Trắc nghiệm bài Tràng Giang - Tìm hiểu chung Văn 11 Kết nối tri thứcĐề bài
Câu 1 :
Bài thơ in trong tập?
Câu 2 :
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là?
Câu 3 :
Ý nghĩa nhan đề Tràng giang là?
Câu 4 :
Bài thơ thuộc thể thơ nào?
Câu 5 :
Ý nghĩa lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” là gì?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Bài thơ in trong tập?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Nhớ lại kiến thức tìm hiểu chung về tác phẩm Tràng giang Lời giải chi tiết :
Bài thơ Tràng giang in trong tập Lửa thiêng (tập thơ đầu tay, sáng tác khoảng 1937 – 1940)
Câu 2 :
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Nhớ lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ Lời giải chi tiết :
Hoàn cảnh sáng tác: Vào mùa thu năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
Câu 3 :
Ý nghĩa nhan đề Tràng giang là?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ nhan đề và phân tích ý nghĩa Lời giải chi tiết :
- Nhan đề của bài thơ là “Tràng Giang” cũng là một trong những dụng ý nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận. “Tràng Giang” vốn là hai từ Hán Việt để chỉ dòng sông dài. - Trong Tiếng Việt, có hai từ nhằm miêu tả chiều dài đó là từ “Tràng” và từ “Trường”. Ở đây nhà thơ Huy Cận không viết là “Trường Giang” mà lại viết là “Tràng Giang”. + Bởi chữ “Trường” chỉ đơn thuần là miêu tả chiều dài. + Còn chữ “Tràng” với âm “vang” vốn là âm mở, nó không chỉ miêu tả chiều dài của dòng sông mà còn gợi lên chiều rộng của con sông. → Đó là một con sông được vẽ lên với không gian ba chiều: sâu chót vót; rộng mênh mông; dài dằng dặc. Dòng sông càng mênh mông, càng vô biên, vô cùng bao nhiêu thì tâm hồn thi nhân càng cô liêu, cô sầu bấy nhiêu.
Câu 4 :
Bài thơ thuộc thể thơ nào?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào số từ trong một câu, số câu trong bài thơ Lời giải chi tiết :
Bài thơ thuộc thể thơ bảy chữ
Câu 5 :
Ý nghĩa lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” là gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ lời đề từ và phân tích Lời giải chi tiết :
- Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ, thấy mênh mông, vô định, khó tả nổi cảm xúc trước không gian rộng lớn. - Trời rộng được nhân hóa nhớ sông dài, cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ. - Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả: + Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát. + Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tâm sự của cái tôi cô đơn mang nhiều nỗi niềm. → Câu này là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.
|