Đề kiểm tra giữa kì 1 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Nhóm động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?

  • A

    Chim  

  • B

    Động vật đa bào cơ thể nhỏ dẹp

  • C

    Động vật đơn bào

  • D

    Cả B và C

Câu 2 :

Nhóm nào sau đây chỉ có hình thức tiêu hóa nội bào 

  • A

    Động vật không xương sống

  • B

    Động vật có xương sống

  • C

    Động vật đơn bào

  • D

    Động vật đa bào

Câu 3 :

Tính tự động của tim

  • A

    Là khả năng co dãn tự động theo chu kì.

  • B

    Là khả năng hoạt động của hệ dẫn truyền tim.

  • C

    Là khả năng hoạt động của hệ thần kinh tim.

  • D

    Là khả năng tự cung cấp đầy đủ ôxi, chất dinh dưỡng.

Câu 4 :

Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp (tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là

  • A

    Quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.

  • B

    Cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.

  • C

    Có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây

  • D

    Xác định được cường độ quang hợp của cây.

Câu 5 :

Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

  • A

    Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

  • B

    Làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể.

  • C

    Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh.

  • D

    Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

Câu 6 :

Hô hấp ở động vật là:

  • A

    Quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.

  • B

    Là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng

  • C

    Là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxy hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời giải phóng CO2 ra ngoài

  • D

    Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 cung cấp cho các quá trình oxy hóa các chất trong tế bào

Câu 7 :

Loại tế bào nào sau đây cấu tạo nên mạch gỗ:

  • A

    Ống rây và tế bào kèm

  • B

    Quản bào và tế bào kèm

  • C

    Ống rây và quản bào

  • D

    Quản bào và mạch ống

Câu 8 :

Cutin – Wikipedia tiếng Việt

Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là

  • A

    vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

  • B

    vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

  • C

    vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

  • D

    vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu 9 :

Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc chủ yếu vào

  • A

    Gradien nồng độ chất tan

  • B

    Hiệu điện thế màng

  • C

    Trao đổi chất của tế bào

  • D

    Cung cấp năng lượng

Câu 10 :

Hô hấp là quá trình

  • A

    Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể

  • B

    Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

  • C

    Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và O2, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

  • D

    Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 11 :

Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?

  • A

    Trong ống tiêu hoá của người có ruột non.

  • B

    Trong ống tiêu hoá của người có thực quản.

  • C

    Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày.

  • D

    Trong ống tiêu hoá của người có diều.

Câu 12 :

Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ:

  • A

    Dòng máu chảy liên tục

  • B

    Sự va đẩy của các tế bào máu

  • C

    Co bóp của mạch.

  • D

    Năng lượng co tim.

Câu 13 :

Khi cá hít vào, diễn biến nào dưới đây đúng?

  • A

    Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở

  • B

    Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng.

  • C

    Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.

  • D

    Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.

Câu 14 :

Nguyên nhân dẫn đến tế bào khí khổng cong lại khi trương nước là

  • A

    tốc độ di chỉ các chất qua màng tế bào khí khổng không đều nhau

  • B

    màng tế bào khí khổng có tính thấm chọn lọc

  • C

    áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng luôn thay đổi

  • D

    mép ngoài và mép trong của tế bào khí khổng có độ dày khác nhau

Câu 15 :

Để đảm bảo sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào trong cơ thể:

  • A

    Máu phải chảy rất chậm trong tĩnh mạch.

  • B

    Máu phải chảy rất nhanh trong động mạch.

  • C

    Máu phải chảy rất chậm trong mao mạch.

  • D

    Tim phải cho bóp theo chu kì.

Câu 16 :

Về bản chất, pha sáng của quang hợp là

  • A

    Quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

  • B

    Quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

  • C

    Quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

  • D

    Khử nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

Câu 17 :

Điều nào sau đây đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?

  • A

    Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

  • B

    Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí

  • C

    Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 tự động khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

  • D

    Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 được vận chuyển chủ động qua bề mặt trao đổi khí

Câu 18 :

Môi trường trong cơ thể tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích và truyền đến bộ phận điều khiển được gọi là:

  • A

    Liên hệ ngược.

  • B

    Vòng tuần hoàn.

  • C

    Hệ nội tiết.

  • D

    Môi trường nội môi.

Câu 19 :

Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là

  • A

    Xanh lục và vàng

  • B

    Vàng và xanh tím

  • C

    Xanh lá và đỏ

  • D

    Đỏ và xanh tím

Câu 20 :

Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm nào?

  • A

    Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ, cần năng lượng.

  • B

    Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ, không cần năng lượng.

  • C

    Chất tan đi từ nơi từ nơi có nồng độ cao, sang môi trường có nồng độ thấp là tế bào rễ.

  • D

    Dù môi trường đất có nồng độ cao hay thấp so với tế bào lông hút, nhưng nếu là ion cần thiết, đều được tế bào lông hút lấy vào.

Câu 21 :

Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?

  • A

    Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.

  • B

    Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.

  • C

    Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.

  • D

    Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học

Câu 22 :

Carôtenôit có nhiều trong mẫu vật nào sau đây?

  • A
    Củ khoai mì
  • B
    Lá xà lách
  • C
    Lá xanh
  • D
    Củ cà rốt.
Câu 23 :

Hình vẽ bên mô tả dạ dày của một nhóm động vật ăn cỏ. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Đây là loại dạ dày 4 ngăn đặc trưng cho tất cả các loài động vật ăn cỏ.

II. Dạ cỏ là nơi có VSV sống cộng sinh giúp tiêu hoá thức ăn xenluloz

III. Dạ lá sách là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.

IV. Dạ múi khế là nơi có enzyme pepsin và HCl giúp phân giải protein từ cỏ và vi sinh vật.

  • A
    1
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    2
Câu 24 :

Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm gì để được gọi là hở ?

  • A

    Vì tốc độ máu chảy chậm.

  • B

    Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.

  • C

    Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối

  • D

    Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu.

Câu 25 :

Nhiệt độ tối đa cho hô hấp ở trong khoảng

  • A

    35oC - 40oC

  • B

    40oC - 45oC

  • C

    30oC - 35oC

  • D

    45oC - 50oC

Câu 26 :

Ở sâu bọ, hoạt động trao đổi khí được thực hiện qua:

  • A

    Bề mặt cơ thể 

  • B

    Hệ thống ống khí

  • C

    Màng tế bào

  • D

    Phổi

Câu 27 :

Một học sinh đã chỉ ra các hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây như sau:

1. Gây độc hại đối với cây.

2. Gây ô nhiễm môi trường.

3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết.

4. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.

Tổ hợp ý đúng là

  • A
    1, 2, 3, 4.
  • B
    1, 2, 3.
  • C
    1, 2.
  • D
    1, 2, 4.
Câu 28 :

Sản phẩm của pha sáng là:

  • A

    H2O, O2, ATP

  • B

    H2O, ATP, NADPH

  • C

    O2, ATP, NADPH

  • D

    ATP, NADPH, APG.

Câu 29 :

Ý nào sau đây không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?

  • A
    Giải phóng năng lượng dạng nhiệt. 
  • B
    Giải phóng năng lượng ATP.
  • C
    Tạo các sản phẩm trung gian. 
  • D
    Tổng hợp các chất hữu cơ.
Câu 30 :

Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được?

  • A

    nitơ vô cơ trong các muối khoáng, nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất) và cây hấp thụ được là nitơ khoáng (NH4+ và NO3-)

  • B

    nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất) và cây hấp thụ được là nitơ ở dạng khử NH4+

  • C

    nitơ vô cơ trong các muối khoáng (có trong đất) và cây hấp thu được là nitơ khoáng (NH3 và NO3)

  • D

    nitơ vô cơ trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (xác thực vật, động vật và vi sinh vật)

Câu 31 :

Phát biểu nào dưới đây đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?

  • A

    Ứ giọt xuất hiện ở mọi loài thực vật.

  • B

    Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.

  • C

    Ứ giọt xảy ra khi nhiệt độ không khí tương đối thấp.

  • D

    Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.

Câu 32 :

Tất cả các ion khoáng đi vào cơ thể thực vật luôn phải đi qua màng sinh chất của loại tế bào nào sau đây?

  • A
    Tế bào nội bì 
  • B
    Tế bào mạch rây
  • C
    Tế bào khí khổng
  • D
    Tế bào biểu bì lá
Câu 33 :

Mạch rây được cấu tạo từ các tế bào sống có bao nhiêu vai trò sau đây?

1. Tạo dòng di chuyển chậm của các chất.

2. Dễ dàng kiểm soát, phân phối các chất.

3. Các tế bào này sẽ không hút nước và ion khoáng của những tế bào bên cạnh.

4. Bảo vệ ống dẫn trước áp lực sinh ra do lực hút từ sự thoát hơi nước ở lá.

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    1

  • D

    2

Câu 34 :

Để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá người ta tiến hành làm các thao tác như sau:

(1) dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 tấm kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín

(2) Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giây chuyển màu từ xanh da trời sang hồng

(3) Dùng 2 miếng giấy lọc có tẩm coban clorua đã sấy khô (màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá

(4) so sánh diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt duới của lá trong cùng thời gian,

Các thao tác tiến hành theo trình tự đúng là:

  • A
    (3)→(1)→(2)→(4)
  • B
    (1)→(2)→(3)→(4)
  • C
    (2)→(3)→(1)→(4) 
  • D
    (3)→(2)→(1)→(4)
Câu 35 :

 Đặc điểm giống nhau chủ yếu ở thực vật C3 và thực vật C4 là:

  • A

    Đều tổng hợp glucozo theo chu trình Calvin

  • B

    Đều sử dụng chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP 

  • C

    Đều có quá trình hô hấp sáng rất mạnh

  • D

    Đều chỉ có 1 loại lục lạp.

Câu 36 :

Tại sao ruột của thú ăn thịt ngắn hơn ruột của thú ăn thực vật ?

  • A
    Vì thức ăn của thú ăn thịt giàu các chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa hơn.
  • B
    Vì thức ăn của thú ăn thịt nghèo các chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa hơn
  • C
    Vì thức ăn của thú ăn thịt giàu các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn
  • D
    Vì thức ăn của thú ăn thịt nghèo các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn
Câu 37 :

Nguy cơ lớn nhất đối với các động vật hô hấp qua bề mặt cơ thể là

  • A

    Nhiệt độ cao

  • B

    Nhiệt độ thấp

  • C

    Độ ẩm không khí cao

  • D

    Độ ẩm không khí thấp

Câu 38 :

Hoạt động của cơ tim khác biệt gì so với hoạt động của cơ vân?

  • A

    Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.

  • B

     Hoạt động tự động.

  • C

    Hoạt động theo chu kì

  • D

    Cả A, B và C.

Câu 39 :

Những lúc trời rét buốt, mạch máu dưới da co lại. Hiện tượng này nhằm mục đích gì?

  • A

    Tăng quá trình thải nhiệt.

  • B

    Tăng quá trình chuyển hoá sinh nhiệt.

  • C

    Giảm quá trình chuyển hoá sinh nhiệt.

  • D

    Giảm quá trình thải nhiệt.

Câu 40 :

Tim chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm như thế nào?

  • A

    Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.

  • B

    Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và giảm sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và tăng co tim.

  • C

    Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và giảm sức co tim. Dây đối giao cảm làm tăng nhịp và sức co tim.

  • D

    Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm tăng nhịp và giảm sức co tim.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhóm động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?

  • A

    Chim  

  • B

    Động vật đa bào cơ thể nhỏ dẹp

  • C

    Động vật đơn bào

  • D

    Cả B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Động vật đa bào có cơ thể nhỏ dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn và các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.

Câu 2 :

Nhóm nào sau đây chỉ có hình thức tiêu hóa nội bào 

  • A

    Động vật không xương sống

  • B

    Động vật có xương sống

  • C

    Động vật đơn bào

  • D

    Động vật đa bào

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa chỉ có tiêu hóa nội bào

Lời giải chi tiết :

Các động vật đơn bào chỉ có hình thức tiêu hóa nội bào vì chúng không có cơ quan tiêu hóa.

Câu 3 :

Tính tự động của tim

  • A

    Là khả năng co dãn tự động theo chu kì.

  • B

    Là khả năng hoạt động của hệ dẫn truyền tim.

  • C

    Là khả năng hoạt động của hệ thần kinh tim.

  • D

    Là khả năng tự cung cấp đầy đủ ôxi, chất dinh dưỡng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim.

Câu 4 :

Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp (tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là

  • A

    Quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.

  • B

    Cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.

  • C

    Có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây

  • D

    Xác định được cường độ quang hợp của cây.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhờ hệ số hô hấp ngoài việc biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất nào còn qua đó có thể đánh giá tình trạng hô hấp của cây. Giúp đưa ra các quyết định, biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng

Câu 5 :

Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

  • A

    Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

  • B

    Làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể.

  • C

    Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh.

  • D

    Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.

Lời giải chi tiết :

Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

Câu 6 :

Hô hấp ở động vật là:

  • A

    Quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.

  • B

    Là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng

  • C

    Là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxy hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời giải phóng CO2 ra ngoài

  • D

    Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 cung cấp cho các quá trình oxy hóa các chất trong tế bào

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.

Câu 7 :

Loại tế bào nào sau đây cấu tạo nên mạch gỗ:

  • A

    Ống rây và tế bào kèm

  • B

    Quản bào và tế bào kèm

  • C

    Ống rây và quản bào

  • D

    Quản bào và mạch ống

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống

Câu 8 :

Cutin – Wikipedia tiếng Việt

Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là

  • A

    vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

  • B

    vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

  • C

    vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

  • D

    vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh mà phụ thuộc vào từng loại cây và độ tuổi sinh lý của lá cây (lá non có lớp cutin mỏng hơn lá già)

Câu 9 :

Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc chủ yếu vào

  • A

    Gradien nồng độ chất tan

  • B

    Hiệu điện thế màng

  • C

    Trao đổi chất của tế bào

  • D

    Cung cấp năng lượng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự hút khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng được cung cấp

Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP. 

Bài 11 - VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT ( tiếp theo )

Câu 10 :

Hô hấp là quá trình

  • A

    Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể

  • B

    Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

  • C

    Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và O2, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

  • D

    Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học của của tế bào sống, trong đó các phân tử hữu cơ bị oxi hóa đến CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng và một phần năng lượng đó được tích luỹ trong ATP.

Câu 11 :

Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?

  • A

    Trong ống tiêu hoá của người có ruột non.

  • B

    Trong ống tiêu hoá của người có thực quản.

  • C

    Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày.

  • D

    Trong ống tiêu hoá của người có diều.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ống tiêu hóa ở người giống với ống tiêu hóa của thú.

Lời giải chi tiết :

Diều không có ở thú.

Câu 12 :

Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ:

  • A

    Dòng máu chảy liên tục

  • B

    Sự va đẩy của các tế bào máu

  • C

    Co bóp của mạch.

  • D

    Năng lượng co tim.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ sự co bop của tim.

Câu 13 :

Khi cá hít vào, diễn biến nào dưới đây đúng?

  • A

    Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở

  • B

    Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng.

  • C

    Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.

  • D

    Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cá hít vào: miệng cá mở → nắp mang đóng lại → thể tích khoang miệng tăng, áp suất giảm  →  nước tràn vào khoang miệng mang theo O2

Câu 14 :

Nguyên nhân dẫn đến tế bào khí khổng cong lại khi trương nước là

  • A

    tốc độ di chỉ các chất qua màng tế bào khí khổng không đều nhau

  • B

    màng tế bào khí khổng có tính thấm chọn lọc

  • C

    áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng luôn thay đổi

  • D

    mép ngoài và mép trong của tế bào khí khổng có độ dày khác nhau

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thành bên trong của tế bào dày hơn thành bên ngoài của tế bào dẫn đến tế bào khí khổng cong lại khi trương nước.

Câu 15 :

Để đảm bảo sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào trong cơ thể:

  • A

    Máu phải chảy rất chậm trong tĩnh mạch.

  • B

    Máu phải chảy rất nhanh trong động mạch.

  • C

    Máu phải chảy rất chậm trong mao mạch.

  • D

    Tim phải cho bóp theo chu kì.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để đảm bảo sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào trong cơ thể máu phải chảy rất chậm trong mao mạch.

Câu 16 :

Về bản chất, pha sáng của quang hợp là

  • A

    Quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

  • B

    Quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

  • C

    Quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

  • D

    Khử nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Pha sáng của quang hợp là quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

Câu 17 :

Điều nào sau đây đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?

  • A

    Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

  • B

    Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí

  • C

    Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 tự động khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

  • D

    Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 được vận chuyển chủ động qua bề mặt trao đổi khí

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nguyên tắc của quá trình hô hấp: Khuyếch tán khí từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

Lời giải chi tiết :

Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí

Câu 18 :

Môi trường trong cơ thể tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích và truyền đến bộ phận điều khiển được gọi là:

  • A

    Liên hệ ngược.

  • B

    Vòng tuần hoàn.

  • C

    Hệ nội tiết.

  • D

    Môi trường nội môi.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Môi trường trong cơ thể tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích và truyền đến bộ phận điều khiển được gọi là: Liên hệ ngược.

Câu 19 :

Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là

  • A

    Xanh lục và vàng

  • B

    Vàng và xanh tím

  • C

    Xanh lá và đỏ

  • D

    Đỏ và xanh tím

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là ánh sáng đỏ và xanh tím.

Câu 20 :

Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm nào?

  • A

    Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ, cần năng lượng.

  • B

    Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ, không cần năng lượng.

  • C

    Chất tan đi từ nơi từ nơi có nồng độ cao, sang môi trường có nồng độ thấp là tế bào rễ.

  • D

    Dù môi trường đất có nồng độ cao hay thấp so với tế bào lông hút, nhưng nếu là ion cần thiết, đều được tế bào lông hút lấy vào.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm: Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao, cần được cung câp năng lượng,

Câu 21 :

Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?

  • A

    Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.

  • B

    Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.

  • C

    Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.

  • D

    Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ở ruột già không có tiêu hoá cơ học và tiêu hóa hoá học yếu. Ruột già có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn, cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân.

Câu 22 :

Carôtenôit có nhiều trong mẫu vật nào sau đây?

  • A
    Củ khoai mì
  • B
    Lá xà lách
  • C
    Lá xanh
  • D
    Củ cà rốt.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Carôtenôit có nhiều trong củ carot.

Câu 23 :

Hình vẽ bên mô tả dạ dày của một nhóm động vật ăn cỏ. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Đây là loại dạ dày 4 ngăn đặc trưng cho tất cả các loài động vật ăn cỏ.

II. Dạ cỏ là nơi có VSV sống cộng sinh giúp tiêu hoá thức ăn xenluloz

III. Dạ lá sách là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.

IV. Dạ múi khế là nơi có enzyme pepsin và HCl giúp phân giải protein từ cỏ và vi sinh vật.

  • A
    1
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    2

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

sai, chỉ những loài nhai lại mới có dạ dày 4 ngăn.

II đúng

III sai, dạ tổ ong là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.

IV đúng.

Câu 24 :

Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm gì để được gọi là hở ?

  • A

    Vì tốc độ máu chảy chậm.

  • B

    Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.

  • C

    Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối

  • D

    Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn mà máu từ động mạch đổ vào xoang cơ thể sau đó mới trở lại tĩnh mạch, không có mao mạch (không có mạch nối)

Câu 25 :

Nhiệt độ tối đa cho hô hấp ở trong khoảng

  • A

    35oC - 40oC

  • B

    40oC - 45oC

  • C

    30oC - 35oC

  • D

    45oC - 50oC

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ tối đa (40oC → 45oC), ở nhiệt độ quá cao thì protein bị biến tính, cấu trúc của nguyên sinh chất bị phá hủy, cây chết.

Câu 26 :

Ở sâu bọ, hoạt động trao đổi khí được thực hiện qua:

  • A

    Bề mặt cơ thể 

  • B

    Hệ thống ống khí

  • C

    Màng tế bào

  • D

    Phổi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí

Câu 27 :

Một học sinh đã chỉ ra các hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây như sau:

1. Gây độc hại đối với cây.

2. Gây ô nhiễm môi trường.

3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết.

4. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.

Tổ hợp ý đúng là

  • A
    1, 2, 3, 4.
  • B
    1, 2, 3.
  • C
    1, 2.
  • D
    1, 2, 4.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bón phân hóa học cao quá mức cần thiết cho cây sẽ gây ra:

1. Gây độc hại đối với cây.

2. Gây ô nhiễm môi trường.

4. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.

Câu 28 :

Sản phẩm của pha sáng là:

  • A

    H2O, O2, ATP

  • B

    H2O, ATP, NADPH

  • C

    O2, ATP, NADPH

  • D

    ATP, NADPH, APG.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sản phẩm của pha sáng là O2, ATP, NADPH.

Câu 29 :

Ý nào sau đây không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?

  • A
    Giải phóng năng lượng dạng nhiệt. 
  • B
    Giải phóng năng lượng ATP.
  • C
    Tạo các sản phẩm trung gian. 
  • D
    Tổng hợp các chất hữu cơ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hô hấp ở thực vật không có vai trò tổng hợp các chất hữu cơ.

Câu 30 :

Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được?

  • A

    nitơ vô cơ trong các muối khoáng, nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất) và cây hấp thụ được là nitơ khoáng (NH4+ và NO3-)

  • B

    nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất) và cây hấp thụ được là nitơ ở dạng khử NH4+

  • C

    nitơ vô cơ trong các muối khoáng (có trong đất) và cây hấp thu được là nitơ khoáng (NH3 và NO3)

  • D

    nitơ vô cơ trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (xác thực vật, động vật và vi sinh vật)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phát biểu đúng là A

Các ý B, C, D đều thiếu

Câu 31 :

Phát biểu nào dưới đây đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?

  • A

    Ứ giọt xuất hiện ở mọi loài thực vật.

  • B

    Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.

  • C

    Ứ giọt xảy ra khi nhiệt độ không khí tương đối thấp.

  • D

    Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Qua những đêm ẩm ướt vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá (đặc biệt, thường thấy ở lá cây một lá mầm) → hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt.

Lời giải chi tiết :

Ý A sai vì Ứ giọt xuất hiện ở một số loài thực vật (cây thân thảo).

Ý C sai vì Hiện tượng ứ giọt là khi không khí bão hòa hơi nước

Ý D sai vì Ứ giọt là những giọt nước được hình thành ở đầu tận cùng của lá chứ không phải là nhựa cây.

Câu 32 :

Tất cả các ion khoáng đi vào cơ thể thực vật luôn phải đi qua màng sinh chất của loại tế bào nào sau đây?

  • A
    Tế bào nội bì 
  • B
    Tế bào mạch rây
  • C
    Tế bào khí khổng
  • D
    Tế bào biểu bì lá

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hình sau: 

Lời giải chi tiết :

Tất cả các ion khoáng đi vào cơ thể thực vật luôn phải đi qua màng sinh chất của tế bào nội bì

Câu 33 :

Mạch rây được cấu tạo từ các tế bào sống có bao nhiêu vai trò sau đây?

1. Tạo dòng di chuyển chậm của các chất.

2. Dễ dàng kiểm soát, phân phối các chất.

3. Các tế bào này sẽ không hút nước và ion khoáng của những tế bào bên cạnh.

4. Bảo vệ ống dẫn trước áp lực sinh ra do lực hút từ sự thoát hơi nước ở lá.

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    1

  • D

    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả …

Lời giải chi tiết :

Các tế bào mạch rây mang chức năng tạo dòng vận chuyển các chất hữu cơ, phù hợp với việc trao đổi chất dinh dưỡng một cách chậm ở các tế bào lân cận đến khắp cơ thể để nuôi sống cây

Câu 34 :

Để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá người ta tiến hành làm các thao tác như sau:

(1) dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 tấm kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín

(2) Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giây chuyển màu từ xanh da trời sang hồng

(3) Dùng 2 miếng giấy lọc có tẩm coban clorua đã sấy khô (màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá

(4) so sánh diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt duới của lá trong cùng thời gian,

Các thao tác tiến hành theo trình tự đúng là:

  • A
    (3)→(1)→(2)→(4)
  • B
    (1)→(2)→(3)→(4)
  • C
    (2)→(3)→(1)→(4) 
  • D
    (3)→(2)→(1)→(4)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thí nghiệm cần có yếu tố định tính định lượng đối với lượng hơi nước thoát ra giữa 2 mặt để so sánh được.

Lời giải chi tiết :

Trình tự đúng là: (3)→(1)→(2)→(4)

Câu 35 :

 Đặc điểm giống nhau chủ yếu ở thực vật C3 và thực vật C4 là:

  • A

    Đều tổng hợp glucozo theo chu trình Calvin

  • B

    Đều sử dụng chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP 

  • C

    Đều có quá trình hô hấp sáng rất mạnh

  • D

    Đều chỉ có 1 loại lục lạp.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

C4 Gồm một số loài ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài, nhiệt độ, ánh sáng cao

Thực vật C3 gồm các loài rêu đến các cây gỗ lớn phân bố rộng khắp mọi nơi trên Trái Đất.

Lời giải chi tiết :

Sự tổng hợp glucose ở thực vật C3 và C4 đều theo chu trình Calvin.

Ý B sai vì: chất nhận CO2 đầu tiên ở thực vật C3: RiDP, thực vật C4: PEP

Ý C sai vì: chỉ có thực vật C3 hô hấp sáng mạnh.

Ý D sai vì: cây C4 có 2 loại lục lạp trong 2 loại tế bào khác  nhau: tế bào mô giậu, tế bào quanh bó mạch.

Câu 36 :

Tại sao ruột của thú ăn thịt ngắn hơn ruột của thú ăn thực vật ?

  • A
    Vì thức ăn của thú ăn thịt giàu các chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa hơn.
  • B
    Vì thức ăn của thú ăn thịt nghèo các chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa hơn
  • C
    Vì thức ăn của thú ăn thịt giàu các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn
  • D
    Vì thức ăn của thú ăn thịt nghèo các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thức ăn của chúng khác nhau

Lời giải chi tiết :

Ruột của thú ăn thịt ngắn hơn ruột thú ăn thực vật là vì : thức ăn của thú ăn thịt giàu các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn.

Câu 37 :

Nguy cơ lớn nhất đối với các động vật hô hấp qua bề mặt cơ thể là

  • A

    Nhiệt độ cao

  • B

    Nhiệt độ thấp

  • C

    Độ ẩm không khí cao

  • D

    Độ ẩm không khí thấp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Giun đất, lưỡng cư hô hấp qua bề mặt cơ thể

Lời giải chi tiết :

Với động vật hô hấp qua bề mặt cơ thể, chúng cần bề mặt cơ thể luôn ẩm vậy nên độ ẩm môi trường thấp sẽ dễ làm bề mặt cơ thể chúng khô => không hô hấp được.

Câu 38 :

Hoạt động của cơ tim khác biệt gì so với hoạt động của cơ vân?

  • A

    Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.

  • B

     Hoạt động tự động.

  • C

    Hoạt động theo chu kì

  • D

    Cả A, B và C.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cả hoạt động của cơ tim và cơ vân đều cần đến năng lượng

Lời giải chi tiết :

Cơ vân hoạt động theo ý thức, cơ tim hoạt động theo chu kỳ và tự động. Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.

Câu 39 :

Những lúc trời rét buốt, mạch máu dưới da co lại. Hiện tượng này nhằm mục đích gì?

  • A

    Tăng quá trình thải nhiệt.

  • B

    Tăng quá trình chuyển hoá sinh nhiệt.

  • C

    Giảm quá trình chuyển hoá sinh nhiệt.

  • D

    Giảm quá trình thải nhiệt.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các hoạt động tế bào có liên hệ trực tiếp với trao đổi chất giữa tế bào và hệ tuần hoàn

Lời giải chi tiết :

Những lúc trời rét buốt, (khi nhiệt độ giảm) mạch máu dưới da co lại để giảm quá trình thải nhiệt.

Câu 40 :

Tim chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm như thế nào?

  • A

    Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.

  • B

    Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và giảm sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và tăng co tim.

  • C

    Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và giảm sức co tim. Dây đối giao cảm làm tăng nhịp và sức co tim.

  • D

    Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm tăng nhịp và giảm sức co tim.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Giao cảm và phó giao cảm có tác dụng đối lập

Lời giải chi tiết :

Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.

close