Đề kiểm tra giữa kì 2 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

“…(1)…….là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều lên các bộ phận của cây”.

(1) là?

  • A

    Hướng động  

  • B

    Ứng động     

  • C

    Ứng động sinh trưởng

  • D

    Ứng động không sinh trưởng

Câu 2 :

Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.

  • B

    Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH.

  • C

    Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.

  • D

    Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.

Câu 3 :

Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng

  • A

    0,8 giây

  • B

    0,6 giây

  • C

    0,7 giây

  • D

    0,9 giây

Câu 4 :

Ý nào dưới đây không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất?

  • A

    Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệch về phân áp giữa O2 và CO2.

  • B

    Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2 trong cơ thể luôn bé hơn bên ngoài.

  • C

    Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp CO2 bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài.

  • D

    Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2.

Câu 5 :

Vai trò của quá trình thoát hơi nước ở thực vật là

  • A

    cân bằng khoáng cho cây

  • B

    giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá.

  • C

    làm giảm lượng khoáng trong cây.

  • D

    tăng lượng nước cho cây.

Câu 6 :

Cho các loại tập tính sau đây của động vật:

1. Tập tính săn đuổi mồi của hổ.

2. Tập tính làm tổ của ong.

3. Tập tính sinh sản của chim.

4. Tập tính lẩn trốn, tự vệ của hươu nai.

Loại tập tính nào mang tính bẩm sinh

  • A

    2,3

  • B

    1,2,3

  • C

    1,2

  • D

    2,3,4

Câu 7 :

HTH của động vật được cấu tạo từ những bộ phận :

  • A

    tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn

  • B

     hồng cầu      

  • C

    máu và nước mô

  • D

    bạch cầu

Câu 8 :

Yếu tố không thuộc thành phân xináp là :

  • A

    khe xináp

  • B

    cúc xináp

  • C

    các ion Ca2+

  • D

    màng sau xináp

Câu 9 :

Ưu điểm của vòng tuần hoàn kép so với vòng tuần hoàn đớn?

  • A

    áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch rất lớn, chảy nhanh, đi được xa

  • B

    tăng hiệu qủa cung cấp c>2 và chất dinh dưỡng cho TB

  • C

    đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài

  • D

    Cả 3 phương án trên

Câu 10 :

Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là:

  • A

    Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.

  • B

    Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim co bóp nhẹ, nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.

  • C

    Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường.

  • D

    Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp.

Câu 11 :

Có bao nhiêu ý sau đây đúng về bơm Na – K?

(1) Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có trên màng tế bào

(2) Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế hoạt động

(3) Có nhiệm vụ chuyển Na+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Na+ ở bên trong tế bào cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy tạo được điện thế nghỉ.

(4) Hoạt động của bơm Na – K không tiêu tốn năng lượng

(5) Bơm Na – K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong tế bào trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện

Phương án trả lời đúng là:

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Câu 12 :

Trị số điện màng ở nơron tiểu não chó là -90m V, điều đó có nghĩa

  • A

    chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện âm và bên ngoài màng tích điện dương là 90mV.

  • B

    chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện âm và bên ngoài màng tích điện dương là - 90mV.

  • C

    chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện dương và bên ngoài màng tích điện âm là 90mV.

  • D

    chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện dương và bên ngoài màng tích điện âm là - 90mV.

Câu 13 :

Động mạch là

  • A

    Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

  • B

    Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

  • C

    Những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

  • D

    Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan

Câu 14 :

Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính

  • A

    sinh sản

  • B

    di cư

  • C

    xã hội

  • D

    bảo vệ lãnh thổ

Câu 15 :

Hoocmon nào chi phối tính hướng sáng của cây?

  • A

    Auxin.

  • B

    Gibêrêlin.

  • C

    Etylen.

  • D

    Phitocrom.

Câu 16 :

Điều nào sau đây đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?

  • A

    Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

  • B

    Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí

  • C

    Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 tự động khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

  • D

    Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 được vận chuyển chủ động qua bề mặt trao đổi khí

Câu 17 :

Tính hướng đất âm cùa thân và hướng đất dương của rễ, được sự chi phối chủ yếu của nhân tố nào sau đây?

  • A

    Kích tố sinh trưởng xitôkinin

  • B

    Chất kìm hãm sinh trưởng êtilen.

  • C

    Kích tố sinh trưởng auxin

  • D

    Kích tố sinh trưởng gibêrelin

Câu 18 :

Thuộc loại phản xạ có điều kiện là

  • A

    ánh sáng chói chiểu vào mắt, ta nheo mắt lại

  • B

    chuột túi mới sinh có thể tự bò vào túi mẹ

  • C

    nghe tiếng sấm nổ ta giật mình

  • D

    nghe gọi tên mình ta quay đầu về phía có tiếng gọi

Câu 19 :

Dưới tác dụng ánh sáng, auxin phân bố như thế nào để thân cây hướng sáng dương?

  • A

    Phân bố đều quanh thân cây.

  • B

    Phân bố trên ngọn nhiều, giữa vừa.

  • C

    Phân bố nhiều ở phía ít ánh sáng, phân bố ít ở nơi được chiếu sáng.

  • D

    Phân bố ít ở phía ít được chiếu sáng.

Câu 20 :

Cá mập con nở trước thường ăn luôn các trứng chưa nở trong bụng mẹ. Đây là loại tập tính

  • A

    Ích kỷ

  • B

    Thứ bậc

  • C

    Vị tha

  • D

    Kiếm ăn

Câu 21 :

Xung thần kinh được truyền qua xinap theo thứ tự?

  • A

    Chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp → màng trước xináp.

  • B

    Khe xináp → màng trước xináp → chuỳ xináp → màng sau xináp.

  • C

    Màng trước xináp → chuỳ xináp → khe xináp → màng sau xináp.

  • D

    Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.

Câu 22 :

Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước ?

  • A

    Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Khí khổng đóng và mở.

  • B

    Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

  • C

    Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại. Khí khổng đóng và mở.

  • D

    Sự đóng mở của lá cây trinh nữ. Khí khổng đóng và mở.

Câu 23 :

Tiêu hoá là:

  • A

    Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.

  • B

    Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

  • C

    Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể

  • D

    Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được.

Câu 24 :

Cơ quan nào dưới đây không được điều khiển bởi hệ thần kinh sinh dưỡng

  • A

    Cơ quan sinh sản

  • B

    Ruột non

  • C

    Bắp tay

  • D

    Dạ dày

Câu 25 :

Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?

  • A

    Điều hòa huyết áp.

  • B

    Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.

  • C

    Điều hoà áp suất thẩm thấu.  

  • D

    Điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu.

Câu 26 :

Bộ hàm và độ dài ruột ở động vật ăn tạp khác gì so với động vật ăn thịt?

  • A

    Răng nanh và răng hàm trước không sắc nhọn bằng và ruột dài hơn.

  • B

    Răng nanh và răng hàm trước sắc nhọn và ruột ngắn hơn.

  • C

    Răng nanh và răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột ngắn hơn.

  • D

    Răng nanh và răng trước hàm sắc nhọn hơn và ruột dài hơn

Câu 27 :

Nguy cơ lớn nhất đối với các động vật hô hấp qua bề mặt cơ thể là

  • A

    Nhiệt độ cao

  • B

    Nhiệt độ thấp

  • C

    Độ ẩm không khí cao

  • D

    Độ ẩm không khí thấp

Câu 28 :

Làm thế nào để giảm và kiểm soát bệnh tăng huyết áp mà không cần đến thuốc?

  • A

    Giảm cân, vận động thể lực hạn chế căng thẳng

     

     

  • B

    Giảm luợng muối ăn hàng ngày ( < 6g NaCl)

  • C

    Hạn chế uống ruợu bia không hút thuốc lá

  • D

    Cả 3 phuơng án trên

Câu 29 :

Cho các đặc điểm sau:

1. Máu (hỗn hợp máu + dịch mô) chỉ trong động mạch dưới áp lực thấp

2. Máu (hỗn hợp máu + dịch mô) không tiếp xúc trực tiếp với tế bào cơ thể

3. Máu (hỗn hợp máu + dịch mô) được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể

4. Tốc độ máu (hỗn hợp máu + dịch mô) chảy chậm

5. Tốc độ máu (hỗn hợp máu + dịch mô) chảy nhanh

Hệ tuần hoàn hở có bao nhiêu đặc điểm trên?

  • A

    1

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Câu 30 :

Đọc đoạn thông tin sau đây và trả lời câu hỏi?

Một số loài chó sói thường sống thành từng đàn, chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất định. Chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước, thức ăn còn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp. Ngoài ra, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết hoặc quá già yếu, con khỏe mạnh thứ hai sẽ lên thay thế.

Điều nào sau đây nói lên vai trò của tập tính xã hội và tập tính bảo vệ lãnh thổ của loài sói?

  • A

    Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng số con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn

  • B

    Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn

  • C

    Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng số con đực được phép sinh sản, đảm bảo tính đa dạng phong phú của loài

  • D

    Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con cái được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

“…(1)…….là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều lên các bộ phận của cây”.

(1) là?

  • A

    Hướng động  

  • B

    Ứng động     

  • C

    Ứng động sinh trưởng

  • D

    Ứng động không sinh trưởng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Ứng động là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều lên các bộ phận của cây”.

Câu 2 :

Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.

  • B

    Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH.

  • C

    Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.

  • D

    Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ý đúng là B

A sai vì pH máu người trung bình dao động từ 7,35 đến 7,45

C sai vì khi cơ thể vận động mạnh, pH máu giảm

D sai vì giảm nồng độ CO2 thì pH máu tăng.

Câu 3 :

Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng

  • A

    0,8 giây

  • B

    0,6 giây

  • C

    0,7 giây

  • D

    0,9 giây

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mỗi chu kỳ tim ở người  dài 0,8s trong đó tâm nhĩ co: 0,1s; tâm thất co : 0,3s; pha giãn chung: 0,4s

Câu 4 :

Ý nào dưới đây không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất?

  • A

    Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệch về phân áp giữa O2 và CO2.

  • B

    Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2 trong cơ thể luôn bé hơn bên ngoài.

  • C

    Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp CO2 bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài.

  • D

    Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Giun đất hô hấp qua bề mặt cơ thể

Lời giải chi tiết :

Ý D sai, Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệch về phân áp O2 và CO2

Câu 5 :

Vai trò của quá trình thoát hơi nước ở thực vật là

  • A

    cân bằng khoáng cho cây

  • B

    giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá.

  • C

    làm giảm lượng khoáng trong cây.

  • D

    tăng lượng nước cho cây.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phần lớn lượng nước cây hút vào đều thoát ra ngoài qua quá trình thoát hơi nước.

Lời giải chi tiết :

Thoát hơi nước là động lực đầu trên của sự vận chuyển nước, ion khoáng từ rễ lên thân và lá.

Câu 6 :

Cho các loại tập tính sau đây của động vật:

1. Tập tính săn đuổi mồi của hổ.

2. Tập tính làm tổ của ong.

3. Tập tính sinh sản của chim.

4. Tập tính lẩn trốn, tự vệ của hươu nai.

Loại tập tính nào mang tính bẩm sinh

  • A

    2,3

  • B

    1,2,3

  • C

    1,2

  • D

    2,3,4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Lời giải chi tiết :

Ong làm tổ, chim sinh sản là các đặc tính mang tính bẩm sinh

Câu 7 :

HTH của động vật được cấu tạo từ những bộ phận :

  • A

    tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn

  • B

     hồng cầu      

  • C

    máu và nước mô

  • D

    bạch cầu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

HTH của động vật được cấu tạo từ những bộ phận : tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn

Câu 8 :

Yếu tố không thuộc thành phân xináp là :

  • A

    khe xináp

  • B

    cúc xináp

  • C

    các ion Ca2+

  • D

    màng sau xináp

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các ion Ca2+ không thuộc thành phần của xinap, chúng luôn có ở trong dịch bào.

Câu 9 :

Ưu điểm của vòng tuần hoàn kép so với vòng tuần hoàn đớn?

  • A

    áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch rất lớn, chảy nhanh, đi được xa

  • B

    tăng hiệu qủa cung cấp c>2 và chất dinh dưỡng cho TB

  • C

    đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài

  • D

    Cả 3 phương án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ưu điểm của vòng tuần hoàn kép so với vòng tuần hoàn đơn: áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch rất lớn, chảy nhanh, đi được xa tăng hiệu quả cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài.

Câu 10 :

Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là:

  • A

    Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.

  • B

    Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim co bóp nhẹ, nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.

  • C

    Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường.

  • D

    Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cơ tim hoạt động theo kiểu: hoặc không có bóp hoặc co bóp tối đa.

Lời giải chi tiết :

Tim hoạt động theo quy loạt "tất cả hoặc không có gì": khi kích thích ở cường dộ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim đáp ứng = co tối đa và nếu kích thích ở cường độ trên ngưỡng cũng không làm cơ tim co mạnh hơn nữa.

Câu 11 :

Có bao nhiêu ý sau đây đúng về bơm Na – K?

(1) Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có trên màng tế bào

(2) Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế hoạt động

(3) Có nhiệm vụ chuyển Na+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Na+ ở bên trong tế bào cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy tạo được điện thế nghỉ.

(4) Hoạt động của bơm Na – K không tiêu tốn năng lượng

(5) Bơm Na – K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong tế bào trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện

Phương án trả lời đúng là:

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các ý đúng là (1), (5)

(2) sai, Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ.

(3) sai vì điện thế nghì thì nồng độ Na+ ngoài tế bào cao hơn trong tế bào.

(4) sai vì bơm Na - K hoạt động có tiêu tốn năng lượng.

Câu 12 :

Trị số điện màng ở nơron tiểu não chó là -90m V, điều đó có nghĩa

  • A

    chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện âm và bên ngoài màng tích điện dương là 90mV.

  • B

    chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện âm và bên ngoài màng tích điện dương là - 90mV.

  • C

    chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện dương và bên ngoài màng tích điện âm là 90mV.

  • D

    chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện dương và bên ngoài màng tích điện âm là - 90mV.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Điều này có nghĩa chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện âm và bên ngoài màng tích điện dương là -90mV

Câu 13 :

Động mạch là

  • A

    Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

  • B

    Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

  • C

    Những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

  • D

    Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Động mạch là những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

Câu 14 :

Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính

  • A

    sinh sản

  • B

    di cư

  • C

    xã hội

  • D

    bảo vệ lãnh thổ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đây là tập tính trong bầy đàn, trong đàn có thứ bậc

Lời giải chi tiết :

Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính xã hội.

Câu 15 :

Hoocmon nào chi phối tính hướng sáng của cây?

  • A

    Auxin.

  • B

    Gibêrêlin.

  • C

    Etylen.

  • D

    Phitocrom.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chât kích thích sinh trưởng auxin chi phối tính hướng sáng dương của cây

Câu 16 :

Điều nào sau đây đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?

  • A

    Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

  • B

    Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí

  • C

    Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 tự động khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

  • D

    Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 được vận chuyển chủ động qua bề mặt trao đổi khí

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nguyên tắc của quá trình hô hấp: Khuyếch tán khí từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

Lời giải chi tiết :

Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí

Câu 17 :

Tính hướng đất âm cùa thân và hướng đất dương của rễ, được sự chi phối chủ yếu của nhân tố nào sau đây?

  • A

    Kích tố sinh trưởng xitôkinin

  • B

    Chất kìm hãm sinh trưởng êtilen.

  • C

    Kích tố sinh trưởng auxin

  • D

    Kích tố sinh trưởng gibêrelin

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Rễ cây mẫn cảm với nhân tố này, khi nồng độ cao hơn kích thích sự sinh trưởng kéo dài tế bào.

Lời giải chi tiết :

Tính hướng đất âm cùa thân và hướng đất dương của rễ do kích tố sinh trưởng auxin phân bố khác nhau ở thân và rễ

Câu 18 :

Thuộc loại phản xạ có điều kiện là

  • A

    ánh sáng chói chiểu vào mắt, ta nheo mắt lại

  • B

    chuột túi mới sinh có thể tự bò vào túi mẹ

  • C

    nghe tiếng sấm nổ ta giật mình

  • D

    nghe gọi tên mình ta quay đầu về phía có tiếng gọi

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ví dụ D là phản xạ có điều kiện, ta phải nhớ tên mình, sau nhiều lần có người gọi tên ta và ta quay lại đã hình thành phản xạ khi nghe gọi tên mình ta quay đầu về phía có tiếng gọi

Câu 19 :

Dưới tác dụng ánh sáng, auxin phân bố như thế nào để thân cây hướng sáng dương?

  • A

    Phân bố đều quanh thân cây.

  • B

    Phân bố trên ngọn nhiều, giữa vừa.

  • C

    Phân bố nhiều ở phía ít ánh sáng, phân bố ít ở nơi được chiếu sáng.

  • D

    Phân bố ít ở phía ít được chiếu sáng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Auxin có tác dụng kích thích sự sinh trưởng dãn dài của tế bào.

Lời giải chi tiết :

Để thân cây hướng sáng dương, auxin phân bố nhiều ở phía ít ánh sáng, phân bố ít ở nơi được chiếu sáng. Khi đó phía ít ánh sáng sẽ phát triển nhanh hơn phía nhiều ánh sáng làm cơ quan cong về phía có ánh sáng.

Câu 20 :

Cá mập con nở trước thường ăn luôn các trứng chưa nở trong bụng mẹ. Đây là loại tập tính

  • A

    Ích kỷ

  • B

    Thứ bậc

  • C

    Vị tha

  • D

    Kiếm ăn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của từng loại tập tính trong 4 đáp án

Lời giải chi tiết :

Đây là loại tập tính ích kỷ, hi sinh quyền lợi, tính mạng của bầy đàn vì lợi ích sinh tồn của bản thân, trái ngược lại với tập tính vị tha.

Câu 21 :

Xung thần kinh được truyền qua xinap theo thứ tự?

  • A

    Chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp → màng trước xináp.

  • B

    Khe xináp → màng trước xináp → chuỳ xináp → màng sau xináp.

  • C

    Màng trước xináp → chuỳ xináp → khe xináp → màng sau xináp.

  • D

    Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự: Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.

Câu 22 :

Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước ?

  • A

    Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Khí khổng đóng và mở.

  • B

    Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

  • C

    Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại. Khí khổng đóng và mở.

  • D

    Sự đóng mở của lá cây trinh nữ. Khí khổng đóng và mở.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

Lời giải chi tiết :

Ứng động theo sức trương nước là ứng động không sinh trưởng: Sự đóng mở của lá cây trinh nữ. Khí khổng đóng và mở.

Câu 23 :

Tiêu hoá là:

  • A

    Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.

  • B

    Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

  • C

    Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể

  • D

    Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được.

Câu 24 :

Cơ quan nào dưới đây không được điều khiển bởi hệ thần kinh sinh dưỡng

  • A

    Cơ quan sinh sản

  • B

    Ruột non

  • C

    Bắp tay

  • D

    Dạ dày

Đáp án : C

Phương pháp giải :

HTK sinh dưỡng: điều khiển hoạt động của các cơ trơn trong nội quan, tự động, không có ý thức

Lời giải chi tiết :

Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động của nội quan, cơ trơn..những hoạt động không theo ý muốn nên không điều khiển hoạt động của bắp tay.

Câu 25 :

Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?

  • A

    Điều hòa huyết áp.

  • B

    Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.

  • C

    Điều hoà áp suất thẩm thấu.  

  • D

    Điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế điều hoà áp suất thẩm thấu

Câu 26 :

Bộ hàm và độ dài ruột ở động vật ăn tạp khác gì so với động vật ăn thịt?

  • A

    Răng nanh và răng hàm trước không sắc nhọn bằng và ruột dài hơn.

  • B

    Răng nanh và răng hàm trước sắc nhọn và ruột ngắn hơn.

  • C

    Răng nanh và răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột ngắn hơn.

  • D

    Răng nanh và răng trước hàm sắc nhọn hơn và ruột dài hơn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Động vật ăn tạp là loài lấy năng lượng để nuôi dưỡng sự sống từ nguồn thức ăn của cả thực vật và động vật.

Lời giải chi tiết :

Răng nanh và răng hàm trước không sắc nhọn bằng do ăn cả thực vật

Ruột dài hơn do cần tiêu hóa thức ăn thực vật.

Câu 27 :

Nguy cơ lớn nhất đối với các động vật hô hấp qua bề mặt cơ thể là

  • A

    Nhiệt độ cao

  • B

    Nhiệt độ thấp

  • C

    Độ ẩm không khí cao

  • D

    Độ ẩm không khí thấp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Giun đất, lưỡng cư hô hấp qua bề mặt cơ thể

Lời giải chi tiết :

Với động vật hô hấp qua bề mặt cơ thể, chúng cần bề mặt cơ thể luôn ẩm vậy nên độ ẩm môi trường thấp sẽ dễ làm bề mặt cơ thể chúng khô => không hô hấp được.

Câu 28 :

Làm thế nào để giảm và kiểm soát bệnh tăng huyết áp mà không cần đến thuốc?

  • A

    Giảm cân, vận động thể lực hạn chế căng thẳng

     

     

  • B

    Giảm luợng muối ăn hàng ngày ( < 6g NaCl)

  • C

    Hạn chế uống ruợu bia không hút thuốc lá

  • D

    Cả 3 phuơng án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bệnh tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến có nhiều biến chứng nguy hiểm, và hậu quả nghiêm trọng nhất là gây đột quỵ dẫn tới tử vong cho người bệnh

Lời giải chi tiết :

Để giảm và kiểm soát bệnh tăng huyết áp mà không cần đến thuốc ta cần: Giảm cân, vận động thể lực hạn chế căng thẳng; Giảm luợng muối ăn hàng ngày (<6g NaCl); hạn chế uống ruợu bia không hút thuốc lá, …

Câu 29 :

Cho các đặc điểm sau:

1. Máu (hỗn hợp máu + dịch mô) chỉ trong động mạch dưới áp lực thấp

2. Máu (hỗn hợp máu + dịch mô) không tiếp xúc trực tiếp với tế bào cơ thể

3. Máu (hỗn hợp máu + dịch mô) được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể

4. Tốc độ máu (hỗn hợp máu + dịch mô) chảy chậm

5. Tốc độ máu (hỗn hợp máu + dịch mô) chảy nhanh

Hệ tuần hoàn hở có bao nhiêu đặc điểm trên?

  • A

    1

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hệ tuần hoàn hở là máu được trộn lẫn với dịch mô sau khi thực hiện trao đổi chất mới quay trở lại mạch máu.

Lời giải chi tiết :

Các đặc điểm của hệ tuần hoàn hở là: 1, 3, 4

Câu 30 :

Đọc đoạn thông tin sau đây và trả lời câu hỏi?

Một số loài chó sói thường sống thành từng đàn, chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất định. Chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước, thức ăn còn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp. Ngoài ra, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết hoặc quá già yếu, con khỏe mạnh thứ hai sẽ lên thay thế.

Điều nào sau đây nói lên vai trò của tập tính xã hội và tập tính bảo vệ lãnh thổ của loài sói?

  • A

    Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng số con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn

  • B

    Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn

  • C

    Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng số con đực được phép sinh sản, đảm bảo tính đa dạng phong phú của loài

  • D

    Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con cái được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính thứ bậc trong đàn sói được thể hiện rõ trong kiếm ăn và sinh sản.

Lời giải chi tiết :

Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn.

close