Đề kiểm tra giữa kì 1 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Động lực chủ yếu của sự vận chuyển các chất trong mạch libe (mạch rây) là

  • A

    Sức hút của trọng lực.

  • B

    Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa các tế bào sản xuất và tiêu thụ saccaro.

  • C

    Sự chênh lệch nồng độ giữa các tế bào phần vỏ và phần ruột.

  • D

    Lực liên kết giữa dòng chất lỏng với thành mạch.

Câu 2 :

Cây lúa năng suất kinh tế là bộ phận nào?

  • A

    Hạt.

  • B

    Củ.

  • C

    Rễ.

  • D

    Rơm, rạ.

Câu 3 :

 Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.

  • B

    Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.

  • C

    Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.

  • D

    Cả A, B và C

Câu 4 :

Tiêu hoá là:

  • A

    Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.

  • B

    Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

  • C

    Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể

  • D

    Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được.

Câu 5 :

Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp

  • A

    Kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím

  • B

    Bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

  • C

    Lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím

  • D

    Nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.

Câu 6 :

Nội dung nào dưới đây về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình hô hấp ở thực vật là không đúng?

  • A

    Hô hấp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ do liên quan đến hoạt động xúc tác của enzyme

  • B

    Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ được biểu diễn bằng đường cong một đỉnh

  • C

    Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 10 – 15oC

  • D

    Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp biến thiên trong khoảng 30 – 35oC

Câu 7 :

Để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra, phải cần có điều kiện nào?

1. Các lực khử mạnh.

2. Được cấp năng lượng là ATP.

3. Có enzim nitrogenase xúc tác.

4. Thực hiện trong môi trường kị khí.

  • A

    1,2,3,4

  • B

    1,2.

  • C

    1,2.3

  • D

    2,3,4

Câu 8 :

Chu trình Canvin (chu trình C3) có ba giai đoạn. Trình tự của ba giai đoạn là:

  • A

    Khử - phục hồi chất nhận CO2 - tạo sản phẩm đầu liên.

  • B

    Tạo sản phẩm đầu tiên - khử - phục hồi chất nhận CO2.

  • C

    Tạo sản phẩm đầu tiên - phục hồi chất nhận CO2 - khử.

  • D

     Phục hồi chất nhận CO2 - khử - tạo sản phẩm đầu tiên (cacboxyl hóa).

Câu 9 :

Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và khí với môi trường bên ngoài, xảy ra qua.

  • A

    Hệ tuần hoàn kín

  • B

    Màng tế bào một cách trực tiếp

  • C

     Qua dịch mô quanh tế bào

  • D

    Hệ tuần hoàn hở

Câu 10 :

Chứng huyết áp cao biểu hiện khi

  • A

    Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài.

  • B

    Huyết áp cực đại lớn quá 170mmHg và kéo dài.

  • C

    Huyết áp cực đại lớn quá 110mmHg và kéo dài.

  • D

    Huyết áp cực đại lớn quá 120mmHg và kéo dài.

Câu 11 :

Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp là:

  • A

    Tăng diện tích lá.

  • B

    Tăng cường độ quang hợp.

  • C

    Tăng hệ số kinh tế

  • D

    Cả ba ý trên

Câu 12 :

Pha sáng của quang hợp được thực hiện bằng phản ứng

  • A

    kích thích của clorôphyl bới các phôton ánh sáng.

  • B

    quang phân li nước nhờ năng lượng hấp thụ từ các phôtôn này.

  • C

    quang hoá hình thành ATP và NADPH.

  • D

     Cả A, B và C đúng. 

Câu 13 :

Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng

  • A

    (-5 0C) - (5 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau

  • B

    (0 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

  • C

    (5 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau

  • D

    (10 0C) - (20 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

Câu 14 :

 Để xác định vai trò của nguyên tố sắt đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong

  • A

    Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có sắt.

  • B

    Chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.

  • C

    Chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.

  • D

    Dung dịch thiếu dinh dưỡng nhưng có sắt.

Câu 15 :

Diễn biến của hệ tuần hoàn đơn ở cá diễn ra theo trật tự nào?

  • A

    Tâm thất -> Động mạch mang ->Mao mạch mang -> Động mạch lưng -> mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.

  • B

    Tâm nhĩ -> Động mạch mang -> Mao mạch mang -> Động mạch lưng -> mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch ->Tâm thất.

  • C

    Tâm thất -> Động mạch lưng -> Động mạch mang -> Mao mạch mang -> Mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.

  • D

    Tâm thất -> Động mạch mang ->Mao mạch các cơ quan-> Động mạch lưng -> Mao mạch mang ->Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.

Câu 16 :

Khi tế bào khí khổng mất nước thì

  • A

    Thành mỏng hết căng làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.

  • B

    Thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại.

  • C

    Thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại.

  • D

    Thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại.

Câu 17 :

Trong các phát biểu sau :
(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.
(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
(5) Điều hòa không khí.
Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Câu 18 :

Chất nào dưới đây bị oxi hoá trong quá trình hô hấp sáng ở thực vật?

  • A
    Axit photpho glixeric.
  • B
    Điphotpho glixeric.
  • C
    Ribulozo điphotphat.
  • D
    Anđêhit photphoglixeric.
Câu 19 :

Khử nitrat là quá trình

  • A

    biến đổi NO3- thành NO2-.

  • B

    liên kết phân tử NH3 vào axit đicacboxilic

  • C

    chuyển hoá NO3- thành NH4+

  • D

    biến NO3 thành N2

Câu 20 :

Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng

  • A

    0,8 giây

  • B

    0,6 giây

  • C

    0,7 giây

  • D

    0,9 giây

Câu 21 :

Thoát hơi nước qua cutin chịu ảnh hưởng của?

  • A

    Tuổi lá

  • B

    Diện tích lá.

  • C

    Độ dày của cutin

  • D

    Cả A, B và C

Câu 22 :

Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 gồm?

1. Vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào

2. Vận chuyển O2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp

3. Vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào

4. Vận chuyển CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp

  • A

    1, 3

  • B

    1, 4

  • C

    2, 3

  • D

    2, 4

Câu 23 :

Ở nhóm thực vật CAM, quá trình tổng hợp các axit hữu cơ trong quá trình cố định CO2 xảy ra:

  • A

    Trong pha sáng

  • B

    Ban đêm

  • C

    Ban ngày

  • D

    Liên tục

Câu 24 :

Hoạt động nào giúp thông khí ở phổi cho loài lưỡng cư?

  • A

    Sự vận động của cơ hoành

  • B

    Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

  • C

    Không cần sự vận động, không khí vẫn lưu thông.

  • D

    Sự vận động  của các chi.

Câu 25 :

Sản phẩm của pha sáng gồm

  • A

    ADP, NADPH, O2

  • B

    ATP, NADPH, O2

  • C

    Cacbohiđrat, CO2

  • D

    ATP, NADPH

Câu 26 :

Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ?

  • A

    Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

  • B

    Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

  • C

    Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao.

  • D

    Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Câu 27 :

“....... (1)....... là quá trình ....(2).... các hợp chất hữa cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng ....(3).... cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể”.

(1), (2) và (3) lần lượt là

  • A

    quang hợp, tổng hợp, O2

  • B

    hô hấp, tổng hợp, năng lượng

  • C

    quang hợp, oxi hóa, năng lượng

  • D

    hô hấp, oxi hóa, năng lượng

Câu 28 :

Trong tự nhiên, nồng độ CO2  không khí là

  • A

    0,008%.  

  • B

    0,04%.       

  • C

    0,03%.   

  • D

    0,4%.

Câu 29 :

Ý nào sau đây không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?

  • A
    Giải phóng năng lượng dạng nhiệt. 
  • B
    Giải phóng năng lượng ATP.
  • C
    Tạo các sản phẩm trung gian. 
  • D
    Tổng hợp các chất hữu cơ.
Câu 30 :

Trong các phát biểu sau:

(1) Lách vào kẽ đất hút nước và ion khoáng cho cây.

(2) Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.

(3) Lách vào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được oxi để hô hấp.

(4) Tế bào kéo dài, lách vào các kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của lông hút?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 31 :

Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do:

  • A

    Làm cho cây nóng và héo lá

  • B

    Các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.

  • C

    Nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào làm cho tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.

  • D

    Thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lí hoá của keo đất.

Câu 32 :

Tại sao ở môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Vẹt, Đươc lại có thể lấy được nước?

  • A

    Do tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất và màng nội chất

  • B

    Do các loài này có bộ phận đặc biệt ở rễ, nhờ đó có thể lấy được nước

  • C

    Do màng tế bào rễ các loài này, có cấu trúc phù hợp với khả năng lấy được nước ở môi trường đất có nồng độ chất tan cao hơn so với tế bào lông hút.

  • D

    Do không bào của tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu lớn hơn cả nồng độ dịch đất.

Câu 33 :

Cây phát triển tốt nhất khi lượng nước hút vào:

  • A

    nhỏ hơn lượng nước thoát ra một ít

  • B

    lớn hơn lượng nước thoát ra một ít

  • C

    bằng lượng nước thoát ra

  • D

    bằng một nửa lượng nước thoát ra

Câu 34 :

Nhờ đặc điểm nào mà trong diện tích của lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng?

  • A

    Do số lượng lục lạp trong lá lớn.

  • B

    Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích tiếp xúc lên nhiều lần.

  • C

    Do lá có hình phiến mỏng, còn tế bào lá chứa lục lạp có hình khối.

  • D

    Do lục lạp được sản sinh liên tục trong tế bào lá.

Câu 35 :

Sự bắt và tiêu hóa côn trùng ở cây nắp ấm giống với quá trình

  • A

    tiêu hóa ở trùng đế giày

  • B

    tiêu hóa của thuỷ tức

  • C

    tiêu hóa ở động vật ăn thực vật

  • D

    tiêu hóa ở động vật ăn thịt

Câu 36 :

Các nếp gấp của niêm mạc ruột non, trên đó có các lông tuột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì?

  • A

    Làm tăng nhu động ruột.

  • B

    Làm tăng bề mặt hấp thụ.

  • C

    Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.

  • D

    Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.

Câu 37 :

Bộ hàm và độ dài ruột ở động vật ăn tạp khác gì so với động vật ăn thịt?

  • A

    Răng nanh và răng hàm trước không sắc nhọn bằng và ruột dài hơn.

  • B

    Răng nanh và răng hàm trước sắc nhọn và ruột ngắn hơn.

  • C

    Răng nanh và răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột ngắn hơn.

  • D

    Răng nanh và răng trước hàm sắc nhọn hơn và ruột dài hơn

Câu 38 :

Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim ?

  • A

    Động mạch dưới đòn

  • B

    Động mạch dưới cằm

  • C

    Động mạch vành

  • D

    Động mạch cảnh trong

Câu 39 :

Những lúc trời rét buốt, mạch máu dưới da co lại. Hiện tượng này nhằm mục đích gì?

  • A

    Tăng quá trình thải nhiệt.

  • B

    Tăng quá trình chuyển hoá sinh nhiệt.

  • C

    Giảm quá trình chuyển hoá sinh nhiệt.

  • D

    Giảm quá trình thải nhiệt.

Câu 40 :

Sử dụng đồng vị phóng xạ C14 trong CO2 để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật. Tiến hành 2 thí nghiệm với 2 chậu cây (hình bên):

Thí nghiệm 1: Chiếu sáng và cung cấp CO2 đầy đủ cho chậu cây. Sau 1 khoảng thời gian thì không chiếu sáng và cung cấp CO2 có chứa đồng vị phóng xạ C14 vào môi trường. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.

Thí nghiệm 2: Chiếu sáng và cung cấp CO2 mang đồng vị phóng xạ C14. Sau một thời gian thì ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng cho chậu cây. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.

Từ kết quả thu được ở 2 thí nghiệm trên, hãy cho biết 2 chất X, Y lần lượt là:

  • A
    APG; RiDP
  • B
    APG; AlPG 
  • C
    Axit pyruvic; Glucozo 
  • D
    ATP; Glucozo

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Động lực chủ yếu của sự vận chuyển các chất trong mạch libe (mạch rây) là

  • A

    Sức hút của trọng lực.

  • B

    Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa các tế bào sản xuất và tiêu thụ saccaro.

  • C

    Sự chênh lệch nồng độ giữa các tế bào phần vỏ và phần ruột.

  • D

    Lực liên kết giữa dòng chất lỏng với thành mạch.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mạch libe vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan tổng hợp (lá) tới các cơ quan dự trữ. Động lực chủ yếu của mạch libe là sự chênh lệch nồng độ giữa các tế bào sản xuất và tiêu thụ saccaro

Câu 2 :

Cây lúa năng suất kinh tế là bộ phận nào?

  • A

    Hạt.

  • B

    Củ.

  • C

    Rễ.

  • D

    Rơm, rạ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Năng suất kinh tế: là 1 phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong cơ quan chứa sản phẩm (hạt, quả, củ...) có giá trị kinh tế đối với con người

Lời giải chi tiết :

Cây lúa năng suất kinh tế là ở hạt

Câu 3 :

 Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.

  • B

    Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.

  • C

    Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.

  • D

    Cả A, B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A sai vì pH máu người trung bình dao động từ 7,35 đến 7,45

B sai vì giảm nồng độ CO2 thì pH máu tăng. 

C sai vì khi cơ thể vận động mạnh, pH máu giảm

Câu 4 :

Tiêu hoá là:

  • A

    Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.

  • B

    Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

  • C

    Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể

  • D

    Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được.

Câu 5 :

Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp

  • A

    Kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím

  • B

    Bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

  • C

    Lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím

  • D

    Nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin
Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.

Câu 6 :

Nội dung nào dưới đây về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình hô hấp ở thực vật là không đúng?

  • A

    Hô hấp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ do liên quan đến hoạt động xúc tác của enzyme

  • B

    Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ được biểu diễn bằng đường cong một đỉnh

  • C

    Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 10 – 15oC

  • D

    Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp biến thiên trong khoảng 30 – 35oC

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là C.

Nhiệt độ mà cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 0 – 10oC.

Câu 7 :

Để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra, phải cần có điều kiện nào?

1. Các lực khử mạnh.

2. Được cấp năng lượng là ATP.

3. Có enzim nitrogenase xúc tác.

4. Thực hiện trong môi trường kị khí.

  • A

    1,2,3,4

  • B

    1,2.

  • C

    1,2.3

  • D

    2,3,4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các điều kiện xảy ra quá trình cố định nitơ khí quyển gồm: được cung cấp ATP lực khử mạnh, enzyme nitrogenase , môi trường kị khí.

Câu 8 :

Chu trình Canvin (chu trình C3) có ba giai đoạn. Trình tự của ba giai đoạn là:

  • A

    Khử - phục hồi chất nhận CO2 - tạo sản phẩm đầu liên.

  • B

    Tạo sản phẩm đầu tiên - khử - phục hồi chất nhận CO2.

  • C

    Tạo sản phẩm đầu tiên - phục hồi chất nhận CO2 - khử.

  • D

     Phục hồi chất nhận CO2 - khử - tạo sản phẩm đầu tiên (cacboxyl hóa).

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chu trình Canvin (chu trình C3) có ba giai đoạn. Trình tự của ba giai đoạn là: Giai đoạn cố định CO2; Giai đoạn khử và Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu Rib – 1,5 diP (ribulozo- 1,5 diphosphat).

Câu 9 :

Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và khí với môi trường bên ngoài, xảy ra qua.

  • A

    Hệ tuần hoàn kín

  • B

    Màng tế bào một cách trực tiếp

  • C

     Qua dịch mô quanh tế bào

  • D

    Hệ tuần hoàn hở

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ở các cơ thể đơn bào và động vật bậc thấp trao đổi chất và khí được diễn ra qua bề mặt cơ thể một cách trực tiếp qua màng tế bào.

Câu 10 :

Chứng huyết áp cao biểu hiện khi

  • A

    Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài.

  • B

    Huyết áp cực đại lớn quá 170mmHg và kéo dài.

  • C

    Huyết áp cực đại lớn quá 110mmHg và kéo dài.

  • D

    Huyết áp cực đại lớn quá 120mmHg và kéo dài.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Huyết áp trung bình của người Việt Nam bình thường đã trưởng thành lúc nghỉ ngơi là khoảng 80 mmHg và 120 mmHg

Lời giải chi tiết :

Chứng huyết áp cao biểu hiện khi huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài.

Câu 11 :

Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp là:

  • A

    Tăng diện tích lá.

  • B

    Tăng cường độ quang hợp.

  • C

    Tăng hệ số kinh tế

  • D

    Cả ba ý trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cả A, B, C đều là biện pháp tăng năng suất cây trồng

Câu 12 :

Pha sáng của quang hợp được thực hiện bằng phản ứng

  • A

    kích thích của clorôphyl bới các phôton ánh sáng.

  • B

    quang phân li nước nhờ năng lượng hấp thụ từ các phôtôn này.

  • C

    quang hoá hình thành ATP và NADPH.

  • D

     Cả A, B và C đúng. 

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Pha sáng của quang hợp bao gồm 3 giai đoạn:

  1. Diệp lục bị kích thích bởi các photon ánh sáng.
  2. Quang phân ly nước
  3. Khử NADP+ thành NADPH.
Câu 13 :

Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng

  • A

    (-5 0C) - (5 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau

  • B

    (0 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

  • C

    (5 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau

  • D

    (10 0C) - (20 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ tối thiểu (0oC → 10oC): Là nhiệt độ mà cây bắt đầu của biểu hiện hô hấp

Câu 14 :

 Để xác định vai trò của nguyên tố sắt đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong

  • A

    Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có sắt.

  • B

    Chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.

  • C

    Chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.

  • D

    Dung dịch thiếu dinh dưỡng nhưng có sắt.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Người ta sẽ so sánh cây đối chứng bình thường với cây thiếu sắt

Lời giải chi tiết :

Để xác định vai trò của nguyên tố sắt đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong: Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có sắt.

Câu 15 :

Diễn biến của hệ tuần hoàn đơn ở cá diễn ra theo trật tự nào?

  • A

    Tâm thất -> Động mạch mang ->Mao mạch mang -> Động mạch lưng -> mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.

  • B

    Tâm nhĩ -> Động mạch mang -> Mao mạch mang -> Động mạch lưng -> mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch ->Tâm thất.

  • C

    Tâm thất -> Động mạch lưng -> Động mạch mang -> Mao mạch mang -> Mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.

  • D

    Tâm thất -> Động mạch mang ->Mao mạch các cơ quan-> Động mạch lưng -> Mao mạch mang ->Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn đơn ở cá diễn ra theo trật tự: Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

Câu 16 :

Khi tế bào khí khổng mất nước thì

  • A

    Thành mỏng hết căng làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.

  • B

    Thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại.

  • C

    Thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại.

  • D

    Thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.

Khi tế bào khí khổng no nước thì? - Khi tế bào khí khổng mất nước thì?

Câu 17 :

Trong các phát biểu sau :
(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.
(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
(5) Điều hòa không khí.
Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quang hợp có các vai trò (1), (2), (3), (5)
Quang hợp không có vai trò (4)

Câu 18 :

Chất nào dưới đây bị oxi hoá trong quá trình hô hấp sáng ở thực vật?

  • A
    Axit photpho glixeric.
  • B
    Điphotpho glixeric.
  • C
    Ribulozo điphotphat.
  • D
    Anđêhit photphoglixeric.

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Lời giải chi tiết :

Chất bị oxi hóa trong quá trình hô hấp là Ribulozo điphotphat

Câu 19 :

Khử nitrat là quá trình

  • A

    biến đổi NO3- thành NO2-.

  • B

    liên kết phân tử NH3 vào axit đicacboxilic

  • C

    chuyển hoá NO3- thành NH4+

  • D

    biến NO3 thành N2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong mô thực vật xảy ra quá trình khử nitrat là quá trình biến đổi nitrat → amoni (NO3thành NH4+)

Câu 20 :

Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng

  • A

    0,8 giây

  • B

    0,6 giây

  • C

    0,7 giây

  • D

    0,9 giây

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mỗi chu kỳ tim ở người  dài 0,8s trong đó tâm nhĩ co: 0,1s; tâm thất co : 0,3s; pha giãn chung: 0,4s

Câu 21 :

Thoát hơi nước qua cutin chịu ảnh hưởng của?

  • A

    Tuổi lá

  • B

    Diện tích lá.

  • C

    Độ dày của cutin

  • D

    Cả A, B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự thoát hơi nước qua cutin có vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh, phụ thuộc vào tuổi lá, diện tích lá; độ dày của cutin, …

Câu 22 :

Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 gồm?

1. Vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào

2. Vận chuyển O2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp

3. Vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào

4. Vận chuyển CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp

  • A

    1, 3

  • B

    1, 4

  • C

    2, 3

  • D

    2, 4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nguyên tắc của quá trình hô hấp: Khuyếch tán khí từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

Lời giải chi tiết :

Trong hô hấp trong, O2 được vận chuyển từ cơ quan hô hấp đến tế bào; CO2 được vận chuyển từ tế bào đến cơ quan hô hấp

Câu 23 :

Ở nhóm thực vật CAM, quá trình tổng hợp các axit hữu cơ trong quá trình cố định CO2 xảy ra:

  • A

    Trong pha sáng

  • B

    Ban đêm

  • C

    Ban ngày

  • D

    Liên tục

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ở nhóm thực vật CAM, sống trong điều kiện khắc nghiệt chỉ mở khí khổng vào ban đêm để lấy khí CO2, quá trình cố định CO2 được diễn ra, ban ngày cây thực hiện quá trình tổng hợp glucose.

Câu 24 :

Hoạt động nào giúp thông khí ở phổi cho loài lưỡng cư?

  • A

    Sự vận động của cơ hoành

  • B

    Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

  • C

    Không cần sự vận động, không khí vẫn lưu thông.

  • D

    Sự vận động  của các chi.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sự thông khí ở phổi lưỡng cư nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng.

Câu 25 :

Sản phẩm của pha sáng gồm

  • A

    ADP, NADPH, O2

  • B

    ATP, NADPH, O2

  • C

    Cacbohiđrat, CO2

  • D

    ATP, NADPH

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sản phẩm của pha sáng là O2, ATP, NADPH.

Câu 26 :

Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ?

  • A

    Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

  • B

    Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

  • C

    Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao.

  • D

    Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các ion khoáng đi vào rễ theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp, không phải từ thấp đến cao.

Câu 27 :

“....... (1)....... là quá trình ....(2).... các hợp chất hữa cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng ....(3).... cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể”.

(1), (2) và (3) lần lượt là

  • A

    quang hợp, tổng hợp, O2

  • B

    hô hấp, tổng hợp, năng lượng

  • C

    quang hợp, oxi hóa, năng lượng

  • D

    hô hấp, oxi hóa, năng lượng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữa cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể”.

Câu 28 :

Trong tự nhiên, nồng độ CO2  không khí là

  • A

    0,008%.  

  • B

    0,04%.       

  • C

    0,03%.   

  • D

    0,4%.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong tự nhiên, nồng độ CO2 trung bình là 0,03%.

Câu 29 :

Ý nào sau đây không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?

  • A
    Giải phóng năng lượng dạng nhiệt. 
  • B
    Giải phóng năng lượng ATP.
  • C
    Tạo các sản phẩm trung gian. 
  • D
    Tổng hợp các chất hữu cơ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hô hấp ở thực vật không có vai trò tổng hợp các chất hữu cơ.

Câu 30 :

Trong các phát biểu sau:

(1) Lách vào kẽ đất hút nước và ion khoáng cho cây.

(2) Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.

(3) Lách vào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được oxi để hô hấp.

(4) Tế bào kéo dài, lách vào các kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của lông hút?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cây hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu qua lông hút

Lời giải chi tiết :

Lông hút có chức năng: lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.

Câu 31 :

Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do:

  • A

    Làm cho cây nóng và héo lá

  • B

    Các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.

  • C

    Nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào làm cho tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.

  • D

    Thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lí hoá của keo đất.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sau khi bón phân, nồng độ chất tan trong dung dịch đất tăng lên

Lời giải chi tiết :

Nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.

Câu 32 :

Tại sao ở môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Vẹt, Đươc lại có thể lấy được nước?

  • A

    Do tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất và màng nội chất

  • B

    Do các loài này có bộ phận đặc biệt ở rễ, nhờ đó có thể lấy được nước

  • C

    Do màng tế bào rễ các loài này, có cấu trúc phù hợp với khả năng lấy được nước ở môi trường đất có nồng độ chất tan cao hơn so với tế bào lông hút.

  • D

    Do không bào của tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu lớn hơn cả nồng độ dịch đất.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nồng độ dịch bào của cây chịu mặn cao hơn nồng độ dịch đất

Lời giải chi tiết :

Không bào trong tế bào lông hút ở các loài cây chịu mặn, có áp suất thẩm thấu rất lớn (nồng độ dịch bào rất cao), hơn cả dịch đất.

Câu 33 :

Cây phát triển tốt nhất khi lượng nước hút vào:

  • A

    nhỏ hơn lượng nước thoát ra một ít

  • B

    lớn hơn lượng nước thoát ra một ít

  • C

    bằng lượng nước thoát ra

  • D

    bằng một nửa lượng nước thoát ra

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi lượng nước hút vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra một ít ( cây hơi thiếu nước ) thì cây phát triển tốt nhất do lực hút do thoát hơi nước lớn, các quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh,..

Câu 34 :

Nhờ đặc điểm nào mà trong diện tích của lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng?

  • A

    Do số lượng lục lạp trong lá lớn.

  • B

    Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích tiếp xúc lên nhiều lần.

  • C

    Do lá có hình phiến mỏng, còn tế bào lá chứa lục lạp có hình khối.

  • D

    Do lục lạp được sản sinh liên tục trong tế bào lá.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Số lượng lục lạp trong tế bào rất khác nhau các loài thực vật khác nhau. Đối với tảo mỗi tế bào có khi chỉ có một lục lạp. Đối với thực vật bậc cao, mỗi tế bào của mô đồng hóa có thể có từ 20 đến 100 lục lạp. Ở lá thầu dầu, 1mm2 có từ 3.107 - 5.107 lục lạp. Nếu đem cộng diện tích lục lạp lại, sẽ có diện tích tổng số lục lạp lớn hơn diện tích lá.

Câu 35 :

Sự bắt và tiêu hóa côn trùng ở cây nắp ấm giống với quá trình

  • A

    tiêu hóa ở trùng đế giày

  • B

    tiêu hóa của thuỷ tức

  • C

    tiêu hóa ở động vật ăn thực vật

  • D

    tiêu hóa ở động vật ăn thịt

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cây nắp ấm tiết enzyme tiêu hoá con mồi sau đó hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Lời giải chi tiết :

Sự bắt và tiêu hóa côn trùng ở cây nắp ấm giống vài quá trình tiêu hoá của thuỷ tức.

Câu 36 :

Các nếp gấp của niêm mạc ruột non, trên đó có các lông tuột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì?

  • A

    Làm tăng nhu động ruột.

  • B

    Làm tăng bề mặt hấp thụ.

  • C

    Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.

  • D

    Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ruột non có chức năng tiêu hóa hóa học và hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Lời giải chi tiết :

Các nếp gấp của niêm mạc ruột non và các lông ruột cực nhỏ làm tăng bề mặt tiếp xúc với thức ăn, hấp thụ thức ăn hiệu quả.

Câu 37 :

Bộ hàm và độ dài ruột ở động vật ăn tạp khác gì so với động vật ăn thịt?

  • A

    Răng nanh và răng hàm trước không sắc nhọn bằng và ruột dài hơn.

  • B

    Răng nanh và răng hàm trước sắc nhọn và ruột ngắn hơn.

  • C

    Răng nanh và răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột ngắn hơn.

  • D

    Răng nanh và răng trước hàm sắc nhọn hơn và ruột dài hơn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Động vật ăn tạp là loài lấy năng lượng để nuôi dưỡng sự sống từ nguồn thức ăn của cả thực vật và động vật.

Lời giải chi tiết :

Răng nanh và răng hàm trước không sắc nhọn bằng do ăn cả thực vật

Ruột dài hơn do cần tiêu hóa thức ăn thực vật.

Câu 38 :

Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim ?

  • A

    Động mạch dưới đòn

  • B

    Động mạch dưới cằm

  • C

    Động mạch vành

  • D

    Động mạch cảnh trong

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tim được nuôi dưỡng bởi một động mạch riêng, độc lập, không có sự tiếp nối các bộ phận hay cơ quan khác trong cơ thể.

Lời giải chi tiết :

Động mạch vành mang máu đi nuôi tim

Câu 39 :

Những lúc trời rét buốt, mạch máu dưới da co lại. Hiện tượng này nhằm mục đích gì?

  • A

    Tăng quá trình thải nhiệt.

  • B

    Tăng quá trình chuyển hoá sinh nhiệt.

  • C

    Giảm quá trình chuyển hoá sinh nhiệt.

  • D

    Giảm quá trình thải nhiệt.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các hoạt động tế bào có liên hệ trực tiếp với trao đổi chất giữa tế bào và hệ tuần hoàn

Lời giải chi tiết :

Những lúc trời rét buốt, (khi nhiệt độ giảm) mạch máu dưới da co lại để giảm quá trình thải nhiệt.

Câu 40 :

Sử dụng đồng vị phóng xạ C14 trong CO2 để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật. Tiến hành 2 thí nghiệm với 2 chậu cây (hình bên):

Thí nghiệm 1: Chiếu sáng và cung cấp CO2 đầy đủ cho chậu cây. Sau 1 khoảng thời gian thì không chiếu sáng và cung cấp CO2 có chứa đồng vị phóng xạ C14 vào môi trường. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.

Thí nghiệm 2: Chiếu sáng và cung cấp CO2 mang đồng vị phóng xạ C14. Sau một thời gian thì ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng cho chậu cây. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.

Từ kết quả thu được ở 2 thí nghiệm trên, hãy cho biết 2 chất X, Y lần lượt là:

  • A
    APG; RiDP
  • B
    APG; AlPG 
  • C
    Axit pyruvic; Glucozo 
  • D
    ATP; Glucozo

Đáp án : A

Phương pháp giải :

RiDP + CO2 → APG

APG → AlPG (+ATP) → RiDP

Lời giải chi tiết :

- Thí nghiệm 1:

+ Cung cấp đủ CO2 nên enzim Rubisco vẫn xúc tác RiDP kết hợp với CO2 tạo APG. Do CO2 mang đồng vị phóng xạ C14 nên APG mang tín hiệu phóng xạ.

+ Khi tắt ánh sáng thì pha sáng không diễn ra nên không tạo ra ATP và NADPH, không có lực khử cung cấp cho quá trình tái tạo RiDP từ APG. Chỉ có APG mang tín hiệu phóng xạ → X là APG

- Thí nghiệm 2:

+ Không có CO2 nên APG không được tạo ra từ RiDP.

+ Có ánh sáng, pha sáng diễn ra bình thường tạo ATP, NADPH cung cấp lực khử cho quá trình tái tạo RiDP từ APG. Nồng độ APG giảm dần, RiDP tăng dần.

→ Y là RiDP

close