tuyensinh247

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 2 - Sinh học 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 2 - Sinh học 11

Quảng cáo

Đề bài

A. TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm)

Câu 1: Ý nào không đúng với cảm ứng động vật đơn bào?

a/ Co rút chất nguyên sinh.

b/ Chuyển động cả cơ thể.

c/ Tiêu tốn năng lượng.

d/ Thông qua phản xạ.

Câu 2: Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuổi hạch?

a/ Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.

b/ Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.

c/ Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

d/ Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

Câu 3: Thân mềm và chân khớp có hạch thần kinh phát triển là:

a/ Hạch ngực.

b/ Hạch não.

c/ Hạch bụng.

d/ Hạch lưng

Câu 4: Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do:

a/ Các tế bào thần kinh rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần

kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

b/ Các tế bào thần kinh phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh

tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

c/ Các tế bào thần kinh rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo

thành mạng lưới tế bào thần kinh.

d/ Các tế bào thần kinh phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau

qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

Câu 5: Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như thế nào?

a/ Diễn ra ngang bằng.

b/ Diễn ra chậm hơn một chút.

c/ Diễn ra chậm hơn nhiều.

d/ Diễn ra nhanh hơn.

Câu 6: Bộ phận của não phát triển nhất là:

a/ Não trung gian.

b/ Bán cầu đại não.

c/ Tiểu não và hành não.

d/ Não giữa.

Câu 7: Não bộ trong hệ thần kinh ống có những phần nào?

a/ Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và trụ não.

b/ Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư, tiểu não và hành não.

c/ Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não.

d/ Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và hành não.

Câu 8:Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi

trục không có bao miêlin?

a/ Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.

b/ Xung thần kinh lan truyền từ nơi có điện tích dương đến nơi có điện tích âm

c/ Xung thần kinh lan truyền ngược lại từ phía ngoài màng.

d/ Xung thần kinh không chạy trên sợi trục mà chỉ kích thích vùng màng làm thay đổi

tính thấm.

Câu 9: Ý nào không phải đối với phân loại tập tính học tập?

a/ Tập tính bẩm sinh.

b/ Tập tính học được.

c/ Tập tính hỗn hợp (Bao gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được)

d/ Tập tính nhất

thời.

Câu 10: Tập tính quen nhờn là:

a/ Tập tính động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm

gì.

b/ Tập tính động vật không trả lời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.

c/ Tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây

nguy hiểm gì.

d/ Tập tính động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy

hiểm gì.

Câu 11: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?

a/ Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

b/ Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.

c/ Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm.

d/ Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.

Câu 12: Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào?

a/ Thụ quan đau ở da -> Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ ->Tuỷ sống ->Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ ->Các cơ ngón ray.

b/ Thụ quan đau ở da ->Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ ->Tuỷ sống ->Các cơ ngón ray.

c/ Thụ quan đau ở da->Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ->Tuỷ sống->Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ -> Các cơ ngón ray.

d/ Thụ quan đau ở da->Tuỷ sống ->Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ ->Các cơ ngón ray.

Câu 13: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nàm ở bộ phận nào của xinap?

a/ Màng trước xinap.

b/ Khe xinap.

c/ Chuỳ xinap.

d/ Màng sau xinap.

Câu 14: Xung thần kinh là:

a/ Thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động.

b/ Sự xuất hiện điện thế hoạt động.

c/ Thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động.

d/ Thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động.

Câu 15: Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là:

a/ Tập tính sinh sản.

b/ Tập tính di cư

c/ Tập tính xã hội.

d/ Tập tính bảo vệ lãnh thổ.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1(3 điểm): Tập tính là gì? Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được?  Trình bày cơ sở của thần kinh?

Câu 2 (2 điểm):  ):  Hướng động là gì? Kể tên các kiểu hướng động? Cho biết vai trò của các kiểu hướng động đó đối với đời sống của cây?

Lời giải chi tiết

A. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

D

D

B

C

D

6

7

8

9

10

B C C D C
11 12 13 14 15
A C D B A

B. TỰ LUẬN

Câu 1:

- KN: (0.25 điểm)

Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

- Cơ sở:

 + Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.(0.5 điểm)

+Vẽ hình: (0.25 điểm)

 

- Phân biệt:  ( 2 điểm)

Tập tính học được

Tập tính bẩm sinh

Là tập tính hình thành trong quá trình học tập và rèn luyện

Là những tập tính sinh ra đã có được di truyền từ bố mẹ

Không di truyền

Có di truyền

Không bền vững

Có bền vững

Chịu ảnh hưởng của môi trường

Không chịu ảnh hưởng của môi trường

Đặc trưng cho đời sống cá thể

Đặc trưng cho loài

Là phản xạ  có điều kiện

Là phản xạ không điều kiện

Các hoạt động xảy ra có thể khác nhau tùy theo điều kiện tập luyện và biểu hiện thay đổi trước cùng 1 kích thích

Các tác động và hoạt động trên cơ thể xảy ra liên tục theo trình tự nhất định tương ứng với kích thích.

 

Câu 2:

- KN: (0.75điểm)

 + Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

+ Hướng động dương: sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.

 + Hướng động âm: sự sinh trưởng theo hướng tránh xa kích thích.

- Các kiểu: (1.25 điểm)

 + Hướng sáng (quang hướng động): Thân cây có tính hướng sáng dương hướng về nguồn sáng để quang hợp.

 + Hướng trọng lực: Rễ cây có tính hướng trọng lực dương Rễ mọc hướng vào đất để giúp cây đứng vững và hút nước cùng các chất khoáng có trong đất.

 + Hướng hóa: Rễ cây hướng về phía nguồn phân bón (hướng hóa dương) để dinh dưỡng và tránh xa các nguồn hóa chất độc hại (hướng hóa âm).

 + Hướng nước: Rễ cây hướng về phía nguồn nước để hút nước.

 + Hướng tiếp xúc: Tua cuốn hướng về phía giá thể, giúp các loại cây thân mềm có thể đứng vững vươn lên nhận ánh sáng.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close