Hoạt động 2. Tìm hiểu về kế hoạch tài chính cá nhân trang 35 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 Cánh Diều

Thảo luận về kế hoạch tài chính cá nhân sau:

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Thảo luận về kế hoạch tài chính cá nhân sau:

Phương pháp giải:

+ Phân tích kế hoạch tài chính trên:

- Có mục tiêu rõ ràng không?

- Phân chia nguồn tiền có hợp lý không?

- Việc lập kế hoạch mang lại lợi ích gì?

Lời giải chi tiết:

+ Kế hoạch tài chính trên được đưa ra một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng về mục tiêu và thời gian thực hiện.

+ Nguồn tiền được phân chia rõ ràng, cụ thể

+ Kế hoạch tài chính trên giúp ta quản lý tốt thu chi, tiết kiệm, nợ, đầu tư…; sớm đạt được mục tiêu trong cuộc sống…

Câu 2

Xác định các loại kế hoạch tài chính cá nhân.

Gợi ý:

+ Kế hoạch ngắn hạn;

+ Kế hoạch dài hạn;

+ Kế hoạch trung hạn

Phương pháp giải:

+ Nêu lên tên các loại kế hoạch tài chính cá nhân: kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn? kế hoạch đó có mục đích làm gì?

Lời giải chi tiết:

+ Kế hoạch ngắn hạn: mua xe, mua đồ dùng sinh hoạt;…

+ Kế hoạch dài hạn: mua nhà, xây nhà, đầu tư kinh doanh;…

Câu 3

Thảo luận về cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân.

Gợi ý:

+ Phân tích tình hình tài chính hiện tại

+ Đặt ra mục tiêu tài chính cần đạt được

+ Xác định và phân bổ các khoản thu - chi

+ Cân nhắc loại bỏ những chi tiêu không cần thiết

+ Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý

Phương pháp giải:

Thảo luận về cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân:

+ Phân tích tài chính cá nhân hiện tại: nguồn thu nhập, khoản đầu tư của bạn đang ở mức độ nào?

+ Đặt ra mục tiêu tài chính cần đạt được: mục tiêu chi tiêu, hay đầu tư… thời gian thực hiện như thế nào?

+ Xác định và phân bổ các khoản thu chi: khoản nào cần thu, khoản nào cần chi, …?

+ Cân nhắc loại bỏ những chi tiêu không cần thiết: xác định khoản chi cho món đồ đó có thực sự cần thiết, có cần loại bỏ?

+ Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý: có mục tiêu, khoản thu – chi rõ ràng, thời gian thực hiện.

Lời giải chi tiết:

+ Phân tích tình hình tài chính cá nhân hiện tại:

Điều đầu tiên mà bạn nên làm đó là xác nhận tình hình tài chính cá nhân hiện tại, liên quan đến các khoản thu nhập, khoản đầu tư và các khoản vay trong vòng 1 tháng. Với việc thống kê rõ ràng sẽ giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả nhất.

+ Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được

Mục tiêu tài chính có thể là mục tiêu chi tiêu, mục tiêu đầu tư, mục tiêu tích lũy,... Bạn cần điền tên cụ thể và và giá trị đạt được tương ứng cùng khoảng thời gian thực hiện.

+ Xác định và phân bổ các khoản thu chi:

Khoản tiền nào sẽ dành cho thu, khoản nào dành cho chi, những khoản đó có thực sự cần thiết với cuộc sống của bạn.

+ Cân nhắc và loại bỏ những chi tiêu không cần thiết:

Ghi chép đầy đủ các khoản chi tiêu mỗi ngày. Sau đó rà soát lại, cân nhắc điều chỉnh các khoản chi chưa hợp lý và loại bỏ những khoản chi không thực sự cần thiết. Chi tiêu không thiết yếu sẽ mang tính nhất thời, cảm xúc. Ví dụ như bạn đầu tư một bộ quần áo chỉ vì nó đang giảm giá chứ hoàn toàn không cấp thiết trong thời điểm đó.

+ Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý: phân chia nguồn tiên cho các mục tiêu tài chính theo mức độ quan trọng và ít quan trọng hơn.

Câu 4

Tìm kiếm và chia sẻ các phương pháp, công cụ giúp kiểm soát chi tiêu và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả.

Gợi ý:

+ Sử dụng những ứng dụng quản lý tài chính cá nhân;

+ Lập bảng quản lý tài chính cá nhân bằng phần mềm Excel;

+ Làm sổ thu – chi;…

Phương pháp giải:

+ Phương pháp, công cụ kiểm soát chi tiêu đó là gì?

+ Có thực sự hiệu quả trong việc kiểm soát chi tiêu?

Lời giải chi tiết:

Các phương pháp, công cụ giúp kiểm soát chi tiêu và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả:

+ Học hỏi từ những người có kiến thức tài chính;

+ Phương pháp quản lý tài chính “ 6 cái lọ”;

+ Tham gia khóa học về quản lý tài chính.

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close