Lý thuyết Bất phương trình bậc hai một ẩn - SGK Toán 10 Cánh diềuI. Bất phương trình bậc hai một ẩn II. Giải bất phương trình bậc hai một ẩn Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
I. Bất phương trình bậc hai một ẩn +) Bất phương trình bậc hai một ẩn có dạng \(a{x^2} + bx + c < 0;a{x^2} + bx + c \le 0;a{x^2} + bx + c > 0;a{x^2} + bx + c \ge 0\) (\(a,b,c \in \mathbb{R};a \ne 0\)) +) Số \({x_0} \in \mathbb{R}\) thỏa mãn BPT được gọi là nghiệm.
II. Giải bất phương trình bậc hai một ẩn 1. Giải bằng cách xét dấu tam thức bậc hai Bước 1: Xác định dấu của a và tìm nghiệm của f(x) (nếu có) Bước 2: Sử dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai để tìm tập hợp những giá trị x sao cho f(x) thỏa mãn yêu cầu đề bài. + \(\Delta < 0\): f(x) cùng dấu với a, \(\forall x \in \mathbb{R}\) + \(\Delta = 0\): f(x) cùng dấu với a, \(\forall x \in \mathbb{R}{\rm{\backslash }}\left\{ {\frac{{ - b}}{{2a}}} \right\}\) + \(\Delta > 0\): f(x) có 2 nghiệm \({x_1},{x_2}({x_1} < {x_2})\) 2. Giải bằng cách sử dụng đồ thị +) Nghiệm của BPT \(a{x^2} + bx + c > 0\) là tập hợp x ứng với phần Parabol \(y = a{x^2} + bx + c\) nằm phía trên trục hoành. +) Nghiệm của BPT \(a{x^2} + bx + c < 0\) là tập hợp x ứng với phần Parabol \(y = a{x^2} + bx + c\) nằm phía dưới trục hoành.
Quảng cáo
|