Tổng hợp 5 đề thi giữa kì 2 Sinh 11 có đáp án

Tải về

Điện thế hoạt động được hình thành trải qua các giai đoạn:

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

Câu 1: Điện thế hoạt động được hình thành trải qua các giai đoạn:

A. mất phân cực, đảo cực, tái phân cực

B. phân cực, mất phân cực, tái phân cực.

C. mất phân cực, tái phân cực, phân cực.

D. phân cực, đảo cực, tái phân cực.

Câu 2: Thứ tự các giai đoạn phát triển của bướm là:

A. Sâu bướm - Hợp tử - Bướm trưởng thành - Nhộng - Bướm chui ra từ nhộng

B. Hợp tử - Sâu bướm - Nhộng - Bướm chui ra từ nhộng - Bướm trưởng thành

C. Bướm trưởng thành - Nhộng - Sâu bướm - Bướm chui ra từ nhộng - Hợp tử

D. Hợp tử - Nhộng - Sâu bướm - Bướm chui ra từ nhộng - Bướm trưởng thành

Câu 3: Loại hormone nào liên quan tới sự đóng mở khí khổng ?

A. Auxin                       B. Xitokinin                   C. AAB                         D. Giberilin

 

Câu 4: Một học sinh A đến nhà học sinh B, những lần đầu khi A đến nhà B đều bị con chó nhà B nuôi sủa. Sau nhiều lần đến nhà B, A đều không gây sự nguy hiểm nào cho con chó nên chó không còn sủa nữa khi A đến. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào ở động vật?

A. Quen nhờn               B. In vết

C. Điều kiện hóa           D. Học ngầm.

Câu 5: Cho các hormone liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở động vật:

1. Testostêrôn.

2. Hormone sinh trưởng.

3. Juvenin

4. Ơstrôgen.

5. Ecđixơn.

6. Tirôxin.
Hormone điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống gồm:

A. 1, 2, 4, 6.                  B. 1, 3, 4, 6.                  C. 2, 3, 5, 6.                  D. 4, 6.

 

Câu 6: Tại sao khi đặt một hạt đậu mới nảy mầm nằm ngang thì rễ của nó sẽ hướng đất dương, còn ngọn thì hướng đất âm?

(1) Rễ đã trải qua nhiều đời cắm xuống đất.

(2) Phân bố auxin không đều ở 2 mặt của rễ và chồi ngọn.

(3) Mặt trên của rễ có lượng auxin thích hợp cho rễ cây phân chia lớn lên và kéo dài làm rễ cong xuống đất.

(4) Mặt dưới của chồi ngọn có lượng auxin thích hợp cho chồi ngọn phân chia lớn lên và làm cho ngọn hướng đất âm.

Phương án đúng là

A. (1), (2) và (3).

B. (1), (2) và (4)

C. (1), (2), (3) và (4).

D. (2), (3) và (4).

Câu 7: Mỗi xinap có bao nhiêu loại chất trung gian hóa học?

A. 1                               B. 3                           C. 4                               D. 2

Câu 8: Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh vận động và sợi thần kinh giao cảm có thể lần lượt là

A. 120m/s và 240m/s

B. 100m/s và 100m/s

C. 10m/s và 120m/s

D. 100m/s và 4m/s

 

Câu 9: Khi trời rét, thấy môi tím tái, sởn gai ốc ta vội tìm áo ấm mặc. Phản ứng thuộc phản xạ có điều kiện trong trường hợp này là

A. môi tím tái.

B. sởn gai ốc.

C. mặc áo ấm.

D. môi tím tái và sởn gai ốc.

Câu 10: Phân loại cây theo quang chu kỳ, cây ngày dài ra hoa

A. trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.

B. ở ngày dài.    

C. trong điều kiện chiếu sáng 12 giờ.

D. trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.

Câu 11: Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước của cơ thể do

A. tăng kích thước và số lượng của tế bào

B. tăng khối lượng và kích thước của tế bào.

C. tăng tốc độ quá trình tích luỹ dưỡng chất.

D. tăng số lượng và khối lượng của tế bào.

Câu 12: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm?

(1) Tia tử ngoại có trong thành phần ánh sáng yếu vào sáng sớm, chiều tối làm cho tiền vitamin D biến đổi thành vitamin D.

(2) Vitamin D có vai trò chuyển hoá canxi vào xương giúp trẻ sinh trưởng và phát triển tốt.

(3) Ánh sáng yếu có tác dụng diệt khuẩn tạo điều kiện cho trẻ sinh trưởng tốt.

(4) Tia hồng ngoại có trong thành phần ánh sáng yếu vào sáng sớm, chiều tối làm cho tiền vitamin D biến đổi thành vitamin D.

A. 1                               B. 2                          C. 3                               D. 4

Câu 13: Đặc điểm của tính ưu thế đỉnh là gì?

A. Chồi nách sinh trưởng ức chế sinh trưởng của chồi đỉnh.

B. Chồi nách sinh trưởng kích thích sinh trưởng của chồi đỉnh.

C. Chồi đỉnh sinh trưởng kích thích sinh trưởng của các chồi bên.

D. Chồi đỉnh sinh trưởng ức chế sinh trưởng của các chồi bên.

Câu 14: Khi nói đến vai trò của auxin trong vận động hướng động, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Hướng trọng lực (hướng đất) của rễ do sự phân bố auxin không đều ở các tế bào rễ.

II. Ở rễ cây, mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào làm rễ cong xuống đất.

III. Ngọn cây quay về hướng sáng là do sự phân bố auxin không đều ở các tế bào hai phía đối diện của ngọn.

IV. Ở ngọn cây, phía được chiếu sáng có lượng auxin nhiều kích thích sự sinh trưởng kéo dài hơn phía tối.

A. 1                               B. 2                               C. 3                               D. 4

Câu 15: Thầy dạy môn Toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập đó. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào sau đây?

A. Điều kiện hóa đáp ứng

B. Học khôn.

C. Điều kiện hóa hành động.

D. Học ngầm.

Câu 16: Trạng thái có sự biến đổi lí hoá xảy ra trong tế bào sống khi bị kích thích gọi là

A. trạng thái ức chế

B. trạng thái tiềm sinh

C. trạng thái nghỉ 

D. trạng thái hưng phấn.

Câu 17: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây thể hiện tính ứng động của thực vật?

(1) Ngọn cây luôn vươn về phía có ánh sáng.

(2) Rễ cây luôn mọc dài về phía có nguồn nước và nguồn dinh dưỡng.

(3) Hoa của cây Bồ công anh nở vào lúc sáng và cụp lại buổi chiều tối.

(4) Khi có sự va chạm lá cây trinh nữ cụp lại.

(5) Hiện tượng thoát hơi nước qua khí khổng.

Số phương án đúng là:

A. 4                               B. 5                             C. 2                               D. 3

 

Câu 18: Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:

A. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

B. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây thứ cấp → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

C. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Gỗ thứ cấp → Tuỷ.

D. Tầng sinh bần → Bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

Câu 19: Chiều hướng tiến hóa về tổ chức thần kinh ở động vật theo trình tự là

A. hệ thần kinh dạng lưới → hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → hệ thần kinh dạng ống.

B. hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → hệ thần kinh dạng ống → hệ thần kinh dạng lưới.

C. hệ thần kinh dạng lưới → hệ thần kinh dạng ống → hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

D. hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → hệ thần kinh dạng lưới → hệ thần kinh dạng ống.

Câu 20: Cho các phát biểu sau:

I. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA giảm xuống rất mạnh; còn AAB đạt trị số cực đại.

II. Giberelin có tác dụng làm dài các lóng thân ở cây 1 lá mầm

III. Auxin có tác dụng kích thích ra rễ phụ ở cành giâm

IV. Etylen có tác dụng gây rụng lá, rụng quả

Số phát biểu sai là:

A. 4                               B. 3                               C. 2                               D. 1

Đề 2

Câu 1: Vai trò của auxin đối với sự hướng sáng của thân cây là

A. kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ở phía tối của thân cây làm cho cây hướng về nguồn sáng.

B. làm cho các tế bào ở phía tối của cây co lại.

C. làm cho các tế bào ở phía sáng của cây ngừng phân chia.

D. kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ở phía sáng của cây làm cho cây hướng về nguồn sáng.

Câu 2: Tuổi của cây một năm được xác định theo:

A. Số lóng.                    B. Số chồi nách.              C. Số cành.                   D. Số lá.

 

Câu 3: Cho một số đặc điểm sau:

I. Do tủy sống điều khiển.

II. Di truyền được.

III. Sinh ra đã có.                                 

IV. Đặc trưng cho từng cá thể.

V. Phải học mới có được.

Đặc điểm của phản xạ không điều kiện là

A. I, II, III.                   B. II, III, IV.                  C. III, IV, V.                 D. I, II, IV.

 

Câu 4: Loại cây nào sau đây có cả sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp

A. Cây thân gỗ còn non

B. Cây thân gỗ trưởng thành

C. Cây mía

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Trạng thái thức, ngủ của hạt được điều biết bởi các hoocmôn

A. axit abxixic và giberelin.

B. xitôkinin và etilen.

C. auxin và xitokinin.

D. giberelin và etilen.

Câu 6: Ở trẻ nhỏ, nhân tố nào sau đây có vai trò biến tiền vitamin D thành vitamin D?

A. Ánh sáng.                 B. Thức ăn                   C. Nhiệt độ                    D. Độ ẩm.

 

Câu 7: Sau giai đoạn mất phân cực, tới giai đoạn tái phân cực, nguyên nhân là do

A. Kênh Na+ đóng lại

B. Kênh Na+ mở rộng hơn nữa

C. Kênh K+ mở rộng hơn, kênh Na+ đóng lại

D. Bơm Na+ - K+ngừng hoạt động

Câu 8: Cho các ví dụ về tập tính ở động vật như sau:

I. Nhện giăng tơ.

II. Thú con bú sữa mẹ.

III. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn.

IV. Học sinh biết cách phân loại rác.

Các ví dụ về tập tính học được là

 

A. I, II                          B. II, III                        C. I, IV.                        D. III, IV.

 

Câu 9: Hiện tượng nào sau đây không phải là một phản xạ?

A. Phản ứng co của một bắp cơ tách rời cơ thể khi bị kích thích

B. Người tiết nước bọt khi thấy me.

C. Khi trời rét, chim xù lông

D. Gà mẹ xù lông ấp con khi nhận thấy có nguy hiểm.

Câu 10: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở

A. màng trước xináp

B. khe xináp

C. chùy xináp

D. màng sau xináp

Câu 11: Bao mielin có bản chất là

A. Protein                    B. Phospholipit                   C. glicolipit                   D. Lipoprotein

 

Câu 12: Cho các quá trình sau:

1. Sinh trưởng;

2. Phân bào;

3. Phân hóa;

4. Tích lũy dưỡng chất;

5. Phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống gồm ba quá trình có liên quan với nhau là:

A. 1 ; 4 ; 5.                    B. 1 ; 2 ; 4                 C. 1 ; 2 ; 5.                    D. 1 ; 3 ; 5.

 

Câu 13: Trong cơ chế hình thành điện màng, bơm Na+ - K+ có vai trò

A. vận chuyển Na+ và K+ từ trong ra ngoài.

B. vận chuyển Na+ và Ktừ ngoài vào trong tế bào.

C. vận chuyển Ktừ ngoài vào bên trong màng.

D. vận chuyển Natừ ngoài vào trong màng.

Câu 14: Nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người chính là

A. nhiệt độ                    B. ánh sáng                    C. thức ăn                     D. hàm lượng ôxi.

 

Câu 15: Hướng động có vai trò giúp cho cây

A. tìm đến nguồn sáng để quang hơp.

B. đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây vững chắc.

C. sinh trưởng hướng tới nguồn nước.

D. thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

Câu 16: Trong quá trình phát triển của động vật, sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của cơ thể sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra được gọi là

A. đột biến                    B. biến thái                     C. biến động.                D. biến đổi

 

Câu 17: Trong các tập tính sau đây, tập tính nào là tập tính xã hội?

A. Chim công đực nhảy múa và khoe bộ lông.

B. Chó sói đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu.

C. Chim bồ câu định hướng bay nhờ từ trường trái đất.

D. Kiến lính hi sinh thân mình để bảo vệ tổ.

Câu 18: Cho các hiện tượng sau đây:

(1) Cây luôn vươn về phía có ánh sáng.

(2) Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân.

(3) Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc.

(4) Rễ cây mọc tránh chất gây độc.

(5) Sự đóng mở của khí khổng.

Hiện tượng thuộc hình thức ứng động là:

A. (3) và (4).                 B. (3) và (5).                C. (2) và (4).                 D. (1) và (5).

 

Câu 19: Hướng động dương xảy ra khi

A. các tế bào phía bị kích thích sinh trưởng nhanh hơn các tế bào phía không bị kích thích.

B. các tế bào phía không bị kích thích sinh trưởng nhanh hơn các tế bào phía bị kích thích.

C. các tế bào phía không bị kích thích sinh trưởng chậm hơn các tế bào phía bị kích thích.

D. các tế bào phía bị kích thích và không bị kích thích sinh trưởng không giống nhau.

Câu 20: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

A. do mô phân sinh lóng của cây Một lá mầm tạo ra

B. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra

C. do mô phân sinh bên của cây tạo ra

D. do mô phân sinh đỉnh của cây thân gỗ tạo ra

Đề 3

Câu 1: Quá trình phát triển của động vật gồm 2 giai đoạn là:

A. giai đoạn con non và giai đoạn trưởng thành

B. giai đoạn sinh trưởng và giai đoạn phát triển.

C. giai đoạn trứng và giai đoạn con non. 

D. giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

Câu 2: Hình ảnh dưới đây mô tả về tập tính nào?

A. Tập tính sinh sản – quyến rũ bạn tình

B. Tập tính kiếm ăn – đánh dấu vị trí kiếm ăn

C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ - đánh dấu lãnh thổ

D. Tập tính di cư – Đánh dấu đường đi

Câu 3: Cho các ứng dụng sau đây, có bao nhiêu ứng dụng dựa trên kiến thức về sinh trưởng và phát triển của thực vật?

I. Dùng chất kích thích sinh trưởng để thúc đẩy tăng chiều cao ở cây đay.

II. Ngắt lá ở cây mai vào dịp tết để hạn chế sinh trưởng, thúc đẩy phát triển ra hoa.

III. Trồng xen cây bắp (ngô) và cây đậu xanh trong cùng một khu vườn.

IV. Trồng cây cải xanh với mật độ dày để nâng cao năng suất cây trồng.

A. 1                               B. 2

C. 3                               D. 4

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là chính xác khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa ở thực vật hạt kín?.

A. Xuân hóa là hiện tượng cây ra hoa vào mùa xuân

B. Cây ngày dài là nhóm thực vật chỉ ra hoa sau một khoảng thời gian rất dài

C. Cây ra hoa phụ thuộc và chu kì chiếu sáng gọi là hiện tượng cảm ứng quang chu kì

D. Cây ngày ngắn và cây ngắn ngày có bản chất như nhau

Câu 5: Khi nói về hoocmôn tiroxin, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Thiếu iot trong thức ăn và nước dẫn đến thiếu tirôxin.

B. Kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

C. Hoocmôn tiroxin do tuyến yên tiết ra.

D. Đối với lưỡng cư, tirôxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch.

Câu 6: Điện thế hoạt động xuất hiện khi tế bào bị kích thích với

A. bất kì cường độ nào

B. cường độ gấp ba ngưỡng

C. cường độ đạt ngưỡng

D. Gần bằng ngưỡng

Câu 7: Hoocmôn thực vật có tác dụng kích thích nảy mầm của chồi, hạt, củ là

A. gibêrelin.                  B. axit abxixic.

C. êtilen.                       D. xitôkinin.

Câu 8: Thân và rễ cây đặt nằm ngang trên máy hồi chuyển sinh trưởng như thế nào?

A. Thân sinh trưởng theo hướng ngược chiều trọng lực.

B. Thân và rễ cây vẫn sinh trưởng theo hướng nằm ngang.

C. Rễ sinh trưởng theo hướng cùng chiều trọng lực.

D. Thân và rễ cây ngừng sinh trưởng.

Câu 9: Có bao nhiêu hiện tượng dưới đây thuộc về ứng động theo sức trương nước?

I. Hoa mười giờnở vào buổi sáng                             

II. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng

III. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khi có và chạm             

IV. Khí khổng đóng và mở

V. Lá cây họ Đậu xòe ra vào ban ngày và khép lại vào ban đêm

A. 4                               B. 1

C. 3                               D. 2

Câu 10: Khẳng định nào sau đây khi nói về xináp là sai?

A. Xináp là diện tiệp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào xương.

B. Xináp là diện tiêp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.

C. Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh.

D. Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.

Câu 11: Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây do

A. tác nhân kích thích từ một phía.

B. tác nhân kích thích định hướng.

C. tác nhân kích thích của môi trường.

D. tác nhân kích thích không định hướng.

Câu 12: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì

A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên

B. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể

C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau

D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau

Câu 13: Loại ion nào đi qua màng tế bào và nằm sát mặt ngoài làm cho màng ngoài tích điện dương?

A. Ca2+                          B. Na+

C. K+                              D. Mg2+

Câu 14: Tại sao khi thiếu iôt trẻ em lại chậm lớn, chịu lạnh kém và có trí tuệ chậm phát triển ?

(1) Thiếu iôt dẫn đến thiếu tirôxin (vì iôt là thành phần tạo nên tirôxin).

(2) Thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm khả năng sinh nhiệt.

(3) Thiếu tirôxin làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào nên số lượng tế bào nói chung và cả tể bào thần kinh nói riêng giảm dẫn đến trí tuệ kém phát triển, cơ thể chậm lớn.

Phương án đúng là

A. (1) và (2)                  B. (1), (2) và (3)

C. (2) và (3)                  D. (1) và (3)

Câu 15: Có các nhận định sau khi nói về sinh trưởng của thực vật

1. Sinh trưởng sơ cấp là do hoạt động phân bào của mô phân sinh bên tạo ra

2. Sinh trưởng sơ cấp có cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm

3. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm, đều tham gia vào sự sinh trưởng thứ cấp

4. Sinh trưởng sơ cấp là sự tăng chiều dài của cơ thể(thân và rễ) do hoạt động phân bào của các mô phân sinh đỉnh

5. Đa số cây một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp.

Có bao nhiêu ý đúng

A. 1                               B. 2

C. 3                               D. 5

Câu 16: Hệ thần kinh dạng ống được cấu tạo từ hai phần lớn là

A. não và tủy sống.

B. thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

C. dây thần kinh và hạch thần kinh.

D. thần kinh giao cảm và đối giao cảm.

Câu 17: Nguyên nhân gây ra sự biến đổi màu sắc và thành phần hoá học trong quá trình chín của quả là

A. do nồng độ auxin trong quả.

B. do sự tác động của nhiệt độ môi trường.

C. do hàm lượng CO2 trong quả cao.

D. do sự tống hợp êtilen trong quả.

Câu 18: Điện thế hoạt động là:

A. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực.

B. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.

C. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực. 

D. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực.

Câu 19: Một người vô tình thuộc được lời của một bài hát đang “hot” vì nhiều nơi đều mở bài hát này. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào ở người?

A. Quen nhờn.              B. Học khôn.

C. Điều kiện hóa           D. Học ngầm.

Câu 20: Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên trong tác động tới sinh trưởng của thực vật

A. Hormone                  B. Nhiệt độ

C. Nước                        D. Ánh sáng

Đề 4

Câu 1: Loại hoocmôn nào sau đây kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp, phát triển cơ bắp ở nam?

A. Hoocmôn sinh trưởng.

B. Hoocmôn testostêrôn

C. Hoocmôn tirôxin

D. Hoocmôn ơstrôgen.

Câu 2: Con tinh tinh biết dùng đá đập vỏ sò để ăn thịt là ví dụ về hình thức học tập

A. Học ngầm

B. Quen nhờn

C. Điều kiện hóa hành động

D. Học khôn

Câu 3: Trong những phản xạ sau đây, có bao nhiêu phản xạ thuộc phản xạ có điều kiện?

(1) Khi thấy rắn độc thì mọi người đều bỏ chạy.

(2) Khiêng vật nặng thì cơ thể toát nhiều mồ hôi.

(3) Khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp, nếu mặc không đủ ấm thì cơ thể run rẩy.

(4) Cá bơi lên mặt nước khi nghe tiếng kẻng của người nuôi cá.

(5) Tinh tinh dùng que để bắt mối trong tổ ra ăn.

A. 5                               B. 3

C. 2                               D. 1

Câu 4: Trong sản xuất nông nghiệp, khi sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng cần chú ý nguyên tắc quan trọng nhất là

A. nồng độ sử dụng tối thích.

B. thoả mãn nhu cầu về nước, phân bón và khí hậu.

C. tính đối kháng hỗ trợ giữa các phitôcrôm.

D. các điều kiện sinh thái liên quan đến cây trồng.

Câu 5: Động vật có hệ thần kinh dạng lưới là

A. thủy tức                   B. đỉa.

C. giun dẹp                  D. cá chép.

Câu 6: Khi so sánh phản ứng hướng sáng của cây với vận động nở hoa của cây, phát biểu nào sau đây sai?

A. Đều là hình thức cảm ứng của cây, giúp cây thích nghi với môi trường.

B. Cơ sở tế bào học của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau.

C. Cơ quan thực hiện phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là khác nhau.

D. Hướng kích thích của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau.

Câu 7: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?

I. Hướng động âm xảy ra khi các tế bào phía không bị kích thích sinh trưởng nhanh hơn các tế bào phía bị kích thích.

II. Hướng động có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật, giúp cây thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.

III. Rễ cây mọc tránh xa các hoá chất độc hại biểu hiện tính hướng hoá dương của rễ.

IV. Hướng động là vận động sinh trưởng của cây với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

A. 3                               B. 4

C. 2                               D. 1

Câu 8: Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Điều kiện nhiệt độ, lượng phân bón và loại phân bón.

B. Điều kiện nhiệt độ và hoocmôn florigen.

C. Điều kiện nhiệt độ và cường độ ánh sáng.

D. Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm môi trường.

Câu 9: Cây ngày ngắn là

A. cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ.

B. cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ.

C. cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ.

D. cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.

Câu 10: Điện thế hoạt động là:

A. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.  

B. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực.

C. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực.  

D. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực.

Câu 11: Khi nói về phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?

I. Ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành

II. Trải qua giai đoạn nhộng, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

III. Thức ăn của ấu trùng và con trưởng thành khác nhau.          

IV. Nhộng là giai đoạn tu chỉnh lại toàn bộ cơ thể để biến sâu thành bướm.

A. 4                               B. 3

C. 1                               D. 2

Câu 12: Ở thực vật hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của

A. mô phân sinh lóng

B. mô phân sinh cành.

C. mô phân sinh bên.

D. mô phân sinh đỉnh.

Câu 13: Nghiên cứu hoạt động điện của tế bào thần kinh, các nhà khoa học thường chọn nơron của loài mực ống hoặc cua bể vì

A. chúng không nằm sâu trong khoang cơ thể.

B. chúng có sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng khá lớn.

C. chúng có kích thước lớn.

D. các loài này mới có cấu tạo nơron điển hình.

Câu 14: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin theo kiểu “nhảy cóc” là vì:

A. Sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.

B. Đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.

C. Giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.

D. Tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.

Câu 15: Hình thức học tập ở động vật thường thấy ở lớp chim, con non có “tính bám” và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Đây là đặc điểm của tập tính

A. quen nhờn

B. in vết

C. điều kiện hóa đáp ứng

D. học ngầm.

Câu 16: Tại sao các cây cau, mía, tre,... có đường kính ngọn và gốc ít chệnh lệch so với các cây thân gỗ ?

A. Cây cau, mía, tre,... không có mô phân sinh bên, cây thân gồ thì có mô phân sinh bên.

B. Mô phân sinh của cây cau, mía, tre,..., chi hoạt động đến một giai đoạn nhất định thì dừng lại.

C. Cây thân gỗ có chu kì sống dài nên kích thước gốc càng ngày càng lớn.

D. Cây cau, mía, tre,... có giai đoạn ngừng sinh trưởng còn cây thân gỗ thì không.

Câu 17: Đặc điểm có ở hooc môn thực vật là:

(1) Tính chuyên hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao;

(2) Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể;

(3) Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây;

(4) Được tạo ra và gây ra phản ứng ở cùng một nơi trên cơ thể thực vật

Số nhận định không đúng là:

A. 3                               B. 1

C. 2                               D. 4

Câu 18: Trong xináp, túi chứa chất trung gian hóa học nằm ở

A. trên màng sau xináp.

B. chuỳ xináp. 

C. trên màng trước xináp.

D. khe xináp.

Câu 19: Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là

A. yếu tố di truyền

B. hoocmôn

C. thức ăn

D. nhiệt độ và ánh sáng

Câu 20: Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng ở thực vật sau đây:

(1). Đỉnh sinh trưởng của cành và thân luôn hướng về phía có ánh sáng.

(2). Hệ rễ của thực vật luôn phát triển sâu xuống lòng đất để tìm nguồn nước và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.

(3). Hiện tượng cụp lá và xòe lá của cây hoa trinh nữ (hoa xấu hổ) khi bị va chạm.

(4). Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu.

(5). Hoa nghệ tây và hoa tuylip nở và cụp theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.

Có bao nhiêu hiện tượng là kiểu ứng động sinh trưởng ở thực vật?

A. 2                               B. 5

C. 4                               D. 3

Đề 5

Câu 1: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là:

A. Dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", chậm và ít tiêu tốn năng lượng.

B. Dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.

C. Dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.

D. Dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.

Câu 2: Ở thực vật, hoocmon giberelin (GA) có bao nhiêu tác dụng sinh lí?

(1) tăng số lần nguyên phân, kích thích tăng trưởng chiều cao của cây

(2) kích thích nảy mầm của hạt

(3) kích thích phân chia tế bào và kích thích sinh trưởng chồi bên

(4) kích thích ra rễ phụ

(5) tạo quả không hạt

A. 2                               B. 5

C. 4                               D. 3

Câu 3: Hình thức học tập đơn giản nhất ở động vật là

A. quen nhờn                B. in vết

C. điều kiện hóa            D. học ngầm.

Câu 4: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng.

A. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.

B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.

D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.

Câu 5: Để kích thích cành giâm ra rễ, người ta sử dụng thuốc kích thích ra rễ, trong các thuốc này, chất nào sau đây có vai trò chính?

A. Xitôkinin.                 B. Axêtylen.

C. ABB.                        D. Auxin.

Câu 6: Khi cho chó ăn kết hợp với bật đèn nhiều lần. Sau đó chỉ cần bật đèn là chó tiết nước bọt, đây là ví dụ về hình thức học tập nào

A. Quen nhờn

B. Điều kiện hóa đáp ứng

C. Điều kiện hóa hành động

D. Học ngầm

Câu 7: Cho các trường hợp sau:

(1) Cổng K+ và Na+ cùng đóng

(2) Cổng K+ mở và Na+ đóng

(3) Cổng K+ và Na+ cùng mở

(4) Cổng K+ đóng và Na+ mở

Trong những trường hợp trên, trường hợp nào không đúng khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi:

A. (1), (3) và (4)            B. (1), (2) và (3)

C. (2) và (4)                   D. (1) và (2)

Câu 8: Loài nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống?

A. Gián                         B. Ốc sên

C. Dơi                           D. Ve sầu

Câu 9: Sự khuếch tán ồ ạt của các ion Na+  từ ngoài vào trong tế bào là nguyên nhân

A. Gây ra sự mất phân cực

B. Làm vỡ túi chứa chất trung gian hóa học ở cúc xinap

C. Gây ra sự khử cực và đảo cực

D. Dẫn tới hiện tượng tái phân cực

Câu 10: Trong sinh trưởng và phát triển ở động vật, thiếu prôtêin động vật sẽ chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Hiện tượng trên là ảnh hưởng của nhân tố?

A. Độ ẩm.                     B. Ánh sáng

C. Nhiệt độ                   D. Thức ăn

Câu 11: Khi nói đến tính trọng lực ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Hướng trọng lực là phản ứng của cây đối với trọng lực

II. Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm

III. Rễ cây hướng trọng lực âm, đâm sâu xuống đất giúp cây đứng vững và lấy được phân bón .

IV. Tế bào rễ cây mặt sáng ít auxin hơn tế bào mặt tối của rễ, mà nồng độ auxin tế bào rễ cao làm ức chế, nên tế bào phía tối sinh trưởng kéo dài tế bào nhanh hơn phía sáng

A. 1                               B. 2

C. 3                               D. 4

Câu 12: Xuân hóa là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?

A. nhiệt độ cao             B. nhiệt độ thấp 

C. ánh sáng yếu           D. ánh sáng mạnh

Câu 13: Quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch trải qua bao nhiêu giai đoạn chính?

A. 2 giai đoạn               B. 4 giai đoạn

C. 3 giai đoạn               D. 5 giai đoạn.

Câu 14: Ở trẻ em, nếu tuyến yên sản xuất quá nhiều hoocmôn sinh trưởng sẽ gây hậu quả như thế nào?

A. Người bị to đầu xương chi.

B. Người khổng lồ.

C. Người bị bệnh bướu cổ.

D. Người bị bệnh đần độn.

Câu 15: Trong các căn cứ sau đây, người ta có thể xác định được tuổi của cây gỗ nhiều năm dựa vào căn cứ nào?

A. tầng sinh mạch         B. tầng sinh vỏ

C. các tia gỗ                  D. vòng năm

Câu 16: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ. Hầu hết các phản xạ của chúng là:

A. phản xạ không điều kiện

B. phản xạ có điều kiện

C. sự co toàn bộ cơ thể

D. co rút chất nguyên sinh

Câu 17: Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là kiểu:

A. Ứng động sinh trưởng.

B. Nhiệt ứng động.

C. Quang ứng động.

D. Ứng động không sinh trưởng.

Câu 18: Quang chu kì là

A. thời gian chiếu sáng trong một ngày.

B. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm.

C. thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong một ngày.

D. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.

Câu 19: Sự sinh trưởng của cây non trong những điều kiện chiếu sáng khác nhau dẫn tới?

A. Cây mọc vống lên, lá màu vàng úa.

B. Cây non trong những điều kiện chiếu sáng khác nhau thì sinh trưởng không giống nhau.

C. Cây mọc cong về phía ánh sáng, lá màu xanh nhạt.

D. Cây mọc thảng đều, lá màu xanh lục.

Câu 20: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào?

A. Khe xinap → Màng trước xinap → Chuỳ xinap → Màng sau xinap.

B. Màng trước xinap → Chuỳ xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.

C. Màng sau xinap → Khe xinap → Chuỳ xinap → Màng trước xinap.

D. Chuỳ xinap → Màng trước xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close