Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 11 - Đề số 2 có lời giải chi tiếtTải vềĐề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 11 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề bài Câu 1: Vai trò của auxin đối với sự hướng sáng của thân cây là A. kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ở phía tối của thân cây làm cho cây hướng về nguồn sáng. B. làm cho các tế bào ở phía tối của cây co lại. C. làm cho các tế bào ở phía sáng của cây ngừng phân chia. D. kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ở phía sáng của cây làm cho cây hướng về nguồn sáng. Câu 2: Tuổi của cây một năm được xác định theo: A. Số lóng. B. Số chồi nách. C. Số cành. D. Số lá. Câu 3: Cho một số đặc điểm sau: I. Do tủy sống điều khiển. II. Di truyền được. III. Sinh ra đã có. IV. Đặc trưng cho từng cá thể. V. Phải học mới có được. Đặc điểm của phản xạ không điều kiện là A. I, II, III. B. II, III, IV. C. III, IV, V. D. I, II, IV. Câu 4: Loại cây nào sau đây có cả sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp A. Cây thân gỗ còn non B. Cây thân gỗ trưởng thành C. Cây mía D. Tất cả đều đúng Câu 5: Trạng thái thức, ngủ của hạt được điều biết bởi các hoocmôn A. axit abxixic và giberelin. B. xitôkinin và etilen. C. auxin và xitokinin. D. giberelin và etilen. Câu 6: Ở trẻ nhỏ, nhân tố nào sau đây có vai trò biến tiền vitamin D thành vitamin D? A. Ánh sáng. B. Thức ăn C. Nhiệt độ D. Độ ẩm. Câu 7: Sau giai đoạn mất phân cực, tới giai đoạn tái phân cực, nguyên nhân là do A. Kênh Na+ đóng lại B. Kênh Na+ mở rộng hơn nữa C. Kênh K+ mở rộng hơn, kênh Na+ đóng lại D. Bơm Na+ - K+ngừng hoạt động Câu 8: Cho các ví dụ về tập tính ở động vật như sau: I. Nhện giăng tơ. II. Thú con bú sữa mẹ. III. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn. IV. Học sinh biết cách phân loại rác. Các ví dụ về tập tính học được là A. I, II B. II, III C. I, IV. D. III, IV. Câu 9: Hiện tượng nào sau đây không phải là một phản xạ? A. Phản ứng co của một bắp cơ tách rời cơ thể khi bị kích thích B. Người tiết nước bọt khi thấy me. C. Khi trời rét, chim xù lông D. Gà mẹ xù lông ấp con khi nhận thấy có nguy hiểm. Câu 10: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở A. màng trước xináp B. khe xináp C. chùy xináp D. màng sau xináp Câu 11: Bao mielin có bản chất là A. Protein B. Phospholipit C. glicolipit D. Lipoprotein Câu 12: Cho các quá trình sau: 1. Sinh trưởng; 2. Phân bào; 3. Phân hóa; 4. Tích lũy dưỡng chất; 5. Phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống gồm ba quá trình có liên quan với nhau là: A. 1 ; 4 ; 5. B. 1 ; 2 ; 4 C. 1 ; 2 ; 5. D. 1 ; 3 ; 5. Câu 13: Trong cơ chế hình thành điện màng, bơm Na+ - K+ có vai trò A. vận chuyển Na+ và K+ từ trong ra ngoài. B. vận chuyển Na+ và K+ từ ngoài vào trong tế bào. C. vận chuyển K+ từ ngoài vào bên trong màng. D. vận chuyển Na+ từ ngoài vào trong màng. Câu 14: Nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người chính là A. nhiệt độ B. ánh sáng C. thức ăn D. hàm lượng ôxi. Câu 15: Hướng động có vai trò giúp cho cây A. tìm đến nguồn sáng để quang hơp. B. đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây vững chắc. C. sinh trưởng hướng tới nguồn nước. D. thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. Câu 16: Trong quá trình phát triển của động vật, sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của cơ thể sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra được gọi là A. đột biến B. biến thái C. biến động. D. biến đổi Câu 17: Trong các tập tính sau đây, tập tính nào là tập tính xã hội? A. Chim công đực nhảy múa và khoe bộ lông. B. Chó sói đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu. C. Chim bồ câu định hướng bay nhờ từ trường trái đất. D. Kiến lính hi sinh thân mình để bảo vệ tổ. Câu 18: Cho các hiện tượng sau đây: (1) Cây luôn vươn về phía có ánh sáng. (2) Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân. (3) Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc. (4) Rễ cây mọc tránh chất gây độc. (5) Sự đóng mở của khí khổng. Hiện tượng thuộc hình thức ứng động là: A. (3) và (4). B. (3) và (5). C. (2) và (4). D. (1) và (5). Câu 19: Hướng động dương xảy ra khi A. các tế bào phía bị kích thích sinh trưởng nhanh hơn các tế bào phía không bị kích thích. B. các tế bào phía không bị kích thích sinh trưởng nhanh hơn các tế bào phía bị kích thích. C. các tế bào phía không bị kích thích sinh trưởng chậm hơn các tế bào phía bị kích thích. D. các tế bào phía bị kích thích và không bị kích thích sinh trưởng không giống nhau. Câu 20: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây A. do mô phân sinh lóng của cây Một lá mầm tạo ra B. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra C. do mô phân sinh bên của cây tạo ra D. do mô phân sinh đỉnh của cây thân gỗ tạo ra Đáp án HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 (TH): Chọn A Câu 2 (NB): Chọn D Câu 3 (NB): I. Do tủy sống điều khiển II. Di truyền được. III. Sinh ra đã có. Chọn A Câu 4 (NB): Chọn B Câu 5 (NB): Chọn A Câu 6 (NB): Chọn A Câu 7 (TH): Chọn C Câu 8 (NB): III. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn vì trải nghiệm trước đó IV. Học sinh biết cách phân loại rác. Chọn D Câu 9 (TH): Vậy phản ứng co của một bắp cơ tách rời cơ thể khi bị kích thích không phải phản xạ vì không có đủ các thành phần của 1 cung phản xạ. Chọn A Câu 10 (NB): Chọn D Câu 11 (NB): Chọn B Câu 12 (NB): 1. Sinh trưởng 3. Phân hóa; 5. Phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. Chọn D Câu 13 (TH): Chọn C Câu 14 (NB): Chọn C Câu 15 (NB): Ý D bao gồm cả 3 ý A,B,C Chọn D Câu 16 (NB): Chọn B Câu 17 (NB): B: Tập tính bảo vệ lãnh thổ C: Tập tính di cư D: Tập tính vị tha (tập tính xã hội) Chọn D Câu 18 (TH): Các ví dụ về ứng động là : (3),(5) Các ví dụ khác là hướng động. Chọn B Câu 19 (NB): Chọn B Câu 20 (NB): Chọn C
Quảng cáo
|