Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

  • A

    Rễ.       

  • B

    Thân.       

  • C

    Lá.       

  • D

    Quả

Câu 2 :

Nhóm thực vật C4 gồm các cây

  • A

    dứa, ngô, kê

  • B

    kê, rau dền, dứa

  • C

    rau dền, lúa, rêu

  • D

    ngô, kê, rau dền

Câu 3 :

Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là

  • A

    Xanh lục và vàng

  • B

    Vàng và xanh tím

  • C

    Xanh lá và đỏ

  • D

    Đỏ và xanh tím

Câu 4 :

Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?

  • A

    Clorophyl a và clorophyl b

  • B

    Clorophyl a và phicôbilin.

  • C

    Clorophyl a và xanlôphyl

  • D

    Clorophyl a và carôten.

Câu 5 :

Khi xét về hô hấp hiếu khí và lên men, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

     Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O còn của lên men là rượu etylic hoặc axit lactic.

  • B

    Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi vận chuyển electron còn lên men thì không.

  • C

    Hiệu quả của hô hấp hiếu khí cao hơn (36-38 ATP) so với lên men (2 ATP).

  • D

    Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể.

Câu 6 :

Quang hợp phụ thuộc rất chặt chẽ vào nhiệt độ theo chiều hướng

  • A

    khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh trong giới hạn sinh thái.

  • B

    khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp giảm.

  • C

    đạt cực đại ở 20oC rồi sau đó giảm mạnh đến 0.

  • D

    khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp giảm, sau đó lại tăng cực đại.

Câu 7 :

Khi nói vê cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp người ta đưa ra một số nhận xét sau
(1) Trên màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.
(2) Trên màng tilacôit là nơi xảy ra phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.
(3) Chất nên strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp.
Số phát biều đúng là:

  • A

    0

  • B

    1

  • C

    2

  • D

    3

Câu 8 :

Tùy loài cây và vùng sinh thái, nhiệt độ thấp nhất để cây bắt đầu hô hấp trong khoảng:

  • A

     35oC - 40o

  • B

    15oC – 25o

  • C

    0oC - 10oC

  • D

    10oC - 20oC

Câu 9 :

Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên gồm các?

  • A

    Tế bào mô giậu.

  • B

    Khí khổng

  • C

    Tầng cutin

  • D

    Tế bào bao bó mạch

Câu 10 :

 Nhóm thực vật C3 bao gồm các loài cây    

  • A

    xương rồng, thanh long, dứa.   

  • B

    mía, ngô, rau dền.    

  • C

    cam, bưởi, nhãn.  

  • D

    xương rồng, mía, cam.

Câu 11 :

Dưới đây là bảng phân biệt hai pha của quá trình quang hợp nhưng có hai vị trí bị nhầm lẫn, hãy xác định đó là hai vị trí nào?

  • A

    4 và 5.    

  • B

    3 và 7.   

  • C

    2 và 6.    

  • D

    5 và 8.

Câu 12 :

Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

  • A

    Tiêu hóa ngoại bào.    

  • B

    Tiêu hoá nội bào.

  • C

    Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.         

  • D

    Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 13 :

Nhiệt độ tối đa cây còn hô hấp được biến thiên trong khoảng:

  • A

    45oC - 55oC

  • B

    55oC - 65oC

  • C

    40oC - 45oC

  • D

    35oC - 40oC

Câu 14 :

Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

  • A

    Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

  • B

    Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.

  • C

    Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.

  • D

    Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.

Câu 15 :

 Đặc điểm giống nhau chủ yếu ở thực vật C3 và thực vật C4 là:

  • A

    Đều tổng hợp glucozo theo chu trình Calvin

  • B

    Đều sử dụng chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP 

  • C

    Đều có quá trình hô hấp sáng rất mạnh

  • D

    Đều chỉ có 1 loại lục lạp.

Câu 16 :

Vai trò của việc nghiên cứu hệ số hô hấp là:

  • A

    Giúp ta biết được tỉ lệ giữa các hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ đang có trong tế bào cơ thể.

  • B

    Giúp ta biết được hiệu suất của quá trình hô hấp.

  • C

    Điều chỉnh lượng oxy cần thiết cho quá trình phân giải từng loại nguyên liệu hữu cơ.

  • D

    Giúp ta biết được nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì, từ đó đánh giá tình trạng hô hấp và tình trạng của cây.

Câu 17 :

Manh tràng phát triển ở dạ dày đơn có ý nghĩa:

  • A

    Tiêu hóa protein                    

  • B

    Có hệ vi sinh vật để tiêu hóa xenlulozo

  • C

    Tiêu hóa thức ăn giàu Lipit      

  • D

    Hấp thụ chủ yếu chất dinh dưỡng

Câu 18 :

Cơ thể động vật ăn thực vật có thể tiêu hóa được thực vật:

  • A

    Động vật ăn thực vật chỉ tiêu hóa prôtêin trong thực vật chúng ăn.

  • B

    Cơ thể động vật ăn thực vật có enzim phân hủy tế bào thực vật.

  • C

    Nhờ vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật.

  • D

    Cả A, B và C

Câu 19 :

Tiêu hoá là:

  • A

    Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.

  • B

    Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

  • C

    Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể

  • D

    Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được.

Câu 20 :

Quá trình hô hấp sáng là quá trình:

  • A

    Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối

  • B

    Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài sáng

  • C

    Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 trong bóng tối

  • D

    Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng

Câu 21 :

Ở động vật ăn thực vật thức ăn được biến đổi như thế nào?

  • A

    Cơ học và hoá học.

  • B

    Hoá học và sinh học.

  • C

    Cơ học và sinh học.

  • D

    Cơ học, hoá học và sinh học.

Câu 22 :

Trong các cây sau, cây nào có điểm bù và điểm no ánh sáng cao hơn?

  • A

    Cây đồi trọc

  • B

    Cây dưới tán rừng

  • C

    Cây thủy sinh.

  • D

    Rêu.

Câu 23 :

Điều nào sau đây KHÔNG đúng trong quá trình hô hấp sáng?

  • A

    Nguyên liệu phân giải là RiDP.

  • B

    Xảy ra khi có ánh sáng.

  • C

    Hô hấp sáng làm lãng phí sản phẩm quang hợp.

  • D

    Tạo ra năng lượng ATP

Câu 24 :

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?

  • A

    Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước

  • B

    Một trong những sản phẩm của pha sáng là NADH

  • C

    Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH

  • D

    Ở thực vật, pha sáng diễn ra trên màng tilacoit của lục lạp

Câu 25 :

 Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?

  • A

     Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

  • B

    Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.

  • C

    Ngựa, thỏ, chuột.

  • D

    Trâu, bò, cừu, dê.

Câu 26 :

Điều nào sau đây đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?

  • A

    Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

  • B

    Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí

  • C

    Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 tự động khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

  • D

    Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 được vận chuyển chủ động qua bề mặt trao đổi khí

Câu 27 :

 Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được?

  • A

    Biến đổi cơ học  và hóa học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

  • B

    Biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào tế bào.

  • C

    Biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

  • D

    Biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Câu 28 :

Trong ống tiêu hóa của các loài gia cầm, diều là một phần của

  • A

     dạ dày

  • B

     thực quản

  • C

     ruột non

  • D

     ruột già

Câu 29 :

Thực vật nào sau đây thường xảy ra hô hấp sáng?

  • A

    C3 và C4.

  • B

    C3.      

  • C

     CAM.   

  • D

    C3, C4 và thực vật CAM.

Câu 30 :

Các tilacôit không chứa

  • A

    Các sắc tố.

  • B

    Các trung tâm phản ứng.

  • C

    Các chất truyền electron.

  • D

    Enzim cacbôxi hóa.

Câu 31 :

Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn?

  • A

    Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.     

  • B

    Ngựa, thỏ, chuột.

  • C

    Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.     

  • D

    Trâu, bò, cừu, dê.

Câu 32 :

Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3?

  • A

    Cường độ quang hợp cao hơn.

  • B

    Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn.

  • C

    Năng suất cao hơn.

  • D

    Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường.

Câu 33 :

Vì sao tăng diện tích lá cây lại làm tăng năng suất cây trồng?

  • A

    Lá thải ra oxi nhiều hơn từ đó thúc đẩy hô hấp làm cây xanh có nhiều năng lượng hơn nên quang hợp nhiều hơn → tăng năng suất cây trồng.

  • B

    Tán lá rộng sẽ che bớt mặt đất → hạn chế mất nước, tăng độ ẩm → giảm thoái hóa các chất hữu cơ trong đất.

  • C

    Làm tăng cường độ quang hợp → tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → năng suất cây trồng.

  • D

    Nhiều lá thì cây sẽ hút được nhiều nguyên liệu hơn, nhựa được chuyển nhanh hơn cho quang hợp.

Câu 34 :

Trong các phát biểu sau :
(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.
(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
(5) Điều hòa không khí.
Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Câu 35 :

 Điểm bão hòa CO2 là thời điểm

  • A

    Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu

  • B

    Nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất 

  • C

    Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất

  • D

    Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp dạt mức trung bình 

Câu 36 :

Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày cỏ diễn ra như thế nào?

  • A

    Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

  • B

    Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

  • C

    Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

  • D

    Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

Câu 37 :

Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhidrat là

  • A

    ATP và NADPH

  • B

    NADPH, O2

  • C

    H2O; ATP

  • D

    ATP và ADP, ánh sáng mặt trời

Câu 38 :

Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận đúng:

  • A

    Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra O2.

  • B

    Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.

  • C

    Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.

  • D

    Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3

Câu 39 :

Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng

  • A

    Tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà

  • B

    Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch

  • C

    Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn

  • D

    Hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa

Câu 40 :

Tại sao hô hấp ở thú có hiệu quả hơn hô hấp ở bò sát?

  • A

    Phổi của bò sát có kích thước nhỏ hơn.

  • B

    Phổi của bò sát có cấu tạo đơn giản hơn.

  • C

    Phổi của thú có nhiều phế nang hơn.

  • D

    Phổi của bò sát không có khả năng co dãn như phổi của thú.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

  • A

    Rễ.       

  • B

    Thân.       

  • C

    Lá.       

  • D

    Quả

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật, đặc biệt là các cơ quan đang có các hoạt động sinh lí mạnh. 

Lời giải chi tiết :

Trong 4 bộ phận trên, rễ là cơ quan có hoạt động hô hấp mạnh nhất

Câu 2 :

Nhóm thực vật C4 gồm các cây

  • A

    dứa, ngô, kê

  • B

    kê, rau dền, dứa

  • C

    rau dền, lúa, rêu

  • D

    ngô, kê, rau dền

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thực vật C4 gồm một số loài ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới

Lời giải chi tiết :

Nhóm thực vật C4 bao gồm: ngô, kê, rau dền

Câu 3 :

Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là

  • A

    Xanh lục và vàng

  • B

    Vàng và xanh tím

  • C

    Xanh lá và đỏ

  • D

    Đỏ và xanh tím

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là ánh sáng đỏ và xanh tím.

Câu 4 :

Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?

  • A

    Clorophyl a và clorophyl b

  • B

    Clorophyl a và phicôbilin.

  • C

    Clorophyl a và xanlôphyl

  • D

    Clorophyl a và carôten.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hệ sắc tố quang hợp gồm 3 nhóm sắc tố: diệp lục (chlorophyl), carôtenôit, phicôbilin.

Trong đó Clorophyl a và clorophyl b là nhóm sắc tố chính. Tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp

Câu 5 :

Khi xét về hô hấp hiếu khí và lên men, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

     Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O còn của lên men là rượu etylic hoặc axit lactic.

  • B

    Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi vận chuyển electron còn lên men thì không.

  • C

    Hiệu quả của hô hấp hiếu khí cao hơn (36-38 ATP) so với lên men (2 ATP).

  • D

    Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ý D sai, Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất và chất nền ti thể còn lên men chỉ xảy ra ở tế bào chất.

Câu 6 :

Quang hợp phụ thuộc rất chặt chẽ vào nhiệt độ theo chiều hướng

  • A

    khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh trong giới hạn sinh thái.

  • B

    khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp giảm.

  • C

    đạt cực đại ở 20oC rồi sau đó giảm mạnh đến 0.

  • D

    khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp giảm, sau đó lại tăng cực đại.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quang hợp phụ thuộc rất chặt chẽ vào nhiệt độ theo chiều hướng khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh trong giới hạn sinh thái. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình quang hợp ở thực vật là 20 – 300C

Câu 7 :

Khi nói vê cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp người ta đưa ra một số nhận xét sau
(1) Trên màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.
(2) Trên màng tilacôit là nơi xảy ra phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.
(3) Chất nên strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp.
Số phát biều đúng là:

  • A

    0

  • B

    1

  • C

    2

  • D

    3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phát biểu đúng là (1),(3)
Ý (2) sai vì quang phân ly nước xảy ra ở xoang tilacoit

Câu 8 :

Tùy loài cây và vùng sinh thái, nhiệt độ thấp nhất để cây bắt đầu hô hấp trong khoảng:

  • A

     35oC - 40o

  • B

    15oC – 25o

  • C

    0oC - 10oC

  • D

    10oC - 20oC

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp là 0oC – 10oC. Nhiệt độ tối thấp còn tùy thuộc vào loài cây ở các vụng sinh thái khác nhau

Câu 9 :

Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên gồm các?

  • A

    Tế bào mô giậu.

  • B

    Khí khổng

  • C

    Tầng cutin

  • D

    Tế bào bao bó mạch

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tế bào có mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay dưới lớp biểu bì ở mặt trên của lá.

Câu 10 :

 Nhóm thực vật C3 bao gồm các loài cây    

  • A

    xương rồng, thanh long, dứa.   

  • B

    mía, ngô, rau dền.    

  • C

    cam, bưởi, nhãn.  

  • D

    xương rồng, mía, cam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thực vật C3 gồm các loài rêu đến các cây gỗ lớn phân bố rộng khắp mọi nơi trên Trái Đất.

Lời giải chi tiết :

Nhóm thực vật C3 bao gồm các loài cây: cam, bưởi, nhãn.           

Câu 11 :

Dưới đây là bảng phân biệt hai pha của quá trình quang hợp nhưng có hai vị trí bị nhầm lẫn, hãy xác định đó là hai vị trí nào?

  • A

    4 và 5.    

  • B

    3 và 7.   

  • C

    2 và 6.    

  • D

    5 và 8.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đây là chu trình quang hợp ở thực vật CAM.

Lời giải chi tiết :

Đây là chu trình quang hợp ở thực vật CAM.
2 và 6 sai vì pha sáng chỉ xảy ra vào ban ngày, pha tối xảy ra ở cả ngày và đêm, nên cần đổi vị trí 2 và 6 cho nhau.

Câu 12 :

Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

  • A

    Tiêu hóa ngoại bào.    

  • B

    Tiêu hoá nội bào.

  • C

    Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.         

  • D

    Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá → tiêu hoá nội bào.       

Câu 13 :

Nhiệt độ tối đa cây còn hô hấp được biến thiên trong khoảng:

  • A

    45oC - 55oC

  • B

    55oC - 65oC

  • C

    40oC - 45oC

  • D

    35oC - 40oC

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ tối đa (40oC → 45oC), ở nhiệt độ quá cao thì protêin bị biến tính, cấu trúc của nguyên sinh chất bị phá hủy, cây chết.

Câu 14 :

Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

  • A

    Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

  • B

    Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.

  • C

    Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.

  • D

    Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.

Câu 15 :

 Đặc điểm giống nhau chủ yếu ở thực vật C3 và thực vật C4 là:

  • A

    Đều tổng hợp glucozo theo chu trình Calvin

  • B

    Đều sử dụng chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP 

  • C

    Đều có quá trình hô hấp sáng rất mạnh

  • D

    Đều chỉ có 1 loại lục lạp.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

C4 Gồm một số loài ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài, nhiệt độ, ánh sáng cao

Thực vật C3 gồm các loài rêu đến các cây gỗ lớn phân bố rộng khắp mọi nơi trên Trái Đất.

Lời giải chi tiết :

Sự tổng hợp glucose ở thực vật C3 và C4 đều theo chu trình Calvin.

Ý B sai vì: chất nhận CO2 đầu tiên ở thực vật C3: RiDP, thực vật C4: PEP

Ý C sai vì: chỉ có thực vật C3 hô hấp sáng mạnh.

Ý D sai vì: cây C4 có 2 loại lục lạp trong 2 loại tế bào khác  nhau: tế bào mô giậu, tế bào quanh bó mạch.

Câu 16 :

Vai trò của việc nghiên cứu hệ số hô hấp là:

  • A

    Giúp ta biết được tỉ lệ giữa các hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ đang có trong tế bào cơ thể.

  • B

    Giúp ta biết được hiệu suất của quá trình hô hấp.

  • C

    Điều chỉnh lượng oxy cần thiết cho quá trình phân giải từng loại nguyên liệu hữu cơ.

  • D

    Giúp ta biết được nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì, từ đó đánh giá tình trạng hô hấp và tình trạng của cây.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dựa vào hệ số hô hấp, ta có thể dự đoán nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì, từ đó đánh giá tình trạng hô hấp và tình trạng của cây.

Câu 17 :

Manh tràng phát triển ở dạ dày đơn có ý nghĩa:

  • A

    Tiêu hóa protein                    

  • B

    Có hệ vi sinh vật để tiêu hóa xenlulozo

  • C

    Tiêu hóa thức ăn giàu Lipit      

  • D

    Hấp thụ chủ yếu chất dinh dưỡng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Manh tràng ở thú ăn cỏ có dạ dày đơn có vai trò giống như vai trò của dạ dày kép ở động vật nhai lại.

Lời giải chi tiết :

Manh tràng phát triển ở thú ăn cỏ có dạ dày đơn có hệ vi sinh vật cộng sinh giống như dạ dày kép

Câu 18 :

Cơ thể động vật ăn thực vật có thể tiêu hóa được thực vật:

  • A

    Động vật ăn thực vật chỉ tiêu hóa prôtêin trong thực vật chúng ăn.

  • B

    Cơ thể động vật ăn thực vật có enzim phân hủy tế bào thực vật.

  • C

    Nhờ vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật.

  • D

    Cả A, B và C

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các động vật ăn thực vật có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong bộ máy tiêu hóa của mình, lượng prôtêin được hấp thụ từ hoạt động và cơ thể của các vi sinh vật này.

Câu 19 :

Tiêu hoá là:

  • A

    Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.

  • B

    Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

  • C

    Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể

  • D

    Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được.

Câu 20 :

Quá trình hô hấp sáng là quá trình:

  • A

    Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối

  • B

    Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài sáng

  • C

    Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 trong bóng tối

  • D

    Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO2 ngoài sáng.

Câu 21 :

Ở động vật ăn thực vật thức ăn được biến đổi như thế nào?

  • A

    Cơ học và hoá học.

  • B

    Hoá học và sinh học.

  • C

    Cơ học và sinh học.

  • D

    Cơ học, hoá học và sinh học.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ở động vật ăn thực vật thức ăn được biến đổi cơ học, hoá học và sinh học. 

Câu 22 :

Trong các cây sau, cây nào có điểm bù và điểm no ánh sáng cao hơn?

  • A

    Cây đồi trọc

  • B

    Cây dưới tán rừng

  • C

    Cây thủy sinh.

  • D

    Rêu.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cây ở đồi trọc có điểm bù và điểm no ánh sáng cao hơn các cây còn lại do khu vực sinh sống của chúng tiếp nhận nhiều ánh sáng mạnh trong thời gian dài hơn so với khu vực sinh sống của các cây còn lại. Do vậy cây ở khu vực này đã thích nghi với điều kiện môi trường để quang hợp trong điều kiện ánh sáng mạnh.

Câu 23 :

Điều nào sau đây KHÔNG đúng trong quá trình hô hấp sáng?

  • A

    Nguyên liệu phân giải là RiDP.

  • B

    Xảy ra khi có ánh sáng.

  • C

    Hô hấp sáng làm lãng phí sản phẩm quang hợp.

  • D

    Tạo ra năng lượng ATP

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hô hấp sáng làm tiêu hao chất hữu cơ nhưng không tạo ra ATP

Câu 24 :

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?

  • A

    Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước

  • B

    Một trong những sản phẩm của pha sáng là NADH

  • C

    Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH

  • D

    Ở thực vật, pha sáng diễn ra trên màng tilacoit của lục lạp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sản phẩm của pha sáng không phải là NADH mà là NADPH

Câu 25 :

 Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?

  • A

     Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

  • B

    Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.

  • C

    Ngựa, thỏ, chuột.

  • D

    Trâu, bò, cừu, dê.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn: Ngựa, thỏ, chuột

Câu 26 :

Điều nào sau đây đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?

  • A

    Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

  • B

    Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí

  • C

    Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 tự động khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

  • D

    Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 được vận chuyển chủ động qua bề mặt trao đổi khí

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nguyên tắc của quá trình hô hấp: Khuyếch tán khí từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

Lời giải chi tiết :

Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí

Câu 27 :

 Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được?

  • A

    Biến đổi cơ học  và hóa học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

  • B

    Biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào tế bào.

  • C

    Biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

  • D

    Biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

Câu 28 :

Trong ống tiêu hóa của các loài gia cầm, diều là một phần của

  • A

     dạ dày

  • B

     thực quản

  • C

     ruột non

  • D

     ruột già

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Diều là một bộ phận của hệ thống tiêu hóa và là nơi thức ăn được dự trữ (tạm thời) và “làm mềm” bằng dịch vị và nước bọt.

Lời giải chi tiết :

Diều được hình thành từ thực quản là nơi trữ thức ăn và làm mềm thức ăn trước khi chuyển xuống dạ dày.

Câu 29 :

Thực vật nào sau đây thường xảy ra hô hấp sáng?

  • A

    C3 và C4.

  • B

    C3.      

  • C

     CAM.   

  • D

    C3, C4 và thực vật CAM.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hô hấp sáng thường xảy ra ở thực vật C3 

Câu 30 :

Các tilacôit không chứa

  • A

    Các sắc tố.

  • B

    Các trung tâm phản ứng.

  • C

    Các chất truyền electron.

  • D

    Enzim cacbôxi hóa.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các tilacôit không chứa enzim cacbôxi hóa.

Câu 31 :

Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn?

  • A

    Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.     

  • B

    Ngựa, thỏ, chuột.

  • C

    Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.     

  • D

    Trâu, bò, cừu, dê.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Động vật nhai lại có dạ dày kép

Lời giải chi tiết :

Trâu, bò cừu, dê có dạ dày 4 ngăn.

Câu 32 :

Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3?

  • A

    Cường độ quang hợp cao hơn.

  • B

    Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn.

  • C

    Năng suất cao hơn.

  • D

    Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Do cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, điểm bảo hòa ánh sáng cao hơn, nhu cầu nước thấp → thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3

→ A, B, C đều là ưu điểm của C4.

Câu 33 :

Vì sao tăng diện tích lá cây lại làm tăng năng suất cây trồng?

  • A

    Lá thải ra oxi nhiều hơn từ đó thúc đẩy hô hấp làm cây xanh có nhiều năng lượng hơn nên quang hợp nhiều hơn → tăng năng suất cây trồng.

  • B

    Tán lá rộng sẽ che bớt mặt đất → hạn chế mất nước, tăng độ ẩm → giảm thoái hóa các chất hữu cơ trong đất.

  • C

    Làm tăng cường độ quang hợp → tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → năng suất cây trồng.

  • D

    Nhiều lá thì cây sẽ hút được nhiều nguyên liệu hơn, nhựa được chuyển nhanh hơn cho quang hợp.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tăng diện tích lá cây lại làm tăng năng suất cây trồng là vì:
+ Lá là cơ quan quang hợp của cây
+ Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng
Làm tăng cường độ quang hợp → tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → năng suất cây trồng

Câu 34 :

Trong các phát biểu sau :
(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.
(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
(5) Điều hòa không khí.
Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quang hợp có các vai trò (1), (2), (3), (5)
Quang hợp không có vai trò (4)

Câu 35 :

 Điểm bão hòa CO2 là thời điểm

  • A

    Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu

  • B

    Nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất 

  • C

    Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất

  • D

    Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp dạt mức trung bình 

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Điểm bão hòa CO2 là thời điểm cường độ quang hợp đạt cực đại và không đổi .

Câu 36 :

Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày cỏ diễn ra như thế nào?

  • A

    Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

  • B

    Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

  • C

    Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

  • D

    Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ

Câu 37 :

Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhidrat là

  • A

    ATP và NADPH

  • B

    NADPH, O2

  • C

    H2O; ATP

  • D

    ATP và ADP, ánh sáng mặt trời

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành hóa năng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH được đưa vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhidrat

Câu 38 :

Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận đúng:

  • A

    Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra O2.

  • B

    Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.

  • C

    Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.

  • D

    Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nước vôi bị vẩn đục do khí CO2.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy nước vôi bị vẩn đục do khí CO2 sinh ra khi hạt nảy mầm.
Khí CO2 sẽ tác dụng với nước vôi sinh ra CaCO3 làm đục nước vôi trong.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Câu 39 :

Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng

  • A

    Tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà

  • B

    Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch

  • C

    Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn

  • D

    Hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Mề gà hay còn gọi là dạ dày cơ của gà.

Lời giải chi tiết :

Mề gà hay còn gọi là dạ dày cơ, ở đây thực hiện quá trình tiêu hóa cơ học, những hạt sạn và sỏi nhỏ giúp cho quá trình tiêu hóa cơ học tốt hơn.

Gà là loài không có răng nên thức ăn không được biến đổi cơ học ở miệng.

Câu 40 :

Tại sao hô hấp ở thú có hiệu quả hơn hô hấp ở bò sát?

  • A

    Phổi của bò sát có kích thước nhỏ hơn.

  • B

    Phổi của bò sát có cấu tạo đơn giản hơn.

  • C

    Phổi của thú có nhiều phế nang hơn.

  • D

    Phổi của bò sát không có khả năng co dãn như phổi của thú.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn 

Do diện tích bề mặt trao đổi khí lớn hơn nên lượng khí trao đổi qua đó sẽ nhiều hơn, có hiệu quả cao hơn

close