Trắc nghiệm Tác phẩm Cà Mau quê xứ Văn 11 Kết nối tri thứcĐề bài
Câu 1 :
Tác giả của văn bản Cà Mau quê xứ là ai?
Câu 2 :
Văn bản Cà Mau quê xứ được trích trong:
Câu 3 :
Tác giả đến mũi Cà Mau với mục đích gì?
Câu 4 :
Tác giả đã liên tưởng đến những tác giả văn học nào?
Câu 5 :
Trạng thái của tác giả và mọi người khi đến Mũi Cà Mau là gì?
Câu 6 :
Hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính xuất hiện trong liên tưởng góp phần tô đậm thêm tâm trạng gì của người viết?
Câu 7 :
Từ “xứ” ở đây là muốn chỉ điều gì?
Câu 8 :
Con người ở đất mũi Cà Mau đã trải qua khó khăn, bộn bề gì?
Câu 9 :
Chất trữ tình được thể hiện qua những chi tiết nào trong bài tản văn?
Câu 10 :
Dưới ngòi bút tác giả, sắc màu riêng của vùng Đất Mũi hiện lên như thế nào?
Câu 11 :
Nhận xét nào sau đây đúng về cách sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Tác giả của văn bản Cà Mau quê xứ là ai?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Nhớ lại tác giả của văn bản Lời giải chi tiết :
Tác giả của văn bản là Vũ Trần Tuấn
Câu 2 :
Văn bản Cà Mau quê xứ được trích trong:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Nhớ lại xuất xứ của văn bản Lời giải chi tiết :
Văn bản Cà Mau quê xứ được trích trong Uống cà phê trên đường
Câu 3 :
Tác giả đến mũi Cà Mau với mục đích gì?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Chú ý vào đoạn đầu của tác phẩm Lời giải chi tiết :
Mục đích của tác giả khi đến Mũi Cà Mau là để đi chơi, khám phá vùng đất này.
Câu 4 :
Tác giả đã liên tưởng đến những tác giả văn học nào?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Đọc kỹ đoạn 3 để trả lời câu hỏi này. Lời giải chi tiết :
Những liên tưởng của tác giả về văn học thể hiện qua một loạt cái tên được nhắc đến như Nguyễn Tuân, Anh Đức, Xuân Diệu.
Câu 5 :
Trạng thái của tác giả và mọi người khi đến Mũi Cà Mau là gì?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Đọc kỹ đoạn từ “Mà cũng thiệt lạ!... một mảng mây ngàn tuổi.” Lời giải chi tiết :
Trạng thái tình cảm của tác giả và mọi người khi đến Mũi Cà Mau là rất khó hiểu. Cả tác giả và bạn của anh đều cảm thấy bản thân mình như trở thành những kẻ nông nổi kì quặc, họ cùng nhau đốt và thả xuống biển. Hay có những người họ ôm cây cột mốc, ôm cây đước, nằm lăn xuống bùn… Họ đều mang trong mình sự lạ lẫm, tò mò về mảnh đất này và họ đến đây với tâm thế để khám phá. Bởi vậy khi đến nơi, cảm xúc của họ được bộc lộ ra bằng hành động.
Câu 6 :
Hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính xuất hiện trong liên tưởng góp phần tô đậm thêm tâm trạng gì của người viết?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Chú ý vào hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính xuất hiện trong văn bản để trả lời câu hỏi này. Lời giải chi tiết :
Hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính xuất hiện trong liên tưởng góp phần tô đậm thêm tâm trạng nhớ nhà của tác giả.
Câu 7 :
Từ “xứ” ở đây là muốn chỉ điều gì?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Đọc kỹ đoạn từ “Thế là cãi nhau… con người hay đến.” Lời giải chi tiết :
Từ “xứ” được nói đến ở đây là để chỉ đất Mũi Cà Mau.
Câu 8 :
Con người ở đất mũi Cà Mau đã trải qua khó khăn, bộn bề gì?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Đọc kỹ đoạn từ “Bên cạnh tôi,… những thân đước mới.” Lời giải chi tiết :
Khó khăn mà người dân Đất Mũi Cà Mau gặp phải ở đây là tôm họ nuôi bị ngạt thở vì sình lầy, vì vậy họ phải đốn hạ đước để cho ra những vuông tôm sạch sẽ trong lành. Nhưng làm vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên Đất Mũi bởi đước chính là một phần của mảnh đất này.
Câu 9 :
Chất trữ tình được thể hiện qua những chi tiết nào trong bài tản văn?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Chú ý vào những yếu tố thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả. Lời giải chi tiết :
Chất trữ tình của tác phẩm được tác giả thể hiện hài hòa qua những hình ảnh về con người, cảnh vật nơi Đất Mũi. Mặc dù nó chỉ là những hành động, khung cảnh sinh hoạt đơn giản nhưng nó khiến khơi dậy ở người đọc một sự đồng cảm, một niềm cảm mến, thân thương về thiên nhiên cảnh vật và con người nơi đây. Hơn nữa, chất trữ tình được thể hiện rõ qua các chất liệu văn học được tác giả sử dụng. Nó không chỉ thể hiện tầm hiểu biết của người viết mà nó còn mang đến một cách thể hiện mới mẻ, một sự sáng tạo vượt bậc trong cách viết tản văn.
Câu 10 :
Dưới ngòi bút tác giả, sắc màu riêng của vùng Đất Mũi hiện lên như thế nào?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Chú ý vào những câu văn thể hiện sự nhận xét của tác giả về mảnh đất này. Lời giải chi tiết :
Dưới ngòi bút của tác giả, hình ảnh Đất Mũi hiện lên mang theo vẻ đẹp giản dị, bình yên của một vùng quê nơi tận cùng Tổ quốc. Nó giản dị, đơn sơ đến lạ thường – nơi sinh sống của những người dân cần cù lao động, chịu thương chịu khó và luôn hòa hợp với thiên nhiên. Đây cũng là nơi hội tụ một hệ sinh thái rộng lớn, nơi trú ngụ của các loài chim, sinh vật biển… Đó cũng là mảnh đất khiến con người không kiềm chế được cảm xúc mà làm những chuyện không mấy bình thường khi đến đây (tác giả và bạn của ông đã lôi những tập thơ ra đốt và thả xuống biển, hay người thì ôm cây cột mốc, kẻ thì ôm cây đước, kẻ thì nằm lăn xuống bùn lầy… ).
Câu 11 :
Nhận xét nào sau đây đúng về cách sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết :
Tác giả đã sử dụng hệ thống ngôn ngữ hết sức giản dị, kể tả kết hợp đan xen một cách hài hòa. Đặc biệt trong đó, tác giả sử dụng nhiều câu văn, câu thơ của nhiều tác giả trước đây nhằm văn học hóa những thứ mình cảm nhận được, chứng kiến được. Đây được coi là một trong những điểm sáng của tác phẩm.
|