Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Quá trình hô hấp ở thực vật là:

  • A

     Quá trình dị hoá, biến đổi hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản 

  • B

    Quá trình hấp thụ khí O2 thải khí CO2 của thực vật.

  • C

    Quá trình cây sử dụng O2, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào cơ thể.

  • D

     Quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng

Câu 2 :

Giai đoạn đường phân diễn ra tại

  • A

    Ti thể

  • B

    Tế bào chất

  • C

    Lục lạp

  • D

    Nhân.

Câu 3 :

Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm
(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
(2) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
(4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.
Số nhận định đúng là:

  • A

    4.

  • B

    3.

  • C

    1.

  • D

    2.

Câu 4 :

Ở nhóm thực vật C4 quá trình cố định CO2 xảy ra chủ yếu ở:

  • A

    Lục lạp tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch

  • B

    Lục lạp tế bào mô giậu

  • C

    Tế bào biểu bì trên

  • D

    Tế bào bao bó mạch 

Câu 5 :

Trong chu trình Krep, hai phân tử axetyl – CoA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2

  • A

    1 phân tử

  • B

    4 phân tử

  • C

    2 phân tử

  • D

    3 phân tử 

Câu 6 :

Khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp, phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp

  • B

    Sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6

  • C

    Hô hấp và quang hợp là hai quá trình phụ thuộc nhau.

  • D

    Thực vật chỉ cần quang hợp, còn hô hấp thì không quan trọng

Câu 7 :

Mối liên quan giữa nước với quang hợp được biểu hiện ở:

1. Thoát hơi nước ảnh hưởng tới sự đóng mở khí khổng. Do đó ảnh hưởng đến lượng CO2 đi vào lục lạp.

2. Nước ảnh hưởng tới tốc độ vận chuyển các chất đồng hóa.

3. Nước ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng nên ảnh hưởng tới kích thước bộ lá.

4. Nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hydrat hóa của chất nguyên sinh nên ảnh hưởng hoạt động các enzim quang hợp.

5. Nước là nguyên liệu trực tiếp cung cấp cho quá trình quang hợp

6. Thoát hơi nước điều nhiệt cho lá; do vậy đã ảnh hưởng đến quang hợp.

  • A

    1,2,3,5,6.

  • B

    2,4,5,6

  • C

    1,3,4,5,6

  • D

    1,2,3,4,5,6

Câu 8 :

Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhidrat là

  • A

    ATP và NADPH

  • B

    NADPH, O2

  • C

    H2O; ATP

  • D

    ATP và ADP, ánh sáng mặt trời

Câu 9 :

Các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng?

1. Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống, lai tạo giống mới có khả năng quang hợp cao.

2. Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ thuật như bón phân, tưới nước hợp lí.

3. Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và các biện pháp kĩ thuật thích hợp.

4. Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc trồng vào thời vụ thích hợp để cây trồng sử dụng dược tối đa ánh sáng mặt trời cho quang hợp.

5. Điểu khiển nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp.

6. Điều khiển thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp

  • A

    1,2, 3, 4.

  • B

    3, 4. 5, 6.

  • C

    2, 4, 5, 6.

  • D

    2, 3, 4, 5.

Câu 10 :

Nhận định nào sau đây về ảnh hưởng của nước đối với quá trình hô hấp là không đúng ?

  • A

    Hàm lượng nước trong cơ thể liên quan trực tiếp tới cường độ hô hấp

  • B

    Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể 

  • C

    Nước  tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp.

  • D

    Cung cấp proton H+ và năng lượng cho quá trình hô hấp.

Câu 11 :

Quá trình đường phân trong hô hấp ở thực vật là phân giải phân tử glucozơ

  • A

    đến axit APG diễn ra ở tế bào chất.

  • B

    đến axit piruvixc diễn ra ở tế bào chất.

  • C

    đến axit piruvic diễn ra ở ti thể.

  • D

     tạo axit lactic.

Câu 12 :

Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là

  • A

    Chuối truyền electron

  • B

    Chương trình Crep.

  • C

    Đường phân

  • D

    Tổng hợp Axetyl - CoA

Câu 13 :

Dinh dưỡng khoáng quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng?

  • A

    5 – 10%

  • B

    85 – 90%

  • C

    90 – 95%

  • D

    Trên 20%

Câu 14 :

Chu trình C3 diễn ra thuận lợi trong những điều kiện nào?

  • A

    Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao

  • B

    Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường

  • C

    Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao

  • D

    Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp

Câu 15 :

Nhờ đặc điểm nào mà trong diện tích của lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng?

  • A

    Do số lượng lục lạp trong lá lớn.

  • B

    Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích tiếp xúc lên nhiều lần.

  • C

    Do lá có hình phiến mỏng, còn tế bào lá chứa lục lạp có hình khối.

  • D

    Do lục lạp được sản sinh liên tục trong tế bào lá.

Câu 16 :

Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả cần phải làm cho hô hấp:

  • A

    Vẫn hoạt động bình thường

  • B

    Giảm đến mức tối thiểu

  • C

    Tăng đến mức tối đa.

  • D

    Không còn hoạt động được.

Câu 17 :

Cây lúa năng suất kinh tế là bộ phận nào?

  • A

    Hạt.

  • B

    Củ.

  • C

    Rễ.

  • D

    Rơm, rạ.

Câu 18 :

Ion nào điều tiết độ mở khí khổng:

  • A

    K+.

  • B

    Mg2+.

  • C

    Mn2+.

  • D

    Ca2+.

Câu 19 :

Mối liên quan giữa quang hợp với dinh dưỡng khoáng được biểu hiện ở: 

1. Khoáng là thành phần của bộ máy quang hợp và là thành phần của sản phẩm quang hợp.

2. Khoáng ảnh hưởng tới bộ keo nguyên sinh, tính thấm của tế bào.

3. Khoáng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ enzim, đến kích thước của bộ máy quang hợp.

4. Khoáng ảnh hưởng đến thời gian sống của cơ quan đồng hóa.

  • A

    1,2,4 

  • B

    1,2,3,4. 

  • C

    1,2,3

  • D

    1,3,4

Câu 20 :

Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là

  • A

    Xanh lục và vàng

  • B

    Vàng và xanh tím

  • C

    Xanh lá và đỏ

  • D

    Đỏ và xanh tím

Câu 21 :

Bước sóng ánh sáng nào có hiệu quả tốt nhất đối với tổng hợp prôtêin?

  • A

    Xanh lục.

  • B

    Đỏ.

  • C

    Vàng. 

  • D

    Xanh tím.

Câu 22 :

Nguyên tố khoáng nào sau đây đóng vai trò trong việc giúp cân bằng ion, quang phân ly nước ở cơ thể thực vật?

  • A

    Kali

  • B

    Clo

  • C

    Sắt

  • D

    Molipden

Câu 23 :

Quang hợp quyết định khoảng

  • A

    90 - 95% năng suất của cây trồng.

  • B

    80 - 85% năng suất của cây trồng.

  • C

    60 - 65% năng suất của cây trồng

  • D

    70 - 75% năng suất của cây trồng.

Câu 24 :

Nhận xét nào sau đây là không đúng về pha sáng ?

  • A

    Cố định CO2

  • B

    Diễn ra ở các tilacoit khi có chiếu sáng

  • C

    Giải phóng O2

  • D

    Giải phóng H2O

Câu 25 :

 Sự lên men có thể xảy ra ở cơ thể thực vật trong trường hợp nào sau đây?

  • A

    Rễ bị ngập úng.

  • B

     Hạt bị ngâm nước.

  • C

     Cây trong điều kiện thiếu ôxi.

  • D

     Cả A, B và C.

Câu 26 :

Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật

  • A

    C4.       

  • B

    CAM.       

  • C

    C3.       

  • D

    C4 và thực vật CAM.

Câu 27 :

Về bản chất, pha sáng của quang hợp là

  • A

    Quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

  • B

    Quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

  • C

    Quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

  • D

    Khử nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

Câu 28 :

Chuỗi truyền electron tạo ra

  • A

    32 ATP.       

  • B

    34 ATP.       

  • C

    36 ATP

  • D

    38 ATP.

Câu 29 :

Nhân tố nội tại nào quyết định nhất đến thoát hơi nước ?

  • A

    Số lượng khí khổng

  • B

    Kích thước khí khổng

  • C

    Phân bố của khí khổng

  • D

    Sự đóng mở khí khổng

Câu 30 :

Trong các cây sau, cây nào có điểm bù và điểm no ánh sáng cao hơn?

  • A

    Cây đồi trọc

  • B

    Cây dưới tán rừng

  • C

    Cây thủy sinh.

  • D

    Rêu.

Câu 31 :

Pha sáng xảy ra trong cấu trúc nào của lục lạp?

  • A

    Stroma

  • B

    Màng tilacôit. 

  • C

    Chất nền prôtêin 

  • D

    Màng lục lạp

Câu 32 :

Để nâng cao năng suất cây trồng, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây:

  • A

    Tạo giống mới có cường độ quang hợp cao hơn giống gốc.

  • B

    Sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm làm gia tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá.

  • C

    Tăng bón phân đạm để phát triển mạnh bộ lá đến mức tối đa.

  • D

    Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trường thích hợp, trồng vào mùa vụ phù hợp.

Câu 33 :

Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?

  • A

    Lá.

  • B

    Rễ.

  • C

    Thân.

  • D

    Hoa.

Câu 34 :

Nhóm thực vật CAM bao gồm các loài cây      

  • A

    xương rồng, thanh long, dứa.   

  • B

    mía, ngô, rau dền.        

  • C

    cam, bưởi, nhãn.     

  • D

    xương rồng, mía, cam.

Câu 35 :

Chọn đáp án để hoàn thành câu sau đây:

Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp…………. ; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp…………………….

  • A

     Tăng dần/không tăng 

  • B

     Giảm dần/tăng dần

  • C

    Tăng dần/tăng dần

  • D

     Giảm dần/giảm dần

Câu 36 :

Trong các lí do sau đây, có bao nhiêu lí do để người ta không tưới nước cho cây khi trời nắng to?

1. Vì nước làm nóng vùng rễ làm cây bị chết.

2. Vì nước đọng lại trên lá như một thấu kính hội tụ thu năng lượng mặt trời làm cháy lá.

3. Vì nhiệt độ cao trên mặt đất làm nước tưới bốc hơi nóng, làm héo khô lá.

4. Vì khi nhiệt độ cao rễ không thể lấy nước.

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 37 :

Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.
Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó?
(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.
(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước làm giảm cường độ quang hợp (cây A).
(3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.
(4) Cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.
Phương án trả lời đúng là:

  • A

    (1), (2) và (3)    

  • B

    (1), (2) và (4)

  • C

    (2), (3) và (4)    

  • D

    (1) , (3) và (4)

Câu 38 :

 Khi lấy chất khí tạo ra trong bình có hạt đang nảy mầm thổi vào nước vôi trong, ta thấy nước vôi trong bị vẩn đục, điều này đó chứng minh

  • A

    hô hấp đó tạo ra khí O2.

  • B

    hô hấp đó tạo ra khí CO2.

  • C

    hô hấp đó tạo ra năng lượng ATP.

  • D

    hô hấp đó tạo ra hơi H2O.

Câu 39 :

Bà con nông dân thường có kinh nghiệm bảo quản hành tỏi không bị mọc mầm bằng cách :

  • A

    Phơi khô rồi cất vào thùng kín

  • B

    Phơi khô rồi cất vào bao tải

  • C

    Phơi khô rồi cho vào tủ lạnh

  • D

    Phơi khô rồi treo ở giàn bếp

Câu 40 :

Sự tích lũy cacbon ở một cây lấy thân (g/m2/ngày) như sau: rễ: 0,3; lá: 0,2; thân: 6,6; hoa: 2,1. Năng suất sinh học và năng suất kinh tế của cây này bằng bao nhiêu?

  • A

    Năng suất sinh học 9.2 gam/m2/ngày, Năng suất kinh tế: 6.6 gam/m2/ngày

  • B

    Năng suất sinh học 8.9 gam/m2/ngày, Năng suất kinh tế: 6.6 gam/m2/ngày

  • C

    Năng suất sinh học 9.2 gam/m2/ngày, Năng suất kinh tế: 8.7 gam/m2/ngày

  • D

    Năng suất sinh học 6.6 gam/m2/ngày, Năng suất kinh tế: 9.2 gam/m2/ngày

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Quá trình hô hấp ở thực vật là:

  • A

     Quá trình dị hoá, biến đổi hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản 

  • B

    Quá trình hấp thụ khí O2 thải khí CO2 của thực vật.

  • C

    Quá trình cây sử dụng O2, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào cơ thể.

  • D

     Quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học của của tế bào sống, trong đó các phân tử hữu cơ bị oxi hóa đến CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng và một phần năng lượng đó được tích luỹ trong ATP.

Câu 2 :

Giai đoạn đường phân diễn ra tại

  • A

    Ti thể

  • B

    Tế bào chất

  • C

    Lục lạp

  • D

    Nhân.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Giai đoạn đường phân diễn ra tại tế bào chất

Câu 3 :

Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm
(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
(2) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
(4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.
Số nhận định đúng là:

  • A

    4.

  • B

    3.

  • C

    1.

  • D

    2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Xét các nhận định:
(1) đúng
(2) đúng
(3) đúng
(4) sai, hô hấp làm giảm khối lượng, chất lượng nông sản

Câu 4 :

Ở nhóm thực vật C4 quá trình cố định CO2 xảy ra chủ yếu ở:

  • A

    Lục lạp tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch

  • B

    Lục lạp tế bào mô giậu

  • C

    Tế bào biểu bì trên

  • D

    Tế bào bao bó mạch 

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ở nhóm thực vật C4 quá trình cố định CO2 xảy ra chủ yếu ở lục lạp tế bào mô giậu

Câu 5 :

Trong chu trình Krep, hai phân tử axetyl – CoA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2

  • A

    1 phân tử

  • B

    4 phân tử

  • C

    2 phân tử

  • D

    3 phân tử 

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mỗi phân tử axetyl – CoA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra 2 phân tử CO2.

2 phân tử axetyl – CoA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra 4 phân tử CO2.

Câu 6 :

Khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp, phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp

  • B

    Sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6

  • C

    Hô hấp và quang hợp là hai quá trình phụ thuộc nhau.

  • D

    Thực vật chỉ cần quang hợp, còn hô hấp thì không quan trọng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thực vật cần cả quang hợp và hô hấp.

Câu 7 :

Mối liên quan giữa nước với quang hợp được biểu hiện ở:

1. Thoát hơi nước ảnh hưởng tới sự đóng mở khí khổng. Do đó ảnh hưởng đến lượng CO2 đi vào lục lạp.

2. Nước ảnh hưởng tới tốc độ vận chuyển các chất đồng hóa.

3. Nước ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng nên ảnh hưởng tới kích thước bộ lá.

4. Nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hydrat hóa của chất nguyên sinh nên ảnh hưởng hoạt động các enzim quang hợp.

5. Nước là nguyên liệu trực tiếp cung cấp cho quá trình quang hợp

6. Thoát hơi nước điều nhiệt cho lá; do vậy đã ảnh hưởng đến quang hợp.

  • A

    1,2,3,5,6.

  • B

    2,4,5,6

  • C

    1,3,4,5,6

  • D

    1,2,3,4,5,6

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tất cả các ý trên đều thể hiện mối liên hệ giữa nước và quang hợp.

Câu 8 :

Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhidrat là

  • A

    ATP và NADPH

  • B

    NADPH, O2

  • C

    H2O; ATP

  • D

    ATP và ADP, ánh sáng mặt trời

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành hóa năng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH được đưa vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhidrat

Câu 9 :

Các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng?

1. Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống, lai tạo giống mới có khả năng quang hợp cao.

2. Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ thuật như bón phân, tưới nước hợp lí.

3. Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và các biện pháp kĩ thuật thích hợp.

4. Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc trồng vào thời vụ thích hợp để cây trồng sử dụng dược tối đa ánh sáng mặt trời cho quang hợp.

5. Điểu khiển nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp.

6. Điều khiển thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp

  • A

    1,2, 3, 4.

  • B

    3, 4. 5, 6.

  • C

    2, 4, 5, 6.

  • D

    2, 3, 4, 5.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng là: 1,2,3,4

Ý 5,6 sai : thời gian hoạt động và nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp phụ thuộc tùy loài, không điều chỉnh được.

Câu 10 :

Nhận định nào sau đây về ảnh hưởng của nước đối với quá trình hô hấp là không đúng ?

  • A

    Hàm lượng nước trong cơ thể liên quan trực tiếp tới cường độ hô hấp

  • B

    Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể 

  • C

    Nước  tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp.

  • D

    Cung cấp proton H+ và năng lượng cho quá trình hô hấp.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhận định sai là D

Nước không cung cấp năng lượng cho quá trình hô hấp.

Câu 11 :

Quá trình đường phân trong hô hấp ở thực vật là phân giải phân tử glucozơ

  • A

    đến axit APG diễn ra ở tế bào chất.

  • B

    đến axit piruvixc diễn ra ở tế bào chất.

  • C

    đến axit piruvic diễn ra ở ti thể.

  • D

     tạo axit lactic.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Quá trình đường phân trong hô hấp ở thực vật là phân giải phân tử glucozơ đến axit piruvixc diễn ra ở tế bào chất.

1 Glucozo → 2 Axit piruvic + 2ATP + 2NADH

Câu 12 :

Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là

  • A

    Chuối truyền electron

  • B

    Chương trình Crep.

  • C

    Đường phân

  • D

    Tổng hợp Axetyl - CoA

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại sơ đồ hô hấp tế bào

Lời giải chi tiết :

Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là đường phân.

Câu 13 :

Dinh dưỡng khoáng quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng?

  • A

    5 – 10%

  • B

    85 – 90%

  • C

    90 – 95%

  • D

    Trên 20%

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các chất dinh dưỡng khoáng quyết định 5 – 10% năng suất cây trồng.

Câu 14 :

Chu trình C3 diễn ra thuận lợi trong những điều kiện nào?

  • A

    Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao

  • B

    Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường

  • C

    Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao

  • D

    Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thực vật C3 cần điều kiện sống trung bình, phổ biến

Lời giải chi tiết :

Chu trình C3 diễn ra thuận lợi trong những điều kiện cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ O2 và nồng độ CO2 bình thường.

Câu 15 :

Nhờ đặc điểm nào mà trong diện tích của lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng?

  • A

    Do số lượng lục lạp trong lá lớn.

  • B

    Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích tiếp xúc lên nhiều lần.

  • C

    Do lá có hình phiến mỏng, còn tế bào lá chứa lục lạp có hình khối.

  • D

    Do lục lạp được sản sinh liên tục trong tế bào lá.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Số lượng lục lạp trong tế bào rất khác nhau các loài thực vật khác nhau. Đối với tảo mỗi tế bào có khi chỉ có một lục lạp. Đối với thực vật bậc cao, mỗi tế bào của mô đồng hóa có thể có từ 20 đến 100 lục lạp. Ở lá thầu dầu, 1mm2 có từ 3.107 - 5.107 lục lạp. Nếu đem cộng diện tích lục lạp lại, sẽ có diện tích tổng số lục lạp lớn hơn diện tích lá.

Câu 16 :

Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả cần phải làm cho hô hấp:

  • A

    Vẫn hoạt động bình thường

  • B

    Giảm đến mức tối thiểu

  • C

    Tăng đến mức tối đa.

  • D

    Không còn hoạt động được.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hô hấp làm giảm và thay đổi chất lượng sản phẩm.

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả cần phải làm cho hô hấp giảm đến mức tối thiểu → giảm hao hụt chất lượng sản phẩm.

Câu 17 :

Cây lúa năng suất kinh tế là bộ phận nào?

  • A

    Hạt.

  • B

    Củ.

  • C

    Rễ.

  • D

    Rơm, rạ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Năng suất kinh tế: là 1 phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong cơ quan chứa sản phẩm (hạt, quả, củ...) có giá trị kinh tế đối với con người

Lời giải chi tiết :

Cây lúa năng suất kinh tế là ở hạt

Câu 18 :

Ion nào điều tiết độ mở khí khổng:

  • A

    K+.

  • B

    Mg2+.

  • C

    Mn2+.

  • D

    Ca2+.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ion điều tiết độ mở khí khổng là K+.

Câu 19 :

Mối liên quan giữa quang hợp với dinh dưỡng khoáng được biểu hiện ở: 

1. Khoáng là thành phần của bộ máy quang hợp và là thành phần của sản phẩm quang hợp.

2. Khoáng ảnh hưởng tới bộ keo nguyên sinh, tính thấm của tế bào.

3. Khoáng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ enzim, đến kích thước của bộ máy quang hợp.

4. Khoáng ảnh hưởng đến thời gian sống của cơ quan đồng hóa.

  • A

    1,2,4 

  • B

    1,2,3,4. 

  • C

    1,2,3

  • D

    1,3,4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mối liên hệ giữa quang hợp với dinh dưỡng khoáng được thể hiện ở cả 4 ý trên.

Câu 20 :

Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là

  • A

    Xanh lục và vàng

  • B

    Vàng và xanh tím

  • C

    Xanh lá và đỏ

  • D

    Đỏ và xanh tím

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là ánh sáng đỏ và xanh tím.

Câu 21 :

Bước sóng ánh sáng nào có hiệu quả tốt nhất đối với tổng hợp prôtêin?

  • A

    Xanh lục.

  • B

    Đỏ.

  • C

    Vàng. 

  • D

    Xanh tím.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bước sóng ánh sáng có hiệu quả tốt nhất đối với tổng hợp prôtêin là ánh sáng xanh tím

Câu 22 :

Nguyên tố khoáng nào sau đây đóng vai trò trong việc giúp cân bằng ion, quang phân ly nước ở cơ thể thực vật?

  • A

    Kali

  • B

    Clo

  • C

    Sắt

  • D

    Molipden

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thiếu - héo ngọn lá, toàn lá bị mất mầu và chết, lá thường có mầu đồng sáng. Rễ bị ngắn, dày lên ở phía đầu rễ.

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố Clo đóng vai trò trong việc giúp cân bằng ion, quang phân ly nước ở cơ thể thực vật

Câu 23 :

Quang hợp quyết định khoảng

  • A

    90 - 95% năng suất của cây trồng.

  • B

    80 - 85% năng suất của cây trồng.

  • C

    60 - 65% năng suất của cây trồng

  • D

    70 - 75% năng suất của cây trồng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quang hợp quyết định 90 - 95% năng suất cây trồng.

Câu 24 :

Nhận xét nào sau đây là không đúng về pha sáng ?

  • A

    Cố định CO2

  • B

    Diễn ra ở các tilacoit khi có chiếu sáng

  • C

    Giải phóng O2

  • D

    Giải phóng H2O

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phản ứng trong pha sáng:

4 H2O → 4 H+ + 4e- + 4(OH)

4 OH → 2H2O2 → 2H2O + O2

→ C, D đúng.

Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li nước => B đúng

Ý sai là A, cố định CO2 diễn ra ở pha tối.

Câu 25 :

 Sự lên men có thể xảy ra ở cơ thể thực vật trong trường hợp nào sau đây?

  • A

    Rễ bị ngập úng.

  • B

     Hạt bị ngâm nước.

  • C

     Cây trong điều kiện thiếu ôxi.

  • D

     Cả A, B và C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự lên men diễn ra trong điều kiện rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu oxi.

Câu 26 :

Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật

  • A

    C4.       

  • B

    CAM.       

  • C

    C3.       

  • D

    C4 và thực vật CAM.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hô hấp sáng thường xảy ra ở thực vật C3

Câu 27 :

Về bản chất, pha sáng của quang hợp là

  • A

    Quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

  • B

    Quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

  • C

    Quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

  • D

    Khử nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Pha sáng của quang hợp là quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

Câu 28 :

Chuỗi truyền electron tạo ra

  • A

    32 ATP.       

  • B

    34 ATP.       

  • C

    36 ATP

  • D

    38 ATP.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chuỗi truyền electron tạo ra 34 ATP

Câu 29 :

Nhân tố nội tại nào quyết định nhất đến thoát hơi nước ?

  • A

    Số lượng khí khổng

  • B

    Kích thước khí khổng

  • C

    Phân bố của khí khổng

  • D

    Sự đóng mở khí khổng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự thoát hơi nước phụ thuộc vào sự đóng mở của khí khổng.

Câu 30 :

Trong các cây sau, cây nào có điểm bù và điểm no ánh sáng cao hơn?

  • A

    Cây đồi trọc

  • B

    Cây dưới tán rừng

  • C

    Cây thủy sinh.

  • D

    Rêu.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cây ở đồi trọc có điểm bù và điểm no ánh sáng cao hơn các cây còn lại do khu vực sinh sống của chúng tiếp nhận nhiều ánh sáng mạnh trong thời gian dài hơn so với khu vực sinh sống của các cây còn lại. Do vậy cây ở khu vực này đã thích nghi với điều kiện môi trường để quang hợp trong điều kiện ánh sáng mạnh.

Câu 31 :

Pha sáng xảy ra trong cấu trúc nào của lục lạp?

  • A

    Stroma

  • B

    Màng tilacôit. 

  • C

    Chất nền prôtêin 

  • D

    Màng lục lạp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Pha sáng xảy ra trên màng tilacoit của cột grana, pha tối diễn ra ở chất nền của lục lạp (stroma)

Câu 32 :

Để nâng cao năng suất cây trồng, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây:

  • A

    Tạo giống mới có cường độ quang hợp cao hơn giống gốc.

  • B

    Sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm làm gia tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá.

  • C

    Tăng bón phân đạm để phát triển mạnh bộ lá đến mức tối đa.

  • D

    Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trường thích hợp, trồng vào mùa vụ phù hợp.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Người ta thường không tăng bón phân đạm. Vì khi đó bộ lá quá lớn có thể làm che khuất lớp lá dưới, lớp lá dưới quang hợp kém nhưng vẫn hô hấp tiêu phí nguyên liệu làm giảm năng suất kinh tế.

Câu 33 :

Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?

  • A

    Lá.

  • B

    Rễ.

  • C

    Thân.

  • D

    Hoa.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở lá

Câu 34 :

Nhóm thực vật CAM bao gồm các loài cây      

  • A

    xương rồng, thanh long, dứa.   

  • B

    mía, ngô, rau dền.        

  • C

    cam, bưởi, nhãn.     

  • D

    xương rồng, mía, cam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thực vật CAM gồm những loài mọng nước, sống ở vùng hoang mạc khô hạn 

Lời giải chi tiết :

Nhóm thực vật CAM bao gồm các loài cây: xương rồng, thanh long, dứa.

Câu 35 :

Chọn đáp án để hoàn thành câu sau đây:

Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp…………. ; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp…………………….

  • A

     Tăng dần/không tăng 

  • B

     Giảm dần/tăng dần

  • C

    Tăng dần/tăng dần

  • D

     Giảm dần/giảm dần

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp không tăng.

Câu 36 :

Trong các lí do sau đây, có bao nhiêu lí do để người ta không tưới nước cho cây khi trời nắng to?

1. Vì nước làm nóng vùng rễ làm cây bị chết.

2. Vì nước đọng lại trên lá như một thấu kính hội tụ thu năng lượng mặt trời làm cháy lá.

3. Vì nhiệt độ cao trên mặt đất làm nước tưới bốc hơi nóng, làm héo khô lá.

4. Vì khi nhiệt độ cao rễ không thể lấy nước.

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi trời nắng to: nhiệt độ cao và cường độ ánh sáng mạnh.

Lời giải chi tiết :

Khi trời nắng to người ta không tưới nước cho cây vì nước đọng lại trên lá như một thấu kính hội tụ thu năng lượng mặt trời làm cháy lá. Lúc này khí khổng đang đóng, dù dược tưới nước cây vẩn không hút được nước => (2), (4) đúng.

Câu 37 :

Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.
Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó?
(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.
(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước làm giảm cường độ quang hợp (cây A).
(3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.
(4) Cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.
Phương án trả lời đúng là:

  • A

    (1), (2) và (3)    

  • B

    (1), (2) và (4)

  • C

    (2), (3) và (4)    

  • D

    (1) , (3) và (4)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cây B có khả năng quang hợp ở cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao hơn.

Lời giải chi tiết :

Cây A là cây C3 còn cây B là cây C4
Phương án trả lời đúng là: (1), (2) và (4)

Câu 38 :

 Khi lấy chất khí tạo ra trong bình có hạt đang nảy mầm thổi vào nước vôi trong, ta thấy nước vôi trong bị vẩn đục, điều này đó chứng minh

  • A

    hô hấp đó tạo ra khí O2.

  • B

    hô hấp đó tạo ra khí CO2.

  • C

    hô hấp đó tạo ra năng lượng ATP.

  • D

    hô hấp đó tạo ra hơi H2O.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nước vôi vị vẩn đục do khí CO2.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy nước vôi bị vẩn đục do khí CO2 sinh ra khi hạt nảy mầm.

Khí CO2 sẽ tác dụng với nước vôi sinh ra CaCO3 làm đục nước vôi trong.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Câu 39 :

Bà con nông dân thường có kinh nghiệm bảo quản hành tỏi không bị mọc mầm bằng cách :

  • A

    Phơi khô rồi cất vào thùng kín

  • B

    Phơi khô rồi cất vào bao tải

  • C

    Phơi khô rồi cho vào tủ lạnh

  • D

    Phơi khô rồi treo ở giàn bếp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp.

Lời giải chi tiết :

Để bảo quản hành tỏi, bà con thường phơi khô rồi treo ở giàn bếp vì nơi đó thường xuyên đun nấu sẽ có độ ẩm thấp, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 cao

Câu 40 :

Sự tích lũy cacbon ở một cây lấy thân (g/m2/ngày) như sau: rễ: 0,3; lá: 0,2; thân: 6,6; hoa: 2,1. Năng suất sinh học và năng suất kinh tế của cây này bằng bao nhiêu?

  • A

    Năng suất sinh học 9.2 gam/m2/ngày, Năng suất kinh tế: 6.6 gam/m2/ngày

  • B

    Năng suất sinh học 8.9 gam/m2/ngày, Năng suất kinh tế: 6.6 gam/m2/ngày

  • C

    Năng suất sinh học 9.2 gam/m2/ngày, Năng suất kinh tế: 8.7 gam/m2/ngày

  • D

    Năng suất sinh học 6.6 gam/m2/ngày, Năng suất kinh tế: 9.2 gam/m2/ngày

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

- Năng suất kinh tế: là 1 phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong cơ quan chứa sản phẩm (hạt, quả, củ... ) có giá trị kinh tế đối với con người. 

Lời giải chi tiết :

Năng suất sinh học = 0,3 + 0,2 + 6,6 + 2,1 = 9,2 gam/m2/ngày

Năng suất kinh tế = năng suất ở thân= 6.6 gam/m2/ngày

close