Trắc nghiệm Tác phẩm Độc "Tiểu Thanh kí" Văn 11 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Tác phẩm được rút ra từ tập:

  • A
    Đọc Tiểu Thanh kí
  • B
    Thanh Hiên thi tập
  • C
    Đoạn trường tân thanh
  • D
    Nam trung tạp ngâm
Câu 2 :

"Son phấn", "văn chương" là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?

  • A
    Là cô gái xinh đẹp, tài hoa
  • B
    Là cô gái điệu đà
  • C
    Là cô gái tài năng
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 3 :

Hai câu thực và hai câu luận, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A
    Tả cảnh ngụ tình
  • B
    Đối
  • C
    Nhân hóa
  • D
    Ẩn dụ
Câu 4 :

Việc sử dụng phép đối trong các câu thơ thực và luận thể hiện điều gì?

  • A
    Thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả
  • B
    Thể hiện nỗi oán thán của nàng Tiểu Thanh với số phận
  • C
    Thể hiện cái tài, cái sắc đi kèm với số phận bi thảm, đau khổ
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 5 :

Trong hai câu đề, có sự đối lập giữa:

  • A
    Cuộc đời người con gái với cuộc đời người con trai
  • B
    Quá khứ và hiện tại
  • C
    Hiện tại và tương lai
  • D
    Số phận nàng Tiểu Thanh và thời đại
Câu 6 :

Qua hai câu thực, tác giả muốn:

  • A
    Ca ngợi sắc đẹp và tài năng của nàng Tiểu Thanh
  • B
    Nói về triết lý về số phận con người trong xã hội phong kiến
  • C
    Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 7 :

“Cổ kim hận sự” có nghĩa là gì?

  • A
    Sự tình chưa được giải quyết từ xưa đến nay
  • B
    Mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời
  • C
    Mối duyên xưa và nay
  • D
    Triết lý về số phận con người xưa và nay
Câu 8 :

Trong hai câu cuối, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A
    Nhân hóa
  • B
    Tả cảnh ngụ tình
  • C
    Câu hỏi tu từ
  • D
    So sánh
Câu 9 :

Giá trị nội dung của tác phẩm là gì?

  • A
    Kể về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh
  • B
    Thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận của người phụ nữ có tài có sắc trong xã hội phong kiến
  • C
    Thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 10 :

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là gì?

  • A
    Sử dụng thể thơ dân tộc mang đậm giá trị truyền thống
  • B
    Sử dụng nghệ thuật đối thể hiện triết lý sâu sắc
  • C
    Sử dụng câu hỏi tu từ khắc họa rõ nét tâm trạng nhân vật và tác giả
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác phẩm được rút ra từ tập:

  • A
    Đọc Tiểu Thanh kí
  • B
    Thanh Hiên thi tập
  • C
    Đoạn trường tân thanh
  • D
    Nam trung tạp ngâm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại xuất xứ của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm được rút ra từ tập Thanh Hiên thi tập

Câu 2 :

"Son phấn", "văn chương" là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?

  • A
    Là cô gái xinh đẹp, tài hoa
  • B
    Là cô gái điệu đà
  • C
    Là cô gái tài năng
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc chú thích để biết được nghĩa.

Lời giải chi tiết :

"Son phấn", "văn chương" là để nói Tiểu Thanh là một cô gái xinh đẹp, có tài hoa

Câu 3 :

Hai câu thực và hai câu luận, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A
    Tả cảnh ngụ tình
  • B
    Đối
  • C
    Nhân hóa
  • D
    Ẩn dụ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ 4 câu thơ giữa và nhận biết biện pháp nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Trong hai thực và hai câu luận, tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối

“Son phấn” – “văn chương”

“vẫn hận” – “còn vương”

“Nỗi hờn” – “cái án”

Câu 4 :

Việc sử dụng phép đối trong các câu thơ thực và luận thể hiện điều gì?

  • A
    Thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả
  • B
    Thể hiện nỗi oán thán của nàng Tiểu Thanh với số phận
  • C
    Thể hiện cái tài, cái sắc đi kèm với số phận bi thảm, đau khổ
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhận biết phép đối được sử dụng trong hai câu thơ thực và luận và phân tích tác dụng

Lời giải chi tiết :

“Son phấn” – “văn chương”

“vẫn hận” – “còn vương”

“Nỗi hờn” – “cái án”

→ Việc sử dụng phép đối trong các câu thơ thực và luận thể hiện cái tài, cái sắc đi kèm với số phận bi thảm, đau khổ.

Câu 5 :

Trong hai câu đề, có sự đối lập giữa:

  • A
    Cuộc đời người con gái với cuộc đời người con trai
  • B
    Quá khứ và hiện tại
  • C
    Hiện tại và tương lai
  • D
    Số phận nàng Tiểu Thanh và thời đại

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ hai câu đề

Lời giải chi tiết :

- Có sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại.

+ Quá khứ : Đẹp, phát triển, tươi tốt ( hoa uyển) vườn hoa.

+ Hiện tại : Thành gò hoang, bãi hoang, lụi tàn, buồn vắng, thê lương. → Câu thơ nhói lên nỗi buồn thương nhân tình thế thái; sự biến đổi của cảnh vật trong dòng chảy thời gian.

Câu 6 :

Qua hai câu thực, tác giả muốn:

  • A
    Ca ngợi sắc đẹp và tài năng của nàng Tiểu Thanh
  • B
    Nói về triết lý về số phận con người trong xã hội phong kiến
  • C
    Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ hai câu thực và phân tích

Lời giải chi tiết :

→ Ca ngợi sắc đẹp và tài năng của nàng Tiểu Thanh – một con người toàn diện.

- Son phấn – chôn / Văn chương – đốt: chôn, đốt là những động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả với nàng Tiểu Thanh → thái độ của xã hội phong kiến không chấp nhận những con người tài sắc.

→ Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân,...cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập.

→ Bên cạnh triết lí đó còn có sự ca ngợi, sự khẳng định trường tồn, bất tử của cái đẹp, tài năng (vẫn hận, còn vương).

→ Giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du, sự xót xa cho những người vì sắc, vì tài mà bị hủy hoại.

Câu 7 :

“Cổ kim hận sự” có nghĩa là gì?

  • A
    Sự tình chưa được giải quyết từ xưa đến nay
  • B
    Mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời
  • C
    Mối duyên xưa và nay
  • D
    Triết lý về số phận con người xưa và nay

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ chú thích

Lời giải chi tiết :

“ Cổ kim hận sự”: mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời, mối hận truyền kiếp-> mối hận của những người tài hoa bạc mệnh

→ Câu thơ mang tính chất khái quát cao. Nỗi hận kia không phải là nỗi hận của riêng nàng Tiểu Thanh, của Nguyễn Du mà là của tất cả những người tài hoa trong xã hội phong kiến.

Câu 8 :

Trong hai câu cuối, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A
    Nhân hóa
  • B
    Tả cảnh ngụ tình
  • C
    Câu hỏi tu từ
  • D
    So sánh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ hai câu cuối

Nhận biết biện pháp nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Sử dụng câu hỏi tu từ → Nguyễn Du khóc nàng Tiểu Thanh và băn khoăn, khóc cho chính mình. Nguyễn Du như muốn nói với Tiểu Thanh, hôm nay ta khóc nàng cách ta ba trăm năm. Ba trăm năm sau, ai là người khóc ta? Một câu hỏi da diết, câu hỏi lớn, đậm chất nhân văn. Nguyễn Du hỏi Tiểu Thanh mà như hỏi người, hỏi chính mình.

Câu 9 :

Giá trị nội dung của tác phẩm là gì?

  • A
    Kể về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh
  • B
    Thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận của người phụ nữ có tài có sắc trong xã hội phong kiến
  • C
    Thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản và rút ra giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Kể về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh

Thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài có sắc trong xã hội phong kiến → chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.

Thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả

Câu 10 :

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là gì?

  • A
    Sử dụng thể thơ dân tộc mang đậm giá trị truyền thống
  • B
    Sử dụng nghệ thuật đối thể hiện triết lý sâu sắc
  • C
    Sử dụng câu hỏi tu từ khắc họa rõ nét tâm trạng nhân vật và tác giả
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản và rút ra giá trị nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

- Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

- Nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ

→ Thể hiện được dòng vận động nội tâm của tác giả: thương người, đồng cảm với người rồi thương mình.

close