Trắc nghiệm Tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ Văn 11 Kết nối tri thứcĐề bài
Câu 1 :
Thời điểm sự kiện được lưu trữ trong kí ức của nhân vật là:
Câu 2 :
Sự kiện ban đầu nào sảy ra được lưu giữ trong kí ức của nhân vật?
Câu 3 :
Nhân vật đã chứng kiến hình ảnh gì trên đường đi trại hè đội viên?
Câu 4 :
Hoàn cảnh của chuyến đi có gì khác thường?
Câu 5 :
Nạn đói được tác giả miêu tả như thế nào?
Câu 6 :
Trạng thái tinh thần của những đứa trẻ khi thiếu vắng mẹ là:
Câu 7 :
Kết quả của việc chờ đợi ba mẹ của nhân vật trữ tình là gì?
Câu 8 :
Yếu tố nào tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại?
Câu 9 :
Thông điệp từ văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ” là:
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Thời điểm sự kiện được lưu trữ trong kí ức của nhân vật là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Đọc kĩ đoạn đầu văn bản Lời giải chi tiết :
Thời điểm: 1941 ( tôi học xong lớp Một vào tháng Năm năm bốn mốt)
Câu 2 :
Sự kiện ban đầu nào sảy ra được lưu giữ trong kí ức của nhân vật?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Đọc kĩ đoạn đầu của tác phẩm Lời giải chi tiết :
Sự kiện: tác giả học xong lớp Một và tham gia vào một trại hè đội viên tại Gô-rô-đi-sa.
Câu 3 :
Nhân vật đã chứng kiến hình ảnh gì trên đường đi trại hè đội viên?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Đọc kĩ đoạn đầu văn bản Lời giải chi tiết :
Tác giả đã vui sướng khi nhìn thấy những chiếc máy bay Đức và hiểu ra sự chết chóc đang đến dần khi chiếc máy bay đó ném bom xuống.
Câu 4 :
Hoàn cảnh của chuyến đi có gì khác thường?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản và chú ý vào hoàn cảnh của chuyến đi Lời giải chi tiết :
Hoàn cảnh của chuyến đi khác thường ở chỗ họ đang được đưa đến nơi không có chiến tranh – cái gọi là hậu phương, nhưng cứ đi đến đâu là quân Đức chuẩn bị đánh đến đấy và họ mãi mới dừng chân tại Mô-đô-vi-a.
Câu 5 :
Nạn đói được tác giả miêu tả như thế nào?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản và chú ý vào việc miêu tả nạn đói Lời giải chi tiết :
Ấn tượng về nạn đói và chuyện ăn uống của con người trong đói khát của tác giả rất khủng khiếp. Khi nạn đói ập đến, họ không có gì để ăn cả, thậm chí họ đã giết cả con ngựa già để ăn nó và giấu việc đó để lũ trẻ có thể ăn. Và thật may mắn vì lũ mèo quá gầy nên họ đã không phải ăn chúng. Tình cảnh đó thật sự đáng thương.
Câu 6 :
Trạng thái tinh thần của những đứa trẻ khi thiếu vắng mẹ là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Chú ý nội dung của đoạn tiếp theo từ “Chúng tôi đi với những cái bụng ỏng… khóc không nguôi.” Lời giải chi tiết :
Những đứa trẻ đều rất nhớ mẹ, đến nỗi mà khi nghe thấy từ “mẹ”, tất cả đều bật khóc, những cô bảo mẫu kể chuyện cho chúng và luôn tránh nhắc đến từ đó, những đứa trẻ quá tội nghiệp.
Câu 7 :
Kết quả của việc chờ đợi ba mẹ của nhân vật trữ tình là gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ đoạn cuối Lời giải chi tiết :
Sau bao nhiêu năm, trải qua biết bao sóng gió, tác giả vẫn không chờ đợi được ba mẹ của mình và khi ở độ tuổi hiện tại, đã năm mươi mốt tuổi, tác giả vẫn muốn gặp lại mẹ của mình như chục năm về trước, trong hình hài của một đứa trẻ.
Câu 8 :
Yếu tố nào tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản Chú ý các yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện Lời giải chi tiết :
Những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại đó là tháng, năm sự kiện diễn ra; địa điểm được nêu ra cụ thể, đầy đủ; các sự việc đều diễn ra liền mạch và được thể hiện rõ nét qua cảm nhận của tác giả.
Câu 9 :
Thông điệp từ văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ” là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản và phân tích thông điệp Lời giải chi tiết :
Thông điệp: Chiến tranh là khởi nguồn của mọi bất hạnh. Chúng ta cần phải đấu tranh và ngăn cản nó. Cậu bé trong truyện và bạn của cậu chính là hình ảnh của chúng ta khi gặp chiến tranh, nó khổ sở, thiếu thốn và đau đớn đến nhường nào. Và cái chúng ta thấy mới là những thứ diễn ra ở hậu phương, còn ngoài chiến trường kia, sự chết chóc sẽ là vô kể, mọi thứ đều sẽ trở lên khủng khiếp khi chiến tranh xảy ra, chúng ta phải ngăn chặn nó.
|