến yên tiết: ADH (hormone chống bài niệu); Oxitoxin.

Ý B, C, D sai vì Prôgestêron do thể vàng tiết ra và Ơstrôgen do buồng trứng

Câu 9 :

Tác dụng kích thích của xitokinin ?

  • A

    Tác động tới phân chia tế bào

  • B

    Giúp hình thành cơ quan mới

  • C

    Ngăn chặn sự già hóa của tế bào

  • D

    A,B,C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Xitokinin có tác dụng kích thích sự phân bào hình thành cơ quan mới và ngăn sự già hóa của tế bào

Câu 10 :

Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?

  • A

    Thụ tinh ngoài là sự kết hợp của hai giao tử đực và cái diễn ra ở ngoài cơ thể con cái.

  • B

    Thụ tinh ngoài là sự kết hợp của hai loại giao tử đực và cái diễn ra ở trong cơ thể con cái.

  • C

    Thụ tinh trong làm tăng tỉ lệ sống sót của con non

  • D

    Thụ tinh ngoài làm hiệu quả thụ tinh thấp.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là B

Thụ tinh ngoài diễn ra bên ngoài cơ thể con cái.

Câu 11 :

Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì:

  • A

    Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng

  • B

    Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.

  • C

    Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng

  • D

    Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đối với động vật biến nhiệt (nhiệt độ cơ thể thay đổi theo môi trường), khi trời rét thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng

Câu 12 :

Hoa thụ phấn nhờ gió không có đặc điểm

  • A

    Hạt phấn khô, nhiều, nhỏ, nhẹ

  • B

    Tràng hoa tiêu giảm

  • C

    Thường mọc ở ngọn hoặc đỉnh cành

  • D

    Có hương thơm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hoa thụ phấn nhờ gió thường không có hương thơm, mật ngọt. VD hoa rau dền, hoa ngô…

Câu 13 :

Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hormone sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả

  • A

    Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém

  • B

    Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển

  • C

    Người bé nhỏ hoặc khổng lồ

  • D

    Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hormone sinh trưởng (GH) có tác dụng kích thích phân chia tê bào và tăng kích thước tế bào qua tăng tổng hợp protein, kích thích phát triển xương.

Lời giải chi tiết :

Nếu tuyến yên tiết quá ít GH thì dẫn đến hiện tượng người nhỏ bé còn nếu tiết quá nhiều dẫn đến hiện tượng người khổng lồ.

Câu 14 :

Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?

  • A

    Tính chuyên hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao

  • B

    Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể

  • C

    Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

  • D

    Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm chung:

  • Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.
  • Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
  • Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
Câu 15 :

Đối với cây lấy thân, lá có thể tăng năng suất bằng cách xử lý ở nồng độ thích hợp

  • A

    Xitokinin

  • B

    Axetilen

  • C

    Etylen

  • D

    AAB

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có thể sử dụng xitokinin với nồng độ thích hợp, ở nồng độ thích hợp xitokinin có tác dụng hạn chế sự ra hoa, kéo dài sự sinh trưởng

Câu 16 :

Sinh trưởng và phát triển của chim bồ câu

  • A

    Bắt đầu từ khi trứng nở đến khi chim trưởng thành và sinh sản được

  • B

    Bắt đầu từ khi trứng nở ra đến khi già và chết

  • C

    Bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh và kéo dài đến lúc chim trưởng thành

  • D

    Bắt đầu từ hợp tử, diễn ra trong trứng và sau khi trứng nở, kết thúc khi già và chết

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sinh trưởng và phát triển của chim bồ câu bắt đầu từ khi hợp tử được hình thành cho tới khi chim nở ra đến khi chim chết.

Câu 17 :

Bộ phận thần kinh trung ương bao gồm:

(1) Não             (2) Hạch thần kinh

(3) Tủy sống     (4) Dây thần kinh

  • A

    (2),(1)

  • B

    (2),(3)

  • C

    (1),(3)

  • D

    (2),(4)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bộ phận TK trung ương bao gồm não và tủy sống.

Câu 18 :

Tính hướng nước của cây là

  • A

    Hướng nước dương

  • B

    Hướng nước âm

  • C

    Hướng nước có lúc dương, có lúc âm

  • D

    Không có Phương án đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hướng nước: là phản ứng sinh trưởng của thực vật hướng tới nguồn nước.

Lời giải chi tiết :

Tính hướng nước của cây là hướng nước dương.

Câu 19 :

Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

  • A

    Làm tăng kích thước chiều dài của cây

  • B

    Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần

  • C

    Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm

  • D

    Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ở sinh trưởng sơ cấp không có hoạt động của tầng sinh bần, đây là hoạt động diễn ra ở sinh trưởng thứ cấp

Câu 20 :

Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là:

  • A

    Tập tính thứ sinh

  • B

    Tập tính bẩm sinh.

  • C

    Bản năng

  • D

    Cả B và C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là tập tính bẩm sinh còn gọi là bản năng.

Câu 21 :

Chất nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây dị tật ở trẻ em?

  • A

    Rượu và vitamin

  • B

    Ma túy, Thuốc bổ

  • C

    Chất kích thích, chất gây nghiện

  • D

    Đồ hộp

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai, gây dị tật ở trẻ em.

Lời giải chi tiết :

Chất kích thích, chất gây nghiện gây ảnh hưởng đến phôi thai, gây dị tật ở trẻ sơ sinh.

Câu 22 :

Khi bị va chạm cơ học, lá cây trinh nữ xếp lại. cơ chế của sự vận động cảm ứng này, dựa vào sự thay đổi của:

  • A

    Các thần kinh cảm giác liên bào ở thực vật

  • B

    Xung động thần kinh thực vật

  • C

    Sức trương nước của tế bào

  • D

    Cả A,B,C

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hiện tượng lá cây trinh nữ xếp lại là ứng động không sinh trưởng.

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng lá cây trinh nữ xếp lại có cơ chế là sự thay đổi sức trương nước của tế bào.

Câu 23 :

Tế bào được hình thành qua giảm phân (ở quá trình hình thành hạt phấn)

  • A

    Chính là giao tử đực

  • B

    Là thể giao tử.

  • C

    Tiếp tục nguyên phân mới hình thành giao tử đực

  • D

    Tiếp tục giảm phân mới hình thành giao tử đực

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hạt phấn được hình thành sau giảm phân là các bào tử đơn bội, các bào tử này tiếp tục nguyên phân hình thành hạt phấn.

Câu 24 :

Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình

  • A

    giảm phân và thụ tinh.

  • B

    giảm phân.

  • C

    nguyên phân.

  • D

    thụ tinh.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân

Câu 25 :

Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở

  • A

    màng trước xináp       

  • B

    chùy xináp

  • C

    màng sau xináp       

  • D

    khe xináp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong chùy chứa ty thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học (axêtincôlin, norađrênalin, đôpamin, serôtônin...).

Câu 26 :

Sự thay đổi áp suất trương nước làm lá cây trinh nữ thay đổi trạng thái vận động là do:

  • A

    Sự thay đổi hoạt động của các khí khổng

  • B

    Thay đổi nồng độ ion K+ của không bào

  • C

    Sự tăng cường quá trình tổng hợp các chất hữu cơ của diệp lục

  • D

    Thay đổi vị trí của các bào quan trong tế bào.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sự thay đổi áp suất trương nước làm lá cây có cơ chế tương tự sự đóng mở của khí khổng.

Lời giải chi tiết :

Sự thay đổi áp suất trương nước ở lá cây trinh nữ là do thay đổi nồng độ ion K+ trong tế bào. Khi nồng độ K+ thấp, tế bào bị mất nước làm cho lá cụp và ngược lại.

Câu 27 :

Để thay thận cho một bệnh nhân, trường hợp nào sau đây cho kết quả tốt nhất?

  • A

    dùng thận của bố hoặc mẹ để thay thế.

  • B

    người cho thận là vợ (hoặc chồng) của bệnh nhân.

  • C

    chỉ cần người cho thận có cùng nhóm máu với người bệnh

  • D

    dùng thận của anh (chị, em) song sinh với người bệnh.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trường hợp dùng thận của anh (chị, em) song sinh với người bệnh cho kết quả tốt nhất là vì bộ gen của họ giống nhau có thể coi như sự tự ghép.

Câu 28 :

Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản giao phối so với sinh sản tự phối ở động vật?

  • A

    Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho tiến hoá.

  • B

    Duy trì ổn định những tính trạng tốt vệ mặt di truyền

  • C

    Là hình thức sinh sản phổ biến

  • D

    Có khả năng thích nghi với những điểu kiện môi trường biến đổi.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Giao phối xảy ra giữa các cơ thể khác nhau về kiểu gen

Tự phối xảy ra trên cùng một cá thể

Lời giải chi tiết :

Duy trì ổn định những tính trạng tốt vệ mặt di truyền không phải là ưu thế của sinh sản giao phối so với sinh sản tự phối ở động vật, sinh sản tự phối cũng có thể làm được điều này.

Câu 29 :

Thể vàng sản sinh ra hormone:

  • A

    FSH.

  • B

    LH.

  • C

    HCG.

  • D

    Progesterol.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thể vàng là nang trứng đã giải phóng tế bào trứng phát triển thành nhờ tác dụng của LH

Lời giải chi tiết :

Thể vàng sản sinh ra progesterol phối hợp với estrogen có tác dụng duy trì niêm mạc dạ con dày, xốp đồng thời ức chế tuyến yên tiết FSH và LH.

Câu 30 :

Thằn lằn bị mất đuôi có thể mọc ra đuôi mới, đó là

  • A

    kiểu sinh sản vô tính tái sinh.

  • B

    chỉ là sự tái sinh một bộ phận cơ thể.

  • C

    kình thức sinh sản phân mảnh.

  • D

    một kiểu của sự sinh trưởng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thằn lằn có thể mọc lại đuôi của mình nhưng nó sẽ ngắn và nhỏ hơn so với cái đuôi cũ. Còn cái đuôi bị ngắt ra thì không thể mọc lại cơ thể.

Lời giải chi tiết :

Cái đuôi mới của thằn lằn không phải là một cơ thể nên đây chỉ được coi là sự tái sinh một bộ phận cơ thể.

close