Trắc nghiệm Lời tiễn dặn - Phân tích Văn 11 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Thể loại của tác phẩm Lời tiễn dặn là?

  • A

    Truyện ngắn

  • B

    Truyện thơ dân gian

  • C

    Thơ lục bát

  • D

    Thơ tự do

Câu 2 :

Bối cảnh câu chuyện là gì?

  • A

    Người con trai ra trận trong sự quyến luyến của mọi người

  • B

    Người con gái về nhà chồng 

  • C

    Cô gái và chàng trai yêu nhau nhưng không đến được với nhau.

  • D

    Đáp án khác

Câu 3 :

Ở khổ đầu, tâm trạng của cô gái được diễn tả như thế nào?

  • A

    Buồn bã, đau đớn

  • B

    Vui vẻ, lạc quan

  • C

    Nhớ thương, mong ngóng

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 4 :

Khi biết người yêu đã đi lấy chồng, chàng trai có suy nghĩ gì?

  • A

    Mong được bế con của người yêu

  • B

    Mong được lấy người yêu

  • C

    Suy nghĩ đến cái chết

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 5 :

Lời thề nguyền thủy chung được diễn tả qua biện pháp nghệ thuật nào?

  • A

    So sánh

  • B

    Điệp cấu trúc

  • C

    Nhân hóa

  • D

    Nói quá

Câu 6 :

Lời kể trong đoạn trích là của ai?

  • A

    Lời của chàng trai

  • B

    Lời của cô gái

  • C

    Lời của tác giả

  • D

    Lời của bố mẹ cô gái

Câu 7 :

Qua văn bản, chàng trai hiện lên là người như thế nào?

  • A

    Bạc bẽo

  • B

    Nóng nảy

  • C

    Thủy chung

  • D

    Kiên nhẫn

Câu 8 :

Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc Thái

  • A

    Tâm hồn đa sầu đa cảm

  • B

    Khát khao hạnh phúc lứa đôi

  • C

    Thủy chung, một lòng một dạ

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 9 :

Ý nào sau đây đúng khi nói về giá trị nội dung của tác phẩm?

  • A

    Giá trị nhân đạo, nhân văn cao đẹp.

  • B

    Tiếng nói phản kháng tập tục, hôn nhân sắp đặt ràng buộc con người.

  • C

    Khát vọng tình yêu tự do, thủy chung gắn bó.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 10 :

Ý nào sau đây đúng khi nói về giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

  • A

    Sự kết hợp hài hòa yếu tố tự sự + trữ tình

  • B

    Sự kết hợp hài hòa yếu tố nghị luận + trữ tình

  • C

    Bản sắc dân tộc đậm đà

  • D

    A và C đúng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Thể loại của tác phẩm Lời tiễn dặn là?

  • A

    Truyện ngắn

  • B

    Truyện thơ dân gian

  • C

    Thơ lục bát

  • D

    Thơ tự do

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại thể loại của tác phẩm Lời tiễn dặn

Lời giải chi tiết :

Thể loại của tác phẩm Lời tiễn dặn: Truyện thơ dân gian

Câu 2 :

Bối cảnh câu chuyện là gì?

  • A

    Người con trai ra trận trong sự quyến luyến của mọi người

  • B

    Người con gái về nhà chồng 

  • C

    Cô gái và chàng trai yêu nhau nhưng không đến được với nhau.

  • D

    Đáp án khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản và chú ý bối cảnh của văn bản

Lời giải chi tiết :

Bối cảnh của câu chuyện là cô gái và chàng trai yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Cô gái phải đi lấy người khác và chàng trai muốn đến đưa tiễn cô để nói lời từ biệt cùng tấm lòng son sắt. Họ ngồi lại cánh đồng nói chuyện và ai cũng mang theo tâm trạng không nỡ rời đi.

Câu 3 :

Ở khổ đầu, tâm trạng của cô gái được diễn tả như thế nào?

  • A

    Buồn bã, đau đớn

  • B

    Vui vẻ, lạc quan

  • C

    Nhớ thương, mong ngóng

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ khổ thơ đầu

Phân tích tâm trạng cô gái

Lời giải chi tiết :

Ở khổ đầu, tác giả sử dụng những hình ảnh lá ớt, lá cà, lá ngón – đó đều là những loại lá độc để diễn tả tâm trạng đau đớn, buồn bã của cô gái trên đường về nhà chồng nhưng vẫn ngoảnh lại nhìn người yêu của mình. Hình ảnh vừa đi vừa ngoảnh lại, ngoái trông đã lột tả cảm xúc ngổn ngang, đau đớn và mong ngóng của cô gái khi phải đi lấy chồng trong sự ép buộc bởi trách nhiệm và bị chia cắt với người yêu của mình.

Câu 4 :

Khi biết người yêu đã đi lấy chồng, chàng trai có suy nghĩ gì?

  • A

    Mong được bế con của người yêu

  • B

    Mong được lấy người yêu

  • C

    Suy nghĩ đến cái chết

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kỹ đoạn từ “Xin hãy cho anh kề … khi góa bụa về già.”

Lời giải chi tiết :

Không có được cô gái, chàng trai đau đớn nhưng vì quá yêu cô gái chàng thậm chí còn nghĩ đến cái chết đầy đau đớn nhưng vẫn không quên người yêu của mình (lửa xác đượm hơi). Rồi suy nghĩ sẽ được bồng bế con của nàng bởi đối với chàng trai bất kể trai gái được sinh ra bởi người yêu của mình thì đều đẹp đẽ và đáng trân trọng dù nó đi ngược lại với quy luật về đạo đức. Thậm chí, chàng trai còn mong ước một ngày sẽ lấy được người mình yêu dù cho phải đợi rất lâu, kể cả khi về già

Câu 5 :

Lời thề nguyền thủy chung được diễn tả qua biện pháp nghệ thuật nào?

  • A

    So sánh

  • B

    Điệp cấu trúc

  • C

    Nhân hóa

  • D

    Nói quá

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kỹ đoạn hai của tác phẩm.

Nhớ lại kiến thức về các biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết :

Lời thề nguyền thủy chung được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc: Chết…

→ Chàng trai luôn mong ước được ở bên cô gái dù bất cứ khi nào, ở đâu, nơi nào và dưới bất kỳ thân phận nào, chàng trai đều muốn ở bên cô gái được thể hiện qua đoạn điệp khúc Chết ba năm… Chết thành sông… Chết thành đất…

Câu 6 :

Lời kể trong đoạn trích là của ai?

  • A

    Lời của chàng trai

  • B

    Lời của cô gái

  • C

    Lời của tác giả

  • D

    Lời của bố mẹ cô gái

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kỹ bài thơ, chú ý vào lời kể chuyện

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích là lời kể của chàng trai (người yêu của cô gái)

Câu 7 :

Qua văn bản, chàng trai hiện lên là người như thế nào?

  • A

    Bạc bẽo

  • B

    Nóng nảy

  • C

    Thủy chung

  • D

    Kiên nhẫn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chú ý vào những câu thơ thể hiện tâm trạng của chàng trai.

Lời giải chi tiết :

Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên là một người thủy chung, son sắt luôn một lòng một dạ với người con gái mình yêu cho dù không thể lấy được cô.

Câu 8 :

Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc Thái

  • A

    Tâm hồn đa sầu đa cảm

  • B

    Khát khao hạnh phúc lứa đôi

  • C

    Thủy chung, một lòng một dạ

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Chú ý vào thông điệp mà bài thơ truyền tải.

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, một nội tâm đa sầu đa cảm, giàu tình yêu và những phẩm chất tốt đẹp trong tình yêu của người dân tộc Thái. Họ luôn khao khát hạnh phúc lứa đôi, thủy chung và một lòng một dạ với người mình yêu, luôn mong muốn cho tình yêu của mình được đơm hoa, kết trái, được mặn nồng, thắm thiết được thể hiện rõ qua ước muốn tột cùng của nhân vật chàng trai.

Câu 9 :

Ý nào sau đây đúng khi nói về giá trị nội dung của tác phẩm?

  • A

    Giá trị nhân đạo, nhân văn cao đẹp.

  • B

    Tiếng nói phản kháng tập tục, hôn nhân sắp đặt ràng buộc con người.

  • C

    Khát vọng tình yêu tự do, thủy chung gắn bó.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản và rút ra giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

- Giá trị nhân đạo, nhân văn cao đẹp.

- Tiếng nói phản kháng tập tục, hôn nhân sắp đặt ràng buộc con người.

- Khát vọng tình yêu tự do, thủy chung gắn bó.

Câu 10 :

Ý nào sau đây đúng khi nói về giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

  • A

    Sự kết hợp hài hòa yếu tố tự sự + trữ tình

  • B

    Sự kết hợp hài hòa yếu tố nghị luận + trữ tình

  • C

    Bản sắc dân tộc đậm đà

  • D

    A và C đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản và rút ra giá trị nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

- Sự kết hợp hài hòa yếu tố tự sự + trữ tình → phản ánh sâu sắc tình cảnh bi thương + thấm đẫm tình cảm nhân đạo, nhân văn cao đẹp.

- Bản sắc dân tộc đậm đà → sự hồn nhiên, hấp dẫn.

close